Bản mô tả công việc Thông dịch viên - Cập nhật mẫu tham khảo!

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Hà Linh tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Hà Linh

Sở hữu một kỹ năng điệu nghệ và thành thục về ngôn ngữ, đồng nghĩa với bản thân bạn có giá trị hơn rất nhiều người trong thị trường việc làm. Đối với cơ hội nghề nghiệp, Thông dịch viên là một ví dụ điển hình. Mô tả công việc Thông dịch viên sẽ giúp bạn định hình được những nhiệm vụ cần phải thực hiện, cung cấp cho bạn những thông tin về yêu cầu, mức thu nhập,... Cùng work247.vn khám phá vai trò cụ thể của Thông dịch viên trong bài viết này nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Việc làm biên phiên dịch

1. Đôi nét nghề Thông dịch viên

Đôi nét nghề Thông dịch viên
Đôi nét nghề Thông dịch viên

Đôi khi phiên dịch là một thuật ngữ khá quen thuộc với mọi người hơn. Nhưng trên thực tế, phiên dịch và thông dịch có ý nghĩa khá tương đồng, họ làm những công việc và nhiệm vụ tương đối giống nhau. Họ là cá nhân có năng lực xuất sắc về mặt ngôn ngữ, có khả năng chuyển đổi và phản ứng nhanh chóng trong các thông điệp hoặc nội dung thành nhiều ngôn ngữ khác biết. Nếu như phiên dịch đề cập đến một phạm trù lớn hơn, thì Thông dịch viên lại chú trọng trong giao tiếp bằng lời nói, nên để trở thành một thông dịch viên, bạn cần sở hữu rất nhiều yếu tố nữa.

Theo nghĩa chính xác nhất, Thông dịch viên chủ yếu là những người thực hiện công tác dịch ngôn ngữ thông qua phương thức trực tiếp, nghĩa là bằng lời nói. Trong khi một vài loại hình khác có thể là sự kết hợp giữa nói và viết, như biên dịch hay phiên dịch,... Các đơn vị tuyển dụng Thông dịch viên để chịu trách nhiệm trong việc hỗ trợ truyền tải thông điệp, nội dung, ý nghĩa trong rất nhiều trường hợp. Điển hình như các cuộc họp, sự kiện, buổi gặp mặt, dự thảo,... thậm chí là qua radio.

2. Tải mẫu mô tả công việc Thông dịch viên file mềm

Tải mẫu mô tả công việc Thông dịch viên file mềm
Tải mẫu mô tả công việc Thông dịch viên file mềm

Thông dịch viên có chức năng chính trong quá trình trao đổi giữa một các chủ thể sở hữu ngôn ngữ bản địa khác nhau. Họ cần đảm bảo những nội dung được truyền tải, chuyển đổi ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác một cách chính xác, tinh tế, và đặc biệt là có khả năng đọc vị ngoại cảnh, tâm lý,... để diễn giải câu từ sao cho phù hợp nhất có thể.

Bản mô tả công việc Thông dịch viên không chỉ giúp người tìm việc hiểu rõ ràng hơn những nhiệm vụ, yêu cầu công việc đối với vị trí này. Từ đó có thể áp dụng trong quá trình tạo CV xin việc và phỏng vấn một cách thành công hơn. Mà bản mô tả công việc còn giúp cho các nhà tuyển dụng tham khảo để xây dựng một JD Thông dịch viên hoàn chỉnh nhất cho công tác chiêu mộ nhân sự của mình.

>>> Tải chi tiết mô tả công việc Thông dịch viên file mềm tại work247.vn:

mau-ban-mo-ta-cong-viec-phien-dich-vien-1001-ban-mo-ta-cong-viec-vieclamvui.pdf

3. Chi tiết mô tả công việc Thông dịch viên

Nếu là một ứng viên chưa từng trải qua công việc này, có lẽ nhận thức của bạn về trách nhiệm của một Thông dịch viên sẽ khác xa hoàn toàn so với thực tế làm việc. Mặc dù ở các doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng, vị trí này có thể thực hiện những nhiệm vụ không giống nhau. Nhưng nhìn chung, một Thông dịch viên được tuyển dụng để chịu trách nhiệm ở những mảng sau đây!

3.1. Phiên dịch ở các buổi dự thảo, hội nghị, phỏng vấn

Là một Thông dịch viên, bạn được ví như một “đại diện phát ngôn” của chính tổ chức hay cá nhân trong tổ chức đó. Không chỉ ở một bối cảnh, Thông dịch viên làm việc đa dạng trong các trường hợp, tình huống. Trách nhiệm chính của họ là phiên dịch nội dung cho các bối cảnh mà họ đang tham gia. Có thể là:

- Thông dịch cho hội nghị (cabin): Hội nghị nói chung có thể là một buổi hội thảo hay một buổi họp giữa các cá nhân và đối tác với nhau. Thông dịch viên có nhiệm vụ lắng nghe, tập trung xử lý thông tin và truyền tải thông tin đã được chuyển đổi qua mic. Nghề thông dịch có nhiều loại, nhưng dịch cabin có lẽ là một hình thức có độ khó cao nhất. Nó yêu cầu một chuyên môn xuất sắc, có khả năng tập trung cao độ, lắng nghe và linh hoạt, nhanh nhạy trong xử lý ngôn ngữ.

Phiên dịch ở các buổi dự thảo, hội nghị, phỏng vấn
Phiên dịch ở các buổi dự thảo, hội nghị, phỏng vấn

- Thông dịch thương thảo: Thương thảo đề cập đến các hình thức của một cuộc gặp mặt hay cuộc nói chuyện giữa các đối tác, cụ thể như các buổi ký kết hợp đồng. Thông dịch viên sẽ là người có nhiệm vụ lắng nghe hội thoại giữa các bên liên quan, trực tiếp phiên dịch và truyền tải thông điệp, ý nghĩa mà các bên muốn trao đổi với nhau. Có thể khẳng định, Thông dịch viên là một yếu tố vô cùng quan trọng, các tầm ảnh hưởng rất lớn đối với sự thành công của một buổi thương thảo.

- Thông dịch viên trên sóng radio: Nhiều cơ quan phát thanh truyền hình thường xuyên tuyển dụng Thông dịch viên trên sóng radio trực tiếp. Trong bối cảnh công việc này, Thông dịch viên là cá nhân chịu trách nhiệm trong quá trình phiên dịch từ các show truyền hình của nước ngoài, hay các kênh nước ngoài để phát cho những khán giả trong nước. Công việc này yêu cầu ở một người kiên nhẫn, chính xác và vô cùng cẩn trọng.

Nhìn chung, trên đây là ba trong số các hình thức mà Thông dịch viên cần trải qua. Các Thông dịch viên làm việc theo hình thức nào, hoặc cũng có thể trải nghiệm tất cả các hình thức thông dịch này tùy vào doanh nghiệp tuyển dụng.

Xem thêm: Lương thông dịch viên hiện nay

3.2. Phiên dịch và soạn thảo các tài liệu, văn bản

Phiên dịch và soạn thảo các tài liệu, văn bản
Phiên dịch và soạn thảo các tài liệu, văn bản

Nhiều cá nhân sai lầm khi nghĩ rằng, Thông dịch viên không phải là cá nhân chịu trách nhiệm trong nhiệm vụ phiên dịch và soạn thảo các văn bản cũng như tài liệu. Nhưng trên thực tế, ở nhiều doanh nghiệp, họ vẫn là người làm việc này mỗi ngày, một cách thường xuyên. Thông dịch viên sẽ tiếp nhận những văn bản hay tài liệu có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Chẳng hạn như hợp đồng kinh doanh, thông tin đối tác, thông tin sản phẩm dịch vụ, thông tin nhân sự,.... Công tác phiên dịch tài liệu, văn bản của họ có thể diễn ra kết hợp với nhiều bộ phận khác.

Thông dịch viên cần đảm bảo mức độ chuyển đổi ngôn ngữ chính xác nhất trong các tài liệu. Bên cạnh phiên dịch, Thông dịch viên cũng là người có trách nhiệm soạn thảo văn bản. Theo đó, những văn bản được sử dụng bằng tiếng nước ngoài, sẽ do chính họ là người đảm nhiệm xây dựng nội dung và xuất bản. Đó chính là lý do, một Thông dịch viên không chỉ được yêu cầu cao về kỹ năng nói, mà còn là các kỹ năng đọc viết và lắng nghe.

Việc làm biên - phiên dịch tại Hồ Chí Minh

3.3. Kiểm tra và xác thực tài liệu

Kiểm tra và xác thực tài liệu
Kiểm tra và xác thực tài liệu

Ở vai trò này, Thông dịch viên còn là cá nhân đảm nhận nhiệm vụ kiểm tra và xác thực độ chính xác cũng như tin cậy của các tài liệu, văn bản. Trong tổ chức hay doanh nghiệp, khối lượng tài liệu là vô cùng lớn, đặc biệt ở những công ty có đối tác nước ngoài hay các tập đoàn đa quốc gia. Nhiều tài liệu liên quan đến vấn đề trao đổi, hợp tác hay tài liệu khách hàng, kết quả phân tích thị trường, kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính,...

Tất cả những tài liệu này đều được đưa về bộ phận phiên dịch cho các Thông dịch viên thực hiện công tác kiểm tra và xác thực. Quá trình kiểm tra và xác thực đồng nghĩa với quá trình biên tập lại tài liệu cho doanh nghiệp. Do đó, ngoài phát hiện các lỗi chính tả, ngữ pháp, hành văn, bố cục,... người Thông dịch viên còn phải làm việc kết hợp với các bộ phận khác để nắm được độ chính xác và tiến hành xác thực tài liệu.

