Khiếu kiện là gì? Điểm ra điểm khác nhau giữa khiếu kiện và khiếu nại

Tác giả: Phạm Hồng Ánh 15-04-2024

Khiếu kiện là gì? Là thuật ngữ bạn nghe thấy nhiều trên các phương tiện truyền thông hay báo chí Pháp luật đúng không? Mặc dù là một thuật ngữ thông dụng, được sử dụng thường xuyên nhưng trên thực tế vẫn nhiều người hiểu hết được bản chất của khiếu kiện. Thậm chí nhiều bạn còn không thấy được điểm khác giữa khiếu kiện với khiếu nại là gì. Vậy để tự tin hơn mỗi khi được hỏi đến các vấn đề liên quan đến khiếu kiện thì bạn đừng bỏ lỡ bất cứ nội dung nào ở dưới đây nhé!

Tìm Việc Làm Ngành Luật

1. Khiếu kiện là gì?

Khiếu kiện có tên gọi đầy đủ là khiếu kiện hành chính hoặc khởi kiện hành chính, dù chưa có khái niệm nào cụ thể được đưa ra, nhưng khiếu kiện là việc mà “người khiếu nại” khiếu nại quyết định hoặc hành vi hành chính đến Tòa án. Khiếu kiện cũng có thể gọi là khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án. Ngoài ra, các bạn cũng có thể hiểu theo nghĩa khiếu kiện hành chính được dùng để chỉ hoành động của một người được gọi là người khiếu nại sẽ thực hiện quyền khiếu nại của mình trước việc đưa ra quyết định, hành vi hành chính đến các cơ quan có thẩm quyền chính là cơ quan Tòa án. Đương nhiên lúc này Tòa án được chọn là cơ quan giải quyết khiếu nại.

Xem thêm: Mô tả công việc thẩm phán

Khiếu kiện là gì?

Bên cạnh đó, các bạn cũng nên biết rằng trong quy định trước kia thì khiếu nại hành chính chỉ được thực hiện do cơ quan hành chính Nhà nước giải quyết. Tuy nhiên cho đến thời điểm 01 tháng 7 năm 1996, thì Tòa Hành chính trong hệ thống Tòa án nhân dân đã được ra đời. Chính vì vậy, kể từ đó thì Tòa Hành chính đã trở thành cơ quan có đầy thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính.

Xem thêm: Luật hành chính là gì?

2. Điểm ra điểm khác nhau giữa khiếu kiện và khiếu nại

Có thể nói đây là một trong những thuật ngữ được sử dụng rất nhiều, nhưng bạn lại chưa thể phân biệt được chúng. Và chỉ khi bạn thực sự hiểu được bản chất của khiếu kiện là gì thì mới có nền tảng để thấy được điểm khác giữa chúng. Trong khi chúng có đến 9 điểm lớn khác nhau, mà thời gian để bạn tham khảo câu trả lời cũng không mất nhiều thời gian. Vậy nên hãy dành ít phút để tham khảo những nội dung được chia sẻ dưới đây nhé!

2.1.  Pháp luật điều chỉnh

Trên thực tế chúng ta đang sống trong thời đại văn minh, hiện đại số và được bảo vệ bởi những quy định của pháp luật. Vậy nên bất cứ một vấn đề hay nội dung nào cũng đã được Luật định, và khiếu kiện hay khiếu nại cũng đã được quy định rõ ràng và cụ thể tại các bộ Luật liên quan.

Khiếu nại đã được quy định và pháp luật điều chỉnh tại bộ Luật Khiếu nại 2011.

Khiếu kiện hay còn được gọi là khởi kiện thì được quy định và pháp luật điều chỉnh tại bộ Luật Tố tụng hành chính 2015.

Xem thêm: Việc làm chuyên viên tư vấn luật

2.2. Khái niệm

Đây là điểm khác biệt lớn nhất và cũng cơ bản nhất để các bạn có thể phân biệt được hai khái niệm này. Khái niệm về khiếu kiện đã được chia sẻ cụ thể ở trên nhưng định nghĩa về khiếu nại là gì? thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu ở bên dưới.

Khiếu nại: là việc công dân, cơ quan đề nghị đối tượng có thẩm quyền xem xét lại về những hành vi, quyết định hành chính của cơ quan/ người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước, hoặc hành vi, quyết định kỷ luật đến cán bộ về hành vi hoặc quyết định không hợp pháp, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo thủ tục do Luật này quy định.

2.3. Đối tượng khiếu nại/khởi kiện

Dựa theo quy định của Pháp luật thì đối tượng của hai khái niệm này có nội dung như sau:

Đối tượng khiếu nại/khởi kiện

- Đối với khiếu nại thì gồm 03 đối tượng, đó là: Quyết định hành chính; Hành vi hành chính; Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.

- Đối với khiếu kiện hành chính thì gồm 05 đối tượng, đó là: Hành vi hành chính; Quyết định hành chính; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống; Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; Danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri trưng cầu ý dân hay còn được gọi tắt là danh sách cử tri; danh sách cử tri bầu cử đại biểu HĐND.

Xem thêm: Xử lý vi phạm hành chính là gì?

2.4. Chủ thể

- Khiếu nại: Người khiếu nại - người bị khiếu nại - người giải quyết khiếu nại; cơ quan có quyền khiếu nại, tổ chức có quyền khiếu nại; người có quyền, nghĩa vụ liên quan;

- Khiếu kiện hành chính: Người bị kiện; Người khởi kiện; Tòa án có thẩm quyền giải quyết; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Việc làm luật - pháp lý tại Hà Nội

2.5. Hình thức tiến hành

- Khiếu nại có hai hình thức tiến hành, đó là:

Khiếu nại trực tiếp: Người khiếu nại sẽ trực tiếp viết đơn khiếu nại dựa theo sự hướng dẫn đặc biệt của người tiếp nhận khiếu nại. Hoặc người tiếp nhận ghi lại bằng văn bản về nội dung sau đó người khiếu nại sẽ ký tên hoăc chỉ điểm.

Đơn khiếu nại: Được người khiếu nại ký tên hoặc chỉ điểm xác nhận.

- Khiếu kiện hành chính thì người khởi kiện gửi đơn cùng chứng cứ đến cơ quan Tòa án có thẩm quyền bằng phương thức sau đây: Nộp trực tiếp tại tòa án; gửi qua dịch vụ bưu chính, hoặc gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Xem thêm: Việc làm luật sư

Hình thức tiến hành khiếu kiện

2.6. Thời hiệu

Khiếu nại: Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, bao gồm cả quá trình giải quyết bồi thường cũng như xem xét trách nhiệm hoàn trả và thi hành án dân sự. Tuy nhiên khoảng thời gian này sẽ được tính kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết định, hành vi hành chính. Còn đối với những trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo quy định, thì thời gian người đó gặp phải những trở ngại đó cũng sẽ không bị tính vào thời hiệu khiếu nại.

Khởi kiện hành chính thì được chia ra thành các nội dung.

- Trường hợp chưa khiếu nại:

01 năm đối với những hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

30 ngày đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;

- Trường hợp khiếu nại trước khi khởi kiện:

01 năm tính từ thời điểm quyết định giải quyết khiếu nại lần hai; hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc

01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà đối tượng có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản phản hồi cho người khiếu nại.

2.7. Thẩm quyền giải quyết

- Khiếu nại: Khiếu nại lần đầu: giải quyết phụ thuộc vào chủ thể ban hành quyết định hành chính đó. Khiếu nại lần 2: Người khiếu nại không đồng ý hoặc quá thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết.

- Khiếu kiện hành chính: Dựa theo cơ sở quy định tại Điều 31-34 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì Tòa án cấp có thẩm quyền sẽ tiến hành giải quyết sơ thẩm.

Thẩm quyền khiếu kiện

2.8. Trình tự giải quyết

- Khiếu nại:

Bước 1: Thụ lý khiếu nại dựa theo nội dung được quy định tại Thông tư 02/2016/TT-TTCP.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, tính từ thời điểm kể từ ngày được khiếu, quyết định kỷ luật, người phải thụ lý giải quyết chính là người đã có thẩm quyền thực hiện xử lý cũng như giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc lần hai.

Bước 2: Giải quyết khiếu nại lần đầu với thời hạn không quá 30 ngày, tính từ thời điểm kể từ ngày thụ lý; hoặc không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý đối với những trường hợp phức tạp.

Bước 3: Khiếu nại lần 2 hoặc khởi kiện ra Tòa:

Khi người khiếu nại vẫn có quyền khiếu nại lần hai bằng cách gửi đến Thủ trưởng cấp trên người giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc khi hết thời hạn. Nếu người khiếu nại vẫn không đồng ý với những quyết định hoặc hết thời hạn thì có quyền khởi kiện lên cấp cao hơn, đó là Tòa án.

Bước 4: Cuối cùng chính là thực thi quyết định giải quyết.

Trình tự giải quyết khiếu kiện

- Khiếu kiện hành chính:

Bước1: Thụ lý đơn khởi kiện

- 03 ngày làm việc tính từ ngày hoàn tất thủ tục nhận đơn khởi kiện, lúc này Chánh án Tòa án có thẩm quyền sẽ phân công một Thẩm phán xem xét đơn.

- 10 ngày tính từ ngày Tòa án nhận được biên lai của người khiếu kiện.

Bước 2: Chuẩn bị xét xử, với thời gian quy định:

- 02 tháng đối với hành vi, quyết định vụ việc cạnh tranh. 04 tháng đối với hành vi, quyết định kỷ luật buộc thôi việc. 02 ngày đối với khiếu kiện danh sách cử tri.

Bước 3: Xét xử sơ thẩm >> Xét xử phúc thẩm (nếu có) >> Giám đốc thẩm, tái thẩm (nếu có) >> Thi hành quyết định, bản án của Tòa.

Việc làm luật - pháp lý tại Hồ Chí Minh

2.9. Các trường hợp KHÔNG được thụ lý giải quyết

Khiếu nại:

Quyết định, hành vi hành chính trong cơ quan nhà nước có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, cá nhân thẩm quyền ban hành đúng quy phạm pháp luật...

Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại; Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng; Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại; Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;

Ngoài ra, đối với những sự việc mà người khiếu nại đi khiếu nại không ảnh hưởng hoặc không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu kiện thì cũng không được xử lý. Và người khiếu kiện mà không có người đại diện không có khả năng về hành vi dân sự thì sự việc khiếu nại cũng sẽ không được xử lý theo đúng với quy định

Người khiếu nại không có người đại diện hợp pháp vừa không có năng lực hành vi dân sự.

Các trường hợp KHÔNG được thụ lý giải quyết

Khiếu kiện hành chính:

Người khởi kiện không có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ; không có quyền khởi kiện;

Người khiếu kiện đã gửi đến Tòa án nhưng vẫn chưa thỏa mãn hết các điều kiện đó;

Sự việc khiếu kiện đã hoành thành xử lý, giải quyết có hiệu lực pháp luật; hoặc hành vi, quyết định khởi kiện không thuộc thẩm quyền của Tòa án;

Đơn khiếu kiện không có chưa đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật. Hoặc đã hết hạn theo quy định mà không xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí, không tính một số trường hợp nếu người khởi kiện được miễn/ không phải nộp/ lý do chính đáng.

Trên đây là những chia sẻ về khiếu kiện là gì? Hy vọng đã mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn. Để có thêm nhiều kiến thức hơn nữa thì các bạn truy cập vào địa chỉ work247.vn nhé!