Những điều bạn không thể bỏ qua về Marketing penetration strategy

Tác giả: Linh Anh Nguyễn

Chắc hẳn, những người làm Marketing đã vô cùng quen thuộc với cụm từ Marketing penetration strategy. Tuy nhiên, vẫn còn một số người hiểu chưa thực sự đầy đủ về nó, vậy Marketing penetration strategy là gì? Hãy cùng tìm hiểu có có cho mình những thông tin hữu ích ở bài viết dưới đây nhé!

1. Khái niệm Marketing penetration strategy

Marketing penetration strategy là một cụm từ phổ biến và rất quen thuộc trong môi trường Marketing. Có thể hiểu một cách đơn giản thì Marketing penetration strategy chính là chiến lược thâm nhập vào thị trường, cụ thể hơn thì đây chính là một chiến lược với mục đích làm gia tăng thị phần cho những sản phẩm hay dịch vụ mà hiện tại công ty, doanh nghiệp, tổ chức đang nỗ lực thực hiện hoạt động marketing để đẩy mạnh nó đến tay của người tiêu dùng, của khách hàng. 

Khái niệm Marketing penetration strategy

2. Những đặc trưng của Marketing penetration strategy - chiến lược thâm nhập thị trường

Chiến lược thâm nhập vào thị trường sẽ đề cập đến việc làm sao bán được thành công một dịch vụ, một sản phẩm ở trong một môi trường cụ thể đã được vạch ra ở hoạt động xác định thị trường Marketing. 

Chiến lược thâm nhập thị trường sẽ thường được áp dụng một cách độc lập thế nhưng nó cũng có thể sẽ được kết hợp thêm với những loại hình chiến lược khác, miễn là đảm bảo được mục tiêu đã được đề ra.

Chiến lược thâm nhập thị trường - Marketing penetration strategy sẽ bao gồm nhiều những công việc, giai đoạn như: việc gia tăng chi phí quảng cáo, truyền thông, tăng thêm số lượng nhân viên tiếp thị và bán hàng, tăng cường, đẩy mạnh những hoạt động góp phần xúc tiến bán hàng hoặc là sẽ gia tăng các nỗ lực, quản trị quan hệ công chúng. Nó có thể cụ thể gồm những việc như sau

Đặc trưng của hoạt động

2.1. Sale Promotion - Hoạt động xúc tiến, đẩy mạnh bán hàng

Đây là tập hợp những biện pháp, phương pháp có thể khiến cho khách hàng có thể mua ngay lập tức, mua thêm nhiều hơn, và tăng số lượng bán ngay khi lập tức tổ chức, doanh nghiệp, công ty tạo ra được những cung cấp cho khách hàng, người mua những lợi ích, giá trị về cả mặt vật chất lẫn tinh thần.

2.2. Public Relations - Hoạt động truyền thông, quan hệ công chúng

Một trong những hoạt động không thể thiếu của mỗi hoạt động Marketing. Đây là công cụ được dùng với mục đích làm truyền thông cho dịch vụ, sản phẩm, con người, hay địa điểm, những ý tưởng, cùng với những hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp và thậm chí có khi là cả quốc gia.

Người làm hoạt động Marketing sẽ sử dụng công cụ PR với mục đích xây dựng được những mối quan hệ thân thiết, gắn bó với khách hàng của mình, hay nhà đầu tư, hệ thống giới truyền thông và môi trường vĩ mô, vi mô của doanh nghiệp.

Hoạt động thúc đẩy bán hàng

3. Các phương pháp thực hiện Marketing penetration strategy Mục đích của việc làm Marketing chính là đẩy mạnh hoạt động bán hàng, hành vi mua của người tiêu dùng.

Với mục đích như vậy thì người làm Marketing sẽ cần phải áp dụng những phương pháp để thực hiện Marketing penetration strategy, đó có thể là những phương pháp sau:

3.1. Cạnh tranh về giá cả

- Người làm Marketing có thể sử dụng những chương trình khuyến mãi, giảm giá, ưu đãi đặc biệt hay voucher để tăng thêm sự chú ý, thu hút của khách hàng.

- Mở rộng thị phần bằng cách có thể mua các công ty đối thủ cạnh tranh, đó đều phải là những công ty đã có kinh nghiệm, sự trưởng thành trên những thị trường mục tiêu nhất định của họ.

- Đồng thời, có thể sử dụng Ma trận Boston để mang lại những lợi ích, giá trị dễ dàng bị bỏ qua thừ để giải mã được sản phẩm của mình. 

Cạnh tranh về giá cả

3.2. Điều chỉnh giá cả

Nếu bạn không thể điều chỉnh được quy luật cung cầu thì cách bạn có thể thực hiện được chính là hạ giá thành của sản phẩm. Đây cũng chính là một trong những chiến lược thâm nhập thị trường phổ biến. Bất kỳ một tổ chức, doanh nghiệp nào đều sẽ đặt ra mục tiêu quan trọng nhất chính là tạo ra được nhiều sản lượng hàng hóa được bán ra bằng cách đưa ra những mức giá thấp hơn so với những hàng hóa thay thế cho nó, hoặc là những hàng hóa cạnh tranh của công ty đối thủ. Điều này cũng sẽ còn phụ thuộc tùy theo độ co giãn của cầu sản phẩm hay thị hiếu mua của người tiêu dùng, chính vì thế người thực hiện hoạt động marketing cần phải hiểu rõ thị trường và có những điều chỉnh phù hợp. 

3.3. Tăng thêm các chương trình khuyến mại, ưu đãi dành cho khách hàng 

Để thâm nhập thị trường được sâu và rộng hơn, các doanh nghiệp cũng có thể thực hiện nó bằng cách tạo ra được nhiều những chương trình khuyến mãi cho người tiêu dùng, Đây là một chiến lược phổ biến mà hầu như những nhà kinh doanh nào đều áp dụng, nó sẽ được liên kết chặt chẽ với phần định giá sản phẩm từ ban đầu để làm thế nào khách hàng có thể nhìn giá mà nhận thức được ngay thương hiệu cũng như tạo ra lợi nhuận, và cả sự hài lòng, yêu mến của khách hàng.

Đình chỉnh giá cả hợp lý

3.4. Xây dựng thêm nhiều hệ thống kênh phân phối bán hàng hơn  

Có thể nói rằng sản phẩm đến tay được người tiêu dùng sẽ thông qua chủ yếu là những kênh phân phối. Đây chính là sự kết nối, duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp, tổ chức với những người kênh trung gian ở giai đoạn trước khi những sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa đến được với tay của người tiêu dùng - khách hàng. 

Hệ thống các kênh phân phối đồng thời cũng có thể đóng góp, gia tăng vào khối lượng bán hàng cho tổ chức, doanh nghiệp. Kênh phân phối có thể giúp nâng cao được nhận thức, hiểu biết của người tiêu dùng, hay tạo ra được những thay đổi về chiến lược, chiến thuật của đối thủ cạnh tranh so với mình và bên cạnh đó có thể làm nhận thức về thương hiệu, độ nhận diện của khách hàng về sản phẩm cũng sẽ được thay đổi theo tùy thuộc vào khả năng xây dựng, mở rộng những kênh phân phối của nhà sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ.

3.5. Cải tiến chất lượng sản phẩm

Yếu tố về sản phẩm bao giờ cũng là yếu tố quan trọng nhất để quyết định hành vi mua của người tiêu dùng. CŨng chính vì vậy, để thâm nhập được sâu rộng vào thị trường thì chắc chắn sẽ cần đòi hỏi đó là một sản phẩm chất lượng, nhiều giá trị, lợi ích với khách hàng. 

Cải tiến chất lượng sản phẩm 

Do đó, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh hơn về việc nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng các yếu tố, cách thức khác nhau để sản phẩm của mình được đưa ra thị trường tốt nhất có thể. Đây cũng có thể là một trong những điều thu hút với khách hàng nhất khi lựa chọn tiêu dùng, nó có thể thay đổi nhận thức, hành vi không chỉ của khách hàng mà còn của cả đối thủ cạnh tranh với công ty, doanh nghiệp. Nếu chất lượng của bạn có lợi ích hơn so với đối thủ cạnh tranh thì việc dẫn đến doanh số, lợi nhuận cao là điều có thể xảy ra. 

Để cải tiến chất lượng của sản phẩm thì có thể áp dụng bằng nhiều phương pháp khác nhau như thay đổi mẫu mã, thiết kế, bao bì sản phẩm, cải thiện nguyên vật liệu làm ra sản phẩm,...

3.6. Xây dựng và phát triển thị trường rõ ràng

Trong hoạt động Marketing một yêu cầu bắt buộc chính là phải tìm ra hay xác định được thị trường, đoạn thị trường, khách hàng mục tiêu của mình để xây dựng được những hoạt động, chính sách phát triển phù hợp cho từng đối tượng cụ thể. Điều này sẽ không chỉ giúp bạn kiểm soát được chi phí mà còn đồng thời giúp bạn tối đa hóa được thị trường tiềm năng của mình.

Xây dựng niềm tin của khách hàng

So với việc không xác định được thị trường mình sẽ phát triển thì việc hiểu đúng, hiểu sâu về thị trường của mình sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt, tránh được những rủi ro, sự cố phát sinh. Chính vì thế ngay từ ban đầu, chúng ta cần xác định được thị trường cũng như cách thức mà chúng ta sẽ thâm nhập nó. 

Như vậy trên đây là một số những thông tin về Marketing Penetration Strategy, mong rằng bạn sẽ có những kiến thức, hiểu biết rõ hơn, thú vị hơn về hoạt động này và có thể đưa ra được những phương pháp Marketing phù hợp, đúng đắn nhất nhé!