Nắm bắt ngay thông tin về mô tả công việc kỹ sư kết cấu
Theo dõi work247 tạiĐối với các bạn sinh viên mới ra trường vẫn còn khá bối rối với việc không biết mình sẽ phải làm công việc gì khi tham gia vị trí kỹ sư kết cấu. Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh về công việc kỹ sư kết cấu, để lý giải được điều này thì Work247.vn sẽ cung cấp cho bạn ngay những thông tin về mô tả công việc kỹ sư kết cấu để bạn hiểu về công việc bạn chuẩn bị nộp CV nhé!
1. Công việc kỹ sư kết cấu - họ là ai?
Trong bất kì một công trình, dự án nào cũng sẽ có một hoặc vài kỹ sư kết cấu tham gia. Bởi lẽ họ là người đảm nhiệm các nhiệm vụ như thiết kế các máy móc, phần mềm, họ tham gia vào công việc thiết kế cách bản vẽ công trình, máy móc… theo yêu cầu. Và khi đó họ được gọi là Kỹ sư kết cấu.
Chúng ta hoàn toàn có thể hiểu nôm na rằng kỹ sư kết cấu sẽ phải đảm nhiệm công việc như vậy. Đây không phải là một vị trí công việc quá mới mẻ, mà ngành nghề này còn là vị trí được nhận được sự quan tâm đặc biệt của các bạn sinh viên kiến trúc, xây dựng…
Thế nhưng để chuẩn bị một bản CV hoàn chỉnh và trả lời các câu hỏi phỏng vấn thì trước hết bạn cần phải biết Kỹ sư kết cấu họ làm những công việc gì và như thế nào. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về vị trí công việc này thì hãy cùng tôi khám phá về công việc cụ thể của họ nhé!
2. Kỹ sư kết cấu - Họ làm gì?
Kỹ sư kết cấu, họ xuất hiện ở khắp nơi và nhiều lĩnh vực khác nhau có thể xây dựng, có thể là phần mềm hay là trong các công ty về cơ khí… Bởi lẽ việc họ thiết kế một kết cấu bất kỳ chính là việc xây dựng nền tảng cho những người công nhân lắp ráp có thể dựa vào đó để xây dựng lên bất cứ một công trình, máy móc nào. Tuy nhiên với bài viết này dù các kỹ sư kết cấu ở trong bất cứ vị trí nào cũng sẽ phải thực hiện các công việc chính như sau:
2.1. Thiết kế, lên ý tưởng cho bản vẽ công trình, máy móc, phần mềm
Kỹ sư kết cấu hay còn được gọi là các kỹ sư thiết kế về kết cấu. Và khi được diễn giải cụ thể như thế này chắc bạn cũng hiểu được phần nào công việc của họ. Tuy nhiên họ sẽ phải vẽ những gì? Bản vẽ về kết cấu công trình, bản vẽ máy móc thiết bị có liên quan, bản vẽ phần mềm dự án, các biểu đồ liên quan đến số liệu trong công trình, sơ đồ của công trình xây dựng…
Việc lên ý tưởng, thiết kế bản vẽ chính là việc xây dựng nền tảng để tạo lên một công trình hay một phần mềm, máy móc. Các bản vẽ chính là cơ sở để các kỹ sư xây dựng thực hiện nhiệm vụ của mình và lắp ráp, xây dựng giống với bản vẽ mà các kỹ sư kết cấu tạo ra.
2.2. Tính toán, tiết kiệm chi phí xây dựng, lắp ráp
Không chỉ đơn giản là thiết kế và sẽ lên một bản mà còn phải đảm bảo tính tiết kiệm hợp lý, tính toán các chi phí xây dựng một cách chính xác. Tùy vào từng quy mô khác nhau của công trình, máy móc thì sẽ có những mức kinh phí khác nhau. Tuy nhiên, các nhà đầu tư luôn hy vọng có thể cắt giảm được một phần nhỏ chi phí xây dựng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
Trong thời gian học thiết kế, họ sẽ phải thực hiện tính toán xem việc thiết kế như vậy sẽ cần những vật liệu gì, ước tính hết bao nhiêu chi phí và chi phí đó có thể được tối giản thêm hay không.
2.3. Đảm bảo sự an toàn khi xây dựng công trình, máy móc
Nếu chỉ tập trung vào các yếu tố như tiếp kiệm tối đa chi phí xây dựng, lắp ráp thì rất có thể chất lượng sử dụng sẽ đi xuống theo, sản phẩm sẽ không còn giữ được sự an toàn và thực hiện đúng chức năng của nó.
Đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng, nếu bạn thiết kế một bản mẫu công trình quá tiết kiệm nhưng không đảm bảo được sự an toàn cho người sử dụng thì có khả năng trong tương lai nó có thể bị xây, đổ,... Điều này gây mất an toàn cho người sử dụng và gây ra thiệt hại vô cùng đáng kể.
Một công trình vững chãi sẽ phải đảm bảo có được một kết cấu ổn định, chịu được trọng lực lớn đè mạnh lên nó. Họ phải thực hiện công việc tính toán mức độ an toàn xem công trình có nguy cơ bị sụp đổ hay không? Độ bền của các vật liệu xây dựng như thế nào? Có đạt tiêu chuẩn hay không? Dưới áp lực từ thiên tai, độ căng, biến dạng thì sản phẩm trong quá trình sử dụng có thể đảm bảo sự an toàn hay không?
Việc đảm bảo an toàn cho công trình xây dựng cũng chính là một kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ đồng thời cũng là phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của kỹ sư cấu trúc xây dựng.
2.4. Đưa ra các giải pháp để đảm bảo sự hoàn hảo cho công trình
Trong trường hợp kết cấu của công trình có chút trục trặc và cần phải có những giải pháp để thay đổi thì kỹ sư kết cấu sẽ phải thực hiện những điều đó. Để có thể đo được sự hoàn hảo của một kết cấu vững chắc thì phải phụ thuộc vào sự bền vững theo thời gian của nó.
Các kỹ sư cầu cấu lúc này sẽ được đứng trong vị trí là các tư vấn viên để đưa ra giải pháp cho các công trình, đảm bảo sự an toàn, mức độ hoàn hảo trong kết cấu.
Để có thể hiểu rõ và kỹ hơn về các nhiệm vụ của các kỹ sư kết cấu thì bạn có thể tải ngay File mô tả công việc kỹ sư kết cấu tại đây!
mo-ta-cong-viec-ky-su-ket-cau.docx
3. Quyền lợi và mức lương của kỹ sư kết cấu
Với khối lượng công việc không nhỏ buộc các kỹ sư kết cấu phải hoàn thành đúng tiến độ và hoàn hảo trong mọi nhiệm vụ thì quyền lợi và mức lương của họ cũng không nhỏ.
3.1. Quyền lợi đi kèm của các kỹ sư kết cấu
- Về môi trường làm việc, hầu như môi trường làm việc của các kỹ sư kết cấu thường sẽ mang phong cách hiện đại, chuyên nghiệp hóa và mang tính ổn định, lâu dài trong tương lai.
- Giống với các công ty khác thì kỹ sư kết cấu vẫn được đảm bảo quyền lợi về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN đúng theo quy chuẩn của nhà nước.
- Các chế độ như chăm sóc sức khỏe toàn diện vẫn được đảm bảo, thực hiện đầy đủ kèm theo các quyền lợi từ chính sách của công ty đề ra.
3.2. Mức lương hấp dẫn dành cho kỹ sư kết cấu
Với khối lượng công việc đầy sự áp lực và khó khăn thì trung bình mức lương của các kỹ sư kết cấu đang được giao động trong mức 12 triệu đồng trong một tháng. Mức lương phổ biến nhất của các kỹ sư kết cấu đang là mức từ 9 - 16 triệu đồng trong một tháng. Tuy nhiên, cùng chiều với kinh nghiệm thì mức lương sẽ tỉ lệ thuận với số năm kinh nghiệm hành nghề của bạn.
Xem thêm: Mô tả công việc kỹ sư xây dựng
4. Những tiêu chuẩn khi tham gia vị trí kỹ sư kết cấu
Hơn thế nữa, không phải bất kì ai cũng có thể tham gia vào vị trí công việc khó khăn này. Kỹ sư kết cấu cũng có những quy định chặt chẽ sẽ bằng cấp, kinh nghiệm, kỹ năng trong quá tình làm việc… Hãy cùng Work247.vn khám phá những tiêu chuẩn của kỹ sư kết cấu nhé!
4.1. Bằng cấp - kinh nghiệm của kỹ sư kết cấu
Trước hết về bằng cấp, công việc của các kỹ sư kết cấu không hề đơn giản nên yêu cầu về sự đào tạo chuyên môn khá cao. Buộc bạn phải được đào tạo, có bằng cấp về các ngành học như xây dựng dân dụng hay các kỹ thuật xây dựng. Ngoài ra yêu cầu các ứng viên tốt nghiệp các trường đại học đào tạo chuyên ngành kỹ thuật xây dựng, kiến trúc… Ngoài ra bạn có thể đi học thêm trình độ thạc sĩ để có thể có cơ hội thăng tiến trong công việc hơn.
4.2. Kỹ năng cơ bản kỹ sư kết cấu cần phải có
-
Chịu được áp lực trong công việc, nhiệm vụ được giao
Công việc của các kỹ sư kết cấu không hề đơn giản, buộc họ phải thích nghi với môi trường làm việc. Để có thể tạo ra được sự hoàn hảo trong công trình thì các kỹ sư kết cấu có thể phải nghĩ ngày, nghỉ đêm, trải qua nhiều ngày suy nghĩ ra cách làm như thế nào cho hợp lý nhất.
-
Kỹ năng tin học
Ngoài ra một số nơi còn yêu cầu bạn phải có thêm các kinh nghiệm trong các vị trí tương đương, có sự am hiểu về thiết kế kết cấu hoặc thiết kế xây dựng. Đồng thời để có thể đảm bảo được sự chuyên nghiệp trong phong cách làm việc, thì bạn cần phải biết về kỹ năng tin học văn phòng, phần mềm Autocad, phần mềm mô phỏng 3D... để phục vụ trong công việc.
-
Kỹ năng ngôn ngữ
Nếu như bạn đang có dự định sẽ tham gia vào một công ty xây dựng lớn, thiết kế những bản vẽ chất lượng cho các công trình hàng nghìn tỷ hay các công ty đa quốc gia, công ty nước ngoài. Thì bạn nên cân nhắc về việc cải thiện trình độ tiếng anh, và đây cũng là một trong những yêu cầu liên quan đến kinh nghiệm làm việc tại một số công ty. Bởi lẽ có thể bạn sẽ được gặp gỡ với các kỹ sư kết cấu chuyên nghiệp đến từ các nước nếu công ty điều bạn đi công tác. Bạn có thể học hỏi và giao tiếp với họ một cách dễ dàng hơn nếu như bạn có công cụ ngôn ngữ.
Ngoài ra còn có một vài các kỹ năng đi kèm như:
- Cẩn thận, mỗi giai đoạn, nhiệm vụ cần đảm bảo mức độ tỉ mỉ hoàn hảo trong công việc
- Sáng tạo trong công việc, tích cực học hỏi thêm kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn
- Khả năng phân tích, giải quyết các vấn đề nhanh gọn
- Khả năng làm việc nhóm cao
- Kỹ năng giao tiếp tốt
- Có tư duy tốt, tính logic cao, tính toán một cách chính xác
- Duy trì mối quan hệ với các chuyên gia, nhà thiết kế khác trong dự án
- Có bộ não nhìn nhận vấn đề đa chiều.
- …
5. Việc tìm việc kỹ sư kết cấu có khó khăn?
Vậy câu hỏi của nhiều người thường đặt ra đó là “tìm việc kỹ sư kết cấu có khó không?” Câu trả lời là không nếu như bạn biết đến Work247.vn
Kỹ sư kết cấu ngày nay hiện đang là một trong những công việc hot và có sự cạnh tranh khá cao. Thế nhưng Work247.vn sẽ giúp bạn tìm kiếm ngay một công ty tuyển dụng vị trí công việc này chỉ vài bước cơ bản.
Đồng thời nếu như bạn mong muốn sẽ nhận được mức lương theo đúng năng lực thật sự thì với tính năng so sánh lương giữa các nhà tuyển dụng của Work247.vn thì bạn hoàn toàn có thể tìm ra ngay một môi trường chuyên nghiệp, đúng với năng lực của mình.
Với hơn 100 đối tác là các công ty xây dựng có nhu cầu tuyển dụng ở nhiều vị trí. Nếu như bạn còn đang thắc mắc rằng không biết bản thân có phù hợp với vị trí này không thì bạn có thể lựa chọn các công việc tương tự, có liên quan. Thậm chí bạn cũng có thể dễ dàng tìm kiếm các công việc đó tại tình thành sinh sống của mình. “Việc làm kỹ sư kết cấu tại Hà Nội”, “Việc làm kỹ sư kết cấu tại Đà Nẵng”... sẽ nằm ngay trong lòng bàn tay bạn một cách nhanh chóng và gọn lẹ!
Trên đây là những thông tin quan trọng về mô tả công việc kỹ sư kết cấu. Mong rằng Work247.vn đã cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin cần thiết để bạn có thể tự tin tham gia vị trí công việc đồng thời giúp bạn cân nhắc về sự phù hợp của công việc đối với bản thân.
1028 0