Tải về Mẫu hợp đồng thiết kế nội thất chuẩn chỉnh nhất!

Theo dõi work247 tại
Bùi Nguyệt tác giả work247.vn Tác giả: Bùi Nguyệt

Mẫu hợp đồng thiết kế nội thất gồm những nội dung gì? Viết như thế nào? Có vai trò ra sao? và cần chú ý những gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ càng hơn trong bài viết sau đây của work247.vn nhé. 

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Việc làm kỹ sư thiết kế xây dựng

1. Vì sao phải viết hợp đồng thiết kế nội thất?

Trước khi đi vào xây dựng một công trình đẹp, các nhà đầu tư cần định hình, phác thảo ra hình ảnh tương lai của ngôi nhà, tòa văn phòng, cao ốc theo ý của mình và cần thiết nhờ cậy đến đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp phác thảo trên bản vẽ kỹ thuật.

Vì sao phải viết hợp đồng thiết kế nội thất?
Vì sao phải viết hợp đồng thiết kế nội thất?

Cách bày trí nội thất, số lượng những trang thiết bị để điểm tô của ngôi nhà qua nội thất bên trong là một trong số đó. Trong buổi bàn giao thiết kế nội thất, hai bên gồm chủ đầu tư và đơn vị thiết kế sẽ cùng nhau ký kết mẫu hợp đồng thiết kế. Giống như rất nhiều những loại mẫu hợp đồng quen thuộc được dùng trong nội thất và xây dựng như hợp đồng thi công nội thất, hợp đồng thầu phụ, hợp đồng xây dựng...Hợp đồng thiết kế nội thất chính là “tài liệu khế ước” đảm bảo được toàn bộ những quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên.

Trong đó, ghi chép lại toàn bộ quá trình bàn giao bản vẽ và thực thi công trình đúng tiến độ và thiết kế trong bản vẽ, phản ánh được những thỏa thuận về cách bố trí, phối cảnh các nội thất đúng ý của chủ đầu tư. Đây cũng là tài liệu bắt buộc để bảo vệ quyền lợi của hai bên đặc biệt là bên khách hàng, nếu xuất hiện bất kỳ một tranh chấp về sau khi hai bên có xảy ra mâu thuẫn, nhất là những trường hợp, nhiều khách hàng cho rằng, không cần đến bản thiết kế và bỏ rơi công sức thiết kế của khách hàng. Bản hợp đồng này được soạn thảo thành hai bản và được xác nhận ký kết bởi hai bên. Vậy nội dung cụ thể như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể ngay sau đây nhé.

Vai trò của hợp đồng thiết kế nội thất
Vai trò của hợp đồng thiết kế nội thất

Xem thêm: Chứng chỉ hành nghề thiết kế và những thông tin liên quan

2. Nội dung của hợp đồng thiết kế nội thất

Là một trong những tài liệu quen thuộc trong xây dựng, hợp đồng thiết kế nội thất được khu biệt với những tài liệu khác như biên bản, đơn từ,..bằng các thông tin sơ bộ mà bất kỳ một bản hợp đồng nào cũng có bao gồm: Đơn vị pháp lý, thông tin khách hàng và đơn vị thực thi thiết kế và phần nội dung chính và quan trọng nhất đó là những thỏa thuận của hai bên để ghi nhận lại quyền lợi và nghĩa vụ. 

Về chi tiết của bản hợp đồng thiết kế nội thất sẽ trình bày đầy đủ về chi tiết công việc. Những việc làm chính mà đơn vị thiết kế cần chuẩn bị khi bắt tay vào bản vẽ. Một số nội dung căn bản nhất, tiêu biểu như khảo sát khu vực, vẽ phối cảnh sơ bộ, các mặt xung quanh, thiết kế từng hệ thống điện nước hay tính toán về số liệu vật liệu sử dụng cho công trình đó như thế nào. Một thực tế thường thấy rằng, nhiều đơn vị thực hiện thiết kế sẽ đồng thời nhận luôn trách nhiệm thi công, công trình. Do vậy, nếu khách hàng lựa chọn một địa chỉ như vậy thì hợp đồng sẽ ghi chép lại đầy đủ phần báo giáo tổng hoặc riêng cho trách nhiệm, chi phí thiết kế. 

Nội dung của hợp đồng thiết kế nội thất
Nội dung của hợp đồng thiết kế nội thất

Nội dung quan trọng thứ hai xuất hiện trong hợp đồng thiết kế là timeline của dự án. 

Trong timeline dự án được chia cụ thể Deadline cho từng phần như thời điểm hoàn thành bản thiết kế và thời gian thực thi dự án như thời gian bắt đầu thi công nội thất, giai đoạn hoàn thành và quyết toán , giai đoạn hoàn thành tiếp theo và hoàn tất thi công hạng mục nội thất. Trường hợp không đáp ứng đúng thời gian, bên thi công và đơn vị thiết kế sẽ phải bồi thường cho khách hàng.

Nội dung quan trọng tiếp theo chính là tổng giá trị hợp đồng. Trong hợp đồng thiết kế nội thất, một số thông số liên quan đến giá trị của hợp đồng thiết kế nội thất hoặc thiết kế kiêm thi công bao gồm: Đơn giá thiết kế, đơn giá thi công, tổng giá trị hợp đồng. 