Xem thêm: Nghề biên dịch viên là gì? Công việc của một biên dịch viên

3.4. Duy trì và xây dựng các mối quan hệ với đối tác nước ngoài

Duy trì và xây dựng các mối quan hệ với đối tác nước ngoài
Duy trì và xây dựng các mối quan hệ với đối tác nước ngoài

Đây có thể là một trong những nhiệm vụ vượt phạm vi trách nhiệm của một Thông dịch viên về mặt lý thuyết. Nhưng trên thực tế, nhiệm vụ này hoàn toàn khả thi vì trong các doanh nghiệp, tuyển dụng Thông dịch viên đôi khi đồng nghĩa với việc tuyển dụng một người trợ lý, thư ký cho một vị trí cấp cao nào đó của công ty.

Đó chính là lý do các Thông dịch viên còn phải làm nhiệm vụ duy trì và xây dựng các mối quan hệ quan trọng với các đối tác nước ngoài. Vì chính họ là những cá nhân nằm lòng thứ ngôn ngữ được sử dụng ở các đối tác. Nên chính họ cũng là người được doanh nghiệp phân công cho nhiệm vụ thường xuyên trao đổi công việc, hỏi han, chăm sóc khách hàng và tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt đẹp và tích cực với các đối tác.

3.5. Báo cáo kết quả công việc

Báo cáo kết quả công việc
Báo cáo kết quả công việc

Ở trách nhiệm cuối cùng, Thông dịch viên phải làm nhiệm vụ xây dựng, thiết lập các báo cáo thường xuyên cho cấp trên - người phụ trách bộ phận phiên dịch. Nội dung trong báo cáo bao gồm:

- Báo cáo đối với các nhiệm vụ chuyên môn đã được phân công về tiến độ cũng như kết quả thực hiện, các vấn đề cần đề xuất và kiến nghị.

- Báo cáo kết quả phiên dịch các văn bản, tài liệu, biểu mẫu,... đã được cấp trên phân công.

- Báo cáo thực trạng, khó khăn và đề xuất trong công việc.

- Báo cáo kết quả làm việc theo định kỳ ngày, tuần, tháng,...

Các báo cáo của Thông dịch viên có thể là báo cáo song ngữ, được trình lên cá nhân cấp trên phụ trách (có thể là người nước ngoài).

Việc làm biên - phiên dịch tại Hà Nội

4. Yêu cầu công việc đối với Thông dịch viên

Yêu cầu công việc đối với Thông dịch viên
Yêu cầu công việc đối với Thông dịch viên

Là một trong những vị trí chú trọng năng lực chuyên môn. Các ứng viên cần đảm bảo bản thân đáp ứng được các tiêu chuẩn như sau để thuận lợi trong quá trình ứng tuyển:

- Thứ nhất, ứng viên cần sở hữu bằng tốt nghiệp Đại học trở lên các chuyên ngành liên quan trực tiếp đến ngôn ngữ.

- Thứ hai, ứng viên có thể được ưu tiên khi đã có kinh nghiệm làm việc trong bộ phận phiên dịch, hoặc môi trường làm việc có yếu tố nước ngoài.

- Thứ ba, ứng viên cần thành thạo hoặc sử dụng xuất sắc ngoại ngữ bốn kỹ năng: đọc viết, nghe và nói.

- Thứ tư, cần có tố chất về cần cù, siêng năng, ham học hỏi, cầu tiến.

- Là người nhanh thích ứng với nhiều hoàn cảnh, nhanh nhẹn, có năng lực teamwork cao.

- Là người nhận thức được trách nhiệm cao và tinh thần ổn định với nhiệm vụ đã được phân công.

- Một số kỹ năng khác như: tin học văn phòng, lắng nghe, giao tiếp, nắm bắt tâm lý, xử lý thông tin,....

5. Quyền lợi được hưởng và mức lương đối với Thông dịch viên

Quyền lợi được hưởng và mức lương đối với Thông dịch viên
Quyền lợi được hưởng và mức lương đối với Thông dịch viên

- Về mức thu nhập: ứng viên có thể tùy vào năng lực, trình độ, kinh nghiệm,... để thỏa thuận và thương lượng với nhà tuyển dụng.

- Có cơ hội tham gia vào một môi trường làm việc rất năng động và chuyên nghiệp.

- Được tham gia đầy đủ các chế độ bảo hiểm theo luật (BHYT, BHXH, BHTN,...)

- Được tham gia và hưởng quyền lợi cụ thể theo chính sách nhân sự và cơ chế, quy định của doanh nghiệp (du lịch, sinh nhật, cưới hỏi, may chay, teambuilding, lương tháng 13,...)

- Được đề xuất tăng lương, thăng tiến,...

Đối với người tìm việc, mô tả công việc Thông dịch viên hẳn đã giúp bạn thông suốt rất nhiều vấn đề trong quá trình ứng tuyển việc làm. Nếu đang gặp khó khăn trong công tác tìm kiếm, bạn hoàn toàn có thể truy cập vào trang chủ work247.vn để trải nghiệm tính năng tìm việc làm siêu tốc. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng sau khi đọc rõ mô tả công việc Thông dịch viên cũng có thể trải nghiệm tính năng đăng tin tuyển dụng miễn phí trên website work247.vn. Bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bài viết này, bạn đọc có thể để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhé!

Việc làm online

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2740 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT