Kỹ sư kết cấu là gì? Xin việc làm Kỹ sư kết cấu có khó không?

Tác giả: Nguyễn Hà Linh 13-05-2024

Kỹ sư kết cấu là gì? Kỹ sư kết cấu thường là những cá nhân chịu trách nhiệm trong quá trình xây dựng bản vẽ thiết kế cho đến quá trình thi công các kết cấu của hệ thống công trình kiến trúc, hạ tầng vật chất,... Là một người đam mê kỹ thuật kết cấu, Kỹ sư kết cấu sẽ là một vị trí bắt đầu tuyệt vời cho sự nghiệp của bạn. Những chia sẻ sau đây của work247.vn sẽ giúp bạn hiểu một cách chân thực nhất về công việc này nhé!

Tìm Việc Kỹ Thuật

1. Kỹ sư kết cấu là gì? Bạn có biết?

Kỹ sư kết cấu

Có thể nói, tất cả mọi vật thể là các công trình kỹ thuật, kiến trúc đang có mặt xung quanh chúng ta đều thể hiện vai trò và chức năng của một Kỹ sư kết cấu. Họ vận dụng hệ thống chất xám, óc tư duy và sáng tạo của mình để có thể cho ra đời những thiết kế kiến trúc hạ tầng chất lượng.

Mặc dù, định nghĩa về Kỹ sư kết cấu không hoàn toàn cụ thể. Nhưng chúng ta có thể hiểu Kỹ sư kết cấu là những cá nhân thực hiện và cho ra đời các thiết kế về công trình kiến trúc. Tùy thuộc vào các thể loại công trình được thiết kế, mà Kỹ sư kết cấu sẽ được định danh bởi những tên gọi không giống nhau. Chẳng hạn như: Kỹ sư kết cấu xây dựng thì thiết kế các công trình nhà ở, cầu cống, giao thông,... Kỹ sư kết cấu cơ khí thì phụ trách thiết kế các công trình máy móc như phương tiện giao thông, tàu vũ trụ,... Tất cả những chức danh cụ thể này đều được bao hàm trong ý nghĩa của một Kỹ sư kết cấu.

Bản chất nhiệm vụ của một Kỹ sư kết cấu chính xác là nghiên cứu những phẩm chất, công dụng, đặc tính của các vật liệu, chất liệu như sắt thép, gỗ gạch, bê tông,... để tìm ra và xác định vật liệu nào phù hợp nhất cho các bộ phận của công trình, nhằm thỏa mãn các thông số kỹ thuật trong phạm vi thiết kế. Kỹ sư kết cấu cũng trực tiếp tham gia vào quá trình theo dõi, giám sát triển khai thi công công trình, và đưa ra những tham mưu đề xuất cho các đơn vị thầu.

2. Kỹ sư kết cấu làm công việc gì?

Mô tả công việc

Kỹ sư kết cấu là gì? Hiểu một cách đơn giản nhất, chính họ là người chịu trách nhiệm về chất lượng kết cấu của các chủ thể công trình. Trong vị trí này, Kỹ sư kết cấu phải làm thế nào để các vật liệu xây dựng cho công trình không bị tác động xấu bởi các tác nhân từ môi trường, sự bào mòn, tiêu hao trong quá trình vận hành. Họ cũng cần đảm bảo về các tiêu chí, trong đó phải bảo đảm về mức độ an toàn cũng như tính khả dụng của công trình.

Thông thường, trong quá trình làm việc, Kỹ sư kết cấu không làm việc một mình, các kỹ sư và kiến trúc sư sẽ là người làm việc với họ mỗi ngày. Điều này là để đảm bảo các chuyên môn được kết hợp và bổ sung cho nhau một cách chặt chẽ. Khi nói về mô tả công việc của họ, đầy đủ nhất sẽ bao gồm những nhiệm vụ cụ thể sau:

- Kỹ sư kết cấu thực hiện các phân tích và nghiên cứu về thành phần, kết cấu của một sản phẩm công trình cụ thể.

- Trực tiếp làm các phép toán về độ biến dạng, áp suất, sức căng, sức bền,... của các thành phần riêng biệt mà trong quá trình vận hành hoặc sử dụng, chúng sẽ chịu tác động. Những phân tích phải dựa trên các tác nhân tác động đến quá trình này, bao gồm con người, thời tiết, điều kiện môi trường cụ thể,...

- Thực hiện các phép toán nhằm xác nhận và kiểm tra độ hoàn hảo cũng như phù hợp của các loại vật liệu. Chẳng hạn như độ bền của gạch, sắt thép, bê tông,... nhằm chọn lựa và tinh chỉnh phù hợp với đặc trưng đặc tính của các bộ phận trong công trình.

Nhiệm vụ chính

- Đảm bảo tính thẩm mỹ và tính an toàn của các sản phẩm công trình thông qua quá trình làm việc với các kỹ sư chuyên môn khác.