Phương thức thanh toán là hạng mục thông tin quan trọng tiếp theo xuất hiện trong hợp đồng thiết kế nội thất. Tại đây, số tài khoản của đơn vị thầu phải chuẩn xác, khách hàng nên chuyển khoản đúng thông tin giao dịch của chủ khoản ghi trên hợp đồng. 

Xem thêm: Lương kỹ sư thiết kế xây dựng

Một số nội dung trong hợp đồng thiết kế nội thất
Một số nội dung trong hợp đồng thiết kế nội thất

Ngoài ra hai bên cũng cần trình bày rõ về phương thức thanh toán như bằng tiền mặt hay chuyển khoản, thanh toán trước bao nhiêu %, số tiền thanh toán khi hoàn thành từng giai đoạn nhỏ là bao nhiêu và tổng số tiền khi dự án hoàn thành…

Những tranh chấp cụ thể cũng sẽ là vấn đề được trình bày cụ thể trong bản hợp đồng thi công nội thất. Cùng với đó là phương án giải quyết cho những mâu thuẫn này, cần thiết là nhờ đến tòa án để phân xử.

Tiếp theo, hợp đồng thiết kế nội thất cũng ghi rõ được những lý do buộc dừng hợp đồng hay sửa đổi hợp đồng dựa vào những phát sinh cụ thể. 

Phần nội dung chi tiết quan trọng cuối cùng bao gồm: Quyền lợi và nghĩa vụ đã thống nhất của hai bên kết hợp với những điều khoản chung được khách hàng và đơn vị thiết kế thỏa thuận. 

Những nội dung cần thiết được trình bày thành những điều, đề mục, có đánh số thứ tự để đảm bảo khoa học, dễ nhìn. 

Tạo CV online

Cách trình bày hợp đồng thiết kế nội thất
Cách trình bày hợp đồng thiết kế nội thất

Xem thêm: Construction là gì? Làm nghề Construction là làm nghề gì?

Trong đó, một mẫu hợp đồng thiết kế nội thất chuẩn sẽ được trình bày cụ thể như sau:

Thứ nhất là quốc hiệu, tiêu ngữ: Quốc hiệu được viết in hoa và căn giữa, bôi đậm. Tiêu ngữ và được viết lùi vào một chữ cái so với quốc hiệu và viết thường.

Thứ hai, tên hợp đồng viết in hoa và bôi đậm, bạn có thể viết “HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ NỘI THẤT” và đính kèm thêm số của hợp đồng.

Nội dung tiếp theo được trình bày trong hợp đồng thiết kế nội thất là những căn cứ để trình bày hợp đồng thiết kế nội thất. Những căn cứ này thường căn cứ theo quy định của pháp luật và những quy định liên quan, thỏa thuận của hai bên. Ví dụ, bạn có thể viết “

- Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 24/11/2015 có hiệu lực ngày 01/01/2017.

- Căn cứ Luật thương mại năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/6/2005 có hiệu lực ngày 01/01/2006.

- Căn cứ vào nhu cầu và năng lực của hai bên.

Một số lưu ý khi trình bày hợp đồng thi công thiết kế nội thất
Một số lưu ý khi trình bày hợp đồng thi công thiết kế nội thất

Một lưu ý là trình bày rõ ràng những căn cứ này thành từng dòng khác nhau.

- Nội dung tiếp theo sẽ là thông tin cá nhân liên quan của khách hàng và đơn vị thiết kế. Ở mục thông tin này sẽ trình bày cụ thể thành từng dòng họ và tên, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ liên hệ, số điện thoại. Với những tổ chức tham gia hợp đồng như đơn vị thiết kế hay chủ đầu tư là doanh nghiệp...cần phải trình bày cụ thể, họ và tên người đại diện, chức vụ, địa chỉ trụ sở, điện thoại và mã số thuế.

Đây là cách trình bày những thông tin cơ bản trước khi đi vào chi tiết những nội dung của hợp đồng thiết kế nội thất như đã nhấn mạnh ở bên trên các điều khoản trong nội dung hợp đồng như: Nội dung công việc, tiến độ hợp đồng, Giá trị hợp đồng, tạm dừng và hủy bỏ hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên, điều khoản chung. 

Căn cứ vào thỏa thuận của hai bên mà số lượng điều khoản có thể nhiều hay ít. 

Nội dung cuối cùng trong hợp đồng thiết kế nội thất là chữ ký, xác nhận hoặc đóng dấu của hai bên.

3. Tải về mẫu hợp đồng thiết kế nội thất chuẩn chỉnh nhất

Bên cạnh việc tham khảo những nội dung trên đây, bạn có thể tải về mẫu hợp đồng thiết kế nội thất chuẩn ngay bên dưới đây nhé.

Mẫu HD Thiết Kế Nội Thất.doc

Mẫu HD Thiết Kế Nội Thất 2.docx

Mong rằng, những thông tin trên đây về hợp đồng thiết kế nội thất sẽ thực sự hữu ích với bạn. 

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1645 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT