[Tải về ngay] Mẫu hợp đồng liên doanh chuẩn nhất cho bạn!
Tác giả: Bùi Nguyệt 01-07-2024
Mẫu hợp đồng liên doanh là gì? Có tác dụng gì và cách viết cụ thể như thế nào? Chúng ta hãy cùng với work247.vn khám phá cụ thể hơn trong bài viết dưới đây nhé.
1. Hợp đồng liên doanh là gì? Vai trò của hợp đồng liên doanh
Trong quá trình hợp tác, Việc làm nhân viên phát triển kinh doanh, việc chung đụng vốn, liên kết giữa hai hay nhiều cá nhân thành lập doanh nghiệp trong một mảng lĩnh vực nào đó, không còn là điều hiếm thấy trong xã hội. Chính sự hợp tác này đã mở ra thời kỳ cực thịnh cho hình thức công ty cổ phần. Mẫu hợp đồng liên doanh cũng ra đời trong thời gian này. Hợp đồng liên doanh là tài liệu bắt buộc được lập ra và thống nhất của các bên liên doanh trong quá trình thành lập doanh nghiệp.
Mang “trọng trách to lớn” như các hợp đồng trong các lĩnh vực khác như xây dựng, thiết kế...mẫu hợp đồng liên doanh được biết đến với vai trò là văn bản bảo vệ quyền lợi và trách nhiệm của các bên thành gia liên doanh trước và trong khi doanh nghiệp ra đời. Đặc biệt, là tài liệu bảo vệ trước pháp luật cho các bên trong trường hợp có các mâu thuẫn xảy ra.
Hợp đồng liên doanh được soạn thảo thành số lượng bản tương đương với số lượng thành viên đối tác tham gia thành lập doanh nghiệp, được viết lại dựa trên tất cả những thông nhất, thỏa thuận, sửa đổi ý kiến của tất cả các thành viên và xác nhận bằng chữ ký và điểm chỉ. Mặc dù mang một vai trò quan trọng như vậy, thế nhưng pháp luật lai không quy định rõ ràng một mẫu hợp đồng liên doanh cụ thể, do vậy, dẫn đến rất nhiều tình trạng soạn thảo hợp đồng không rõ ràng gây khó khăn trong việc làm thực thi hợp đồng và phát sinh nguy cơ tranh chấp cao.
Thấu hiểu được điều này, trong bài viết dưới đây work247.vn mang đến đây bài viết chi tiết, các bạn đọc để tham khảo thêm nội dung, vai trò và cách soạn thảo hợp đồng liên doanh chuẩn nhất nhé.
Xem thêm: Giá trị doanh nghiệp là gì? Giải đáp toàn bộ thông tin liên quan
2. Hướng dẫn viết hợp đồng liên doanh chuẩn nhất
Hợp đồng liên doanh là tài liệu được sử dụng tương đối thông dụng, dùng trong phạm vi trong nước và cả ngoài nước, với đối tác là người Việt hoặc người nước ngoài, do vậy những thông tin trình bày phải thật sự rõ ràng, văn bản lấy làm căn cứ soạn thảo cũng là những quy định, luật có hiệu lực.
Một số nội dung trọng yếu nhất trong bản hợp đồng liên doanh bao gồm: Thông tin các bên tham gia hợp đồng liên doanh, quy định về nội dung hợp đồng hay các thỏa thuận lớn của các bên, dự kiến về thành lập pháp nhân trong doanh nghiệp, phần vốn góp phân chia lợi nhuận, các vấn đề liên quan đến quản lý tài chính doanh nghiệp, ngày có hiệu lực và thời hạn hợp đồng, chữ ký và xác nhận của các bên. Ngoài ra, các bên tham gia hợp đồng sẽ căn cứ vào thực tế thành lập doanh nghiệp để bổ sung thêm một số điều khoản cần thiết.
Về hình thức, cách trình bày, triển khai các nội dung này không khác nhiều với một số văn bản hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, như Hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ mở đầu bằng thông tin quốc hiệu và tiêu ngữ. Quốc hiệu và tiêu ngữ sẽ được căn giữa. Trong đó, quốc hiệu được viết in hoa và bôi đậm. Tiêu ngữ viết thường và viết lùi vào một ô so với quốc hiệu.
Ngay bên dưới quốc hiệu, tiêu ngữ là nội dung tên hợp đồng. Tên hợp đồng sẽ viết in hoa và căn giữa, như tên các văn bản khác. Bạn có thể viết như sau “HỢP ĐỒNG LIÊN DOANH”.
Ngay bên dưới tên hợp đồng, bạn trình bày đầy đủ thêm số của hợp đồng nhé. Ví dụ, số 5/HĐLD
Xem thêm: Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh
Những căn cứ soạn thảo hợp đồng chính là thông tin tiếp theo bạn cần trình bày trong hợp đồng liên doanh. Những căn cứ này bắt buộc phải xác thực và dựa trên những quy phạm chung của pháp luật như những quy định về kinh doanh, dân sự và theo thỏa thuận của hai bên. Để đảm bảo tính khoa học, rõ ràng bạn cần trình bày riêng biệt những căn cứ này theo từng dòng. Một số căn cứ quan trọng người soạn thảo có thể trình bày trong hợp đồng liên doanh của mình bao gồm:
- Căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015;
- Căn cứ theo quy định của Luật thương mại năm 2005;
- Căn cứ vào tình hình thực tế của Hai bên;
- Dựa trên tinh thần trung thực và thiện chí hợp tác của các Bên
Đây cũng là nội dung để mở ra mục giới thiệu thông tin của từng bên cụ thể ở bên dưới. Căn cứ vào số lượng đối tượng tham gia hợp đồng liên doanh mà lượng thông tin bạn phải trình bày vào đây là nhiều ít khác nhau. Tuy nhiên một số thông tin cơ bản bao gồm: Họ và tên, địa chỉ, tên doanh nghiệp (đang làm việc, nếu có), tên người đại diện doanh nghiệp, điện thoại, số tài khoản, số chứng minh nhân dân, ngày cấp - nơi cấp đối với tất cả những ai là người Việt. Trong trường hợp có đơn vị liên doanh là người nước ngoài hay đơn vị nước ngoài thì cần thiết trình bày rõ hơn một số thông tin khác bao gồm: Quốc tịch, địa chỉ thường trú, năm sinh, số hộ chiếu, ngày cấp, thời gian hết hạn. Những thông tin này được trình bày rõ ràng theo từng dòng riêng biệt để đảm bảo sự rõ ràng, khoa học.
Sau khi trình bày xong xuôi những địa chỉ, thông tin cá nhân, người viết sẽ đi vào nội dung quan trọng nhất của hợp đồng liên doanh, đó chính là các điều khoản đã được thống nhất, sửa đổi, bổ sung giữa các bên. Như đã nhấn mạnh, tùy vào yêu cầu, quyền lợi, trách nhiệm và các bên tham gia hợp đồng đề xuất thì số lượng các điều khoản trong hợp đồng sẽ nhiều ít khác nhau. Tuy nhiên, một số điều căn bản mà các bên nên cân nhắc và xem xét để đưa vào mẫu hợp đồng liên doanh của mình là:
- Định nghĩa các định nghĩa trong hợp đồng, đặc biệt là những hợp đồng có đơn vị liên doanh khác quốc tịch.
- Thỏa thuận thành lập công ty, cụ thể như tên công ty là gì, trụ sở chính đặt tại đâu, các chi nhánh được thành lập ở đâu,vốn điều lệ là bao nhiêu..theo sự phê chuẩn của cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.
- Tư cách pháp nhân của công ty như thế nào.
- Mục tiêu phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty
- Ngày hợp đồng có hiệu lực và thời hạn
- Chi phí thuê địa điểm kinh doanh và trang trí văn phòng (nếu có)
- Vốn điều lệ, lịch biểu góp vốn điều lệ.
- Trách nhiệm và quyền lợi của các bên.
- Thuế
- Điều kiện chấm dứt hợp đồng.
Những nội dung này sẽ được trình bày theo những điều, khoản một cách cụ thể và có đề mục rõ ràng cho từng nội dung riêng.
Ở cuối văn bản sẽ trình bày rõ số lượng văn bản và thông tin ký kết. Người viết có thể trình bày cụ thể như sau:
“HỢP ĐỒNG này sẽ được lập thành năm (04) bộ gốc bằng tiếng Việt và sẽ có giá trị tương đương. Mỗi Bên sẽ giữ một (01) bộ gốc; một (01) bộ gốc sẽ được Công ty giữ lại sau ngày thành lập và bộ gốc còn lại sẽ được trình lên Cơ quan Cấp phép để xin cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư.
Với sự chứng thực, mỗi Bên sẽ ký kết Hợp đồng này bởi các đại diện có thẩm quyền của mình vào ngày đã được ấn định ở trên”.
Cuối cùng là chữ ký của các bên.
Vì là hợp đồng, tài liệu chuẩn mực và có tính thống nhất cao và ảnh hưởng đến quyền lợi của từng bên tham gia, ngoài việc đảm bảo đúng các nội dung, thì người soạn thảo cũng bắt buộc đảm bảo về chính tả, ngữ pháp.
3. Tải về mẫu hợp đồng liên doanh chuẩn nhất
Cùng với việc tham khảo đầy đủ những thông tin trên đây, bạn cũng có thể tham khảo ngay mẫu hợp đồng kinh doanh chuẩn nhất dưới đây nhé:
Hi vọng rằng, những thông tin về mẫu hợp đồng liên doanh trên của work247.vn sẽ thực sự hữu ích với các bạn.