- Thường xuyên kiểm tra thực trạng các công trình, xem chúng có phải đối mặt với những tai nạn như sụp đổ, hư hỏng,... Trên cơ sở đó, Kỹ sư kết cấu đưa ra những lời khuyên, tham mưu về cố vấn về phương pháp, giải pháp cải tiến kết cấu của công trình. Quá trình này có thể phá bỏ hoàn toàn để thay mới các kết cấu, hoặc sửa chữa bộ phận bị hỏng hóc.

- Trực tiếp xây dựng các bản vẽ thiết kế vào giao nộp các bản vẽ này cho các đơn vị nhà thầu. Các bản vẽ bao gồm cả trên giấy và trên máy tính (bản vẽ mô hình).

- Thực hiện các phân tích và nghiên cứu về điều kiện địa chất (thành phần đất, kết quả các mẫu,...) thông qua quá trình làm việc kết hợp với kỹ sư phụ trách mảng địa chất.

- Đảm bảo tính an toàn, tính khả thi cho công trình thông qua quá trình vận dụng về lực tác động. Điều này đòi hỏi Kỹ sư kết cấu phải có một chuyên môn khá cao trong khía cạnh này.

- Thành thạo việc sử dụng các công cụ phần mềm hỗ trợ thiết kế các bản vẽ mô phỏng trên máy tính, đặc biệt là phần mềm CAD.

Xem thêm: Tìm việc làm kỹ sư kết cấu

3. Mức lương của Kỹ sư kết cấu hiện nay ra sao?

Mức lương

Kỹ sư kết cấu chắc chắn là một công việc đòi hỏi về chuyên môn rất cao. Trong quá trình từ thiết kế đến thi công và hoàn thành một sản phẩm công trình hoàn chỉnh cuối cùng. Có lẽ không thể vắng mặt vai trò và chức năng của Kỹ sư kết cấu. Nói đúng hơn, một sản phẩm công trình có được đảm bảo về chất lượng cũng như mức độ khả thi và an toàn trong quá trình sử dụng cũng như vận hành hay không, đều dựa trên tài năng của Kỹ sư kết cấu.

Độ khó của những nhiệm vụ mà họ thực hiện, tương đương với nguồn thu nhập của công việc này. Kỹ sư kết cấu có thể được tuyển dụng bởi những công ty chuyên trách về xây dựng công trình, hoặc cũng có thể được tuyển dụng để làm việc ở bộ phận kỹ thuật trong các công ty về sản xuất máy móc, thiết bị lớn, ngành công nghiệp ô tô,... Ở nước ngoài, với vị trí Kỹ sư kết cấu, họ có thể nhận được mức lương từ 20.000 - 50.000 USD. Ở tại nước ta, với vị trí Kỹ sư kết cấu, mức lương trung bình từ 12 - 30 triệu đồng, hoặc có thể cao hơn tùy thuộc vào tần suất làm việc và quy mô công trình mà họ đảm nhiệm.

Xem thêm: Nắm bắt ngay thông tin về mô tả công việc kỹ sư kết cấu

4. Xin việc làm Kỹ sư kết cấu có khó không?

Giờ đây, khi bạn đọc đã hiểu Kỹ sư kết cấu là gì, họ thực hiện những nhiệm vụ cụ thể nào và mức thu nhập ra sao? Có lẽ bạn đang thắc mắc về việc tìm và ứng tuyển việc làm này có khó hay không? Ở nội dung ngay sau đây, hãy để work247.vn giúp bạn giải đáp nhé.

4.1. Cơ hội việc làm

Cơ hội việc làm

Nhìn vào nhiệm vụ hay bản chất công việc của họ, không khó để nhận định hay dự báo về tương lai nghề nghiệp của vị trí này. Với sự ưu tiên trong phát triển của ngành công nghiệp nói chung, với mục tiêu phát triển đất nước theo hướng hiện đại nói riêng,... thì Kỹ sư kết cấu hầu như đều được chiêu mộ ở bất cứ nơi đâu. Theo thống kê tại Việt Nam, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn kỹ thuật hay các tập đoàn kinh doanh trong và ngoài nước đều hiện diện vai trò của vị trí Kỹ sư kết cấu. Kỹ sư kết cấu đôi khi không chỉ làm việc trong phạm vi cung cấp các thiết kế cụ thể và đảm bảo khâu kết cấu, mà còn làm việc trực tiếp ở vài chức năng trong các công trình thực địa. Cụ thể như các sản phẩm thuộc về công trình kiến trúc. Các doanh nghiệp tư vấn kỹ thuật kết cấu và thi công thường mở rộng quy mô khách hàng. Vì thế, chắc chắn họ sẽ cần đến những cá nhân không ngại đi công tác để làm việc xa ở các khu vực khác tỉnh thành, hoặc làm việc độc lập ở các dự án khác nhau.

Nhìn chung, nhu cầu về nhân lực cho vị trí Kỹ sư kết cấu là rất lớn. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm trong quá trình tìm kiếm cơ hội việc làm cho chính mình.

4.2. Yêu cầu về chuyên môn và kinh nghiệm

Yêu cầu về chuyên môn và kinh nghiệm

Con đường trở thành các Kỹ sư kết cấu, thường sẽ không “trải rộng” cho nhiều đối tượng ứng viên đến thế. Đặc biệt, các doanh nghiệp thường yêu cầu bắt buộc về mảng chuyên môn nhất định. Để làm được công việc này, bạn cần sở hữu các văn bằng trực tiếp liên quan đến các chuyên ngành như kỹ thuật xây dựng hay xây dựng dân dụng, hoặc cũng có thể là các chuyên ngành liên quan khác. Kỹ sư kết cấu tiếp nhận những ứng viên có chuyên môn từ bậc Đại học trở lên, để giúp bạn tiến xa hơn trong quá trình làm việc, một văn bằng Thạc sĩ là lý tưởng nhất.

Đối với kinh nghiệm, đừng quá lo lắng, vì Kỹ sư kết cấu có thể không được yêu cầu về kinh nghiệm đối với ứng viên. Bạn có thể chỉ cần chuyên môn và được tham gia các nhiệm vụ từ đơn giản đến phức tạp khi tiếp nhận công việc. Ở một số nhà tuyển dụng lớn, chẳng hạn như các tập đoàn nước ngoài, thường sẽ ưu tiên cho những cá nhân có kinh nghiệm ở vị trí tương đương từ 1 - 2 năm.

Xem thêm: Mô tả công việc kỹ sư giám sát công trình chi tiết nhất

5. Kỹ năng để thành công với nghề Kỹ sư kết cấu

Kỹ năng

Với những ai còn “chân ướt chân ráo” bước vào hành trình đặt những viên gạch đầu tiên gây dựng sự nghiệp của mình. Thì chắc chắn bất kể bạn giỏi về chuyên môn đến đâu đi chăng nữa, thì kỹ năng vẫn là yếu tố để lại ấn tượng với nhà tuyển dụng và đặc biệt là hỗ trợ bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ. Đó là những kỹ năng nào?

- Kỹ năng kỹ thuật

Làm việc như một Kỹ sư kết cấu, không đơn thuần là bạn sẽ chỉ xây dựng các bản vẽ thiết kế. Mà còn phải hiểu bản vẽ, biết đọc các bản vẽ, đặc biệt là biết sử dụng các công cụ hỗ trợ về công nghệ kỹ thuật trong quá trình thiết kế đó. Chẳng hạn như biết cách trình chiếu và giải thích các thông số kỹ thuật trong bản vẽ, biết mô phỏng các bản vẽ trên máy tính. Nhìn chung, những kỹ năng kỹ thuật mà một Kỹ sư kết cấu cần có bao gồm: Đọc bản vẽ; Thực hiện dự toán; Thành thạo phần mềm thiết kế; Bóc tách khối lượng bản vẽ;...

- Tiếng anh chuyên ngành

Tiếng Anh chuyên ngành không chỉ là một kỹ năng giúp bạn thành công, mà thậm chí còn là yêu cầu bắt buộc đối với các nhà tuyển dụng cho công việc này. Đối với những ai giỏi ngoại ngữ, chắc chắn công việc Kỹ sư kết cấu của bạn sẽ không đơn thuần được tính lương bằng VNĐ, mà sẽ tính bằng USD. Bên cạnh đó, để cập nhật xu hướng và những kiến thức mới hỗ trợ trong quá trình xây dựng bản thiết kế, các Kỹ sư kết cấu cần tham khảo các nguồn tài liệu ở nước ngoài. Hoặc họ cũng thường xuyên làm việc với các đối tác người nước ngoài, vốn tiếng Anh sẽ chắc chắn mang lại cho họ những cơ hội nhất định.

Tố chất để thành công

- Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm

Như đã nói trước đó, một công trình kiến trúc hoàn thiện không chỉ đề cập đến vai trò của Kỹ sư kết cấu. Mà chính xác hơn, đó là thành quả của hàng loạt vai trò và công việc của những cá nhân vị trí khác, chẳng hạn như kiến trúc sư, kỹ sư, công nhân, quản lý,... Đó chính là lý do tại sao Kỹ sư kết cấu cần có kỹ năng giao tiếp, điều này là nhằm giúp họ truyền tải thông điệp, giải thích các chuyên môn cho những đối tượng liên quan. Kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp họ trong quá trình kết hợp với các bộ phận liên quan để hoàn thành các bản thiết kế và nhằm đảm bảo kết cấu của công trình được tối ưu và hoàn thiện nhất.

- Một số kỹ năng bổ trợ khác

Ngoài những kỹ năng quan trọng trên, Kỹ sư kết cấu cũng nên trang bị các kỹ năng phổ biến như: Phân tích nghiên cứu, đánh giá và quan sát, làm việc cẩn thận tỉ mỉ, kiên nhẫn, chịu được áp lực cao trong công việc, có thể đi công tác xa, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giải quyết khủng hoảng, trung thực và đạo đức nghề nghiệp,...

Trên đây là những thông tin giải đáp xoay quanh khái niệm Kỹ sư kết cấu là gì? Truy cập work247.vn để nhận về cơ hội việc làm với vị trí Kỹ sư kết cấu!