Trình bày mục tiêu nghề nghiệp ngành giao thông vận tải trong CV

Tác giả: Quỳnh Trang 22-07-2024

Mục tiêu nghề nghiệp ngành giao thông vận tải đóng vai trò quan trọng trong CV xin việc ngành này. Xác định đúng mục tiêu trong công việc liên quan đến ngành giao thông vận tải giúp CV trở nên đẹp hơn, thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng.

1. Những lưu ý khi viết mục tiêu CV trong ngành giao thông vận tải

- Trong CV nói chung, các nội dung được nêu ra cần ngắn gọn, đủ ý, đề cập đến thông tin nổi bật. Mục tiêu nghề nghiệp là một phần cần có trong CV nên cũng phải đảm bảo tính chất như vậy. Phần này chỉ viết khoảng 3 dòng là hợp lý

- Nên chia mục tiêu thành 2 giai đoạn, mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Các giai đoạn ngắn hạn nên gắn với công ty ứng tuyển. CV nộp cho mỗi công ty cần khác nhau, đảm bảo nên được nội dung phù hợp với công ty.

Lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp ngành giao thông vận tải

- Mục tiêu phải liên quan đến sát đến vị trí ứng tuyển. Ngành giao thông vận tải có một số nghề nghiệp như kỹ sư kinh tế, kỹ sư công trình, kỹ sư điều khiển, … khi ứng tuyển vào vị trí nào phải có mục tiêu nghề nghiệp liên qua đến vị trí đó.

Xem thêm: Vai trò của ngành giao thông vận tải trong kinh tế và xã hội

2. Hướng dẫn các viết chi tiết mục tiêu trong ngành

Ngành giao thông vận tải có một số các nghề nghiệp cụ thể, dưới đây là ví dụ tương ứng cho các nghề đó trong có thể dùng trong CV

2.1. Mục tiêu kỹ sư kinh tế giao thông vận tải

Ví dụ:

Được tham gia vào các công trình lớn, góp phần xây dựng các công trình có ích cho xã hội. Mục tiêu trong 2 năm, thành thạo công việc, áp được đơn giá hợp lý, tối ưu hóa lợi ích cho công ty.

2.2. Mục tiêu kỹ sư cơ khí giao thông vận tải

Ví dụ:

Tham gia trực tiếp và quá trình nghiên cứu các sản phẩm máy móc mới, tiếp xúc với nhiều loại phụ kiện, máy móc khác nhau. Mom muốn trở thành trưởng phòng thiết kế sau 5 năm làm việc.

2.3. Mục tiêu kỹ sư xây dựng công trình giao thông

Ví dụ:

Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, học hỏi tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Nỗ lực phấn đấu trở thành quản lý dự án công trình trong công ty.

2.4. Mục tiêu kỹ sư điều khiển học kỹ thuật

Ví dụ:

Vận dụng các kiến thức đã học và trong quá trình làm việc, trực tiếp tham gia khai thác trong hệ thống thiết bị tân tiến. Được tạo nhiều điều kiện phát huy đúng sở trường, đem lại giá trị hữu ích cho xã hội.

2.5. Mục tiêu kỹ sư điều khiển các quá trình vận tải

Ví dụ:

Mục tiêu nghề nhiệp kỹ sư ngành giao thông vận tải

Tham gia vào công việc trao đổi lưu lượng giao thông hiện nay, phối hợp làm việc với các nhà thầu lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông nước nhà. Mục tiêu 3 năm trở thành trưởng phòng dự án vận tải đường biển.

Xem thêm:Việc làm ngành giao thông vận tải - thủy lợi - cầu đường

3. Cách trình bày mục tiêu nghề nghiệp trong CV

- Đối với các bạn sinh viên mới ra trường, phần kinh nghiệm làm việc chưa có nhiều, khó viết CV đẹp cho phần này. Mục tiêu nghề nghiệp nên để cạnh phần kinh nghiệm làm việc, để nhà tuyển dụng có cái nhìn ưu ý, quyết định lựa chọn bạn

- Mục tiêu nghề nghiệp vừa thể hiện thái độ cầu tiến của bạn vừa cho thấy bạn quan tâm đến công việc, muốn làm việc lâu dài trong công ty. Vì vậy, phần mục tiêu nên viết thành câu hoàn chỉnh bày tỏ ý tôn trọng người đọc.

Cách trình bày mục tiêu trong CV hợp lý

- Trong CV cần phải trình bày ngay ngắn, các mục chú thích rõ ràng, chia theo cột, hàng thích hợp. Phần ảnh đại diện và họ tên sẽ nổi bật nhất, nên bạn có thể để mục tiêu nghề nghiệp ngay dưới phần thông tin cá nhân và trên phần kỹ năng làm việc

Như vậy có thể thấy, mục tiêu nghề nghiệp ngành giao thông vận tải cần có nội dung sát với vị trí công việc cụ thể của ứng viên. Cần chú ý viết phần mục tiêu ngắn gọn nhưng đủ thông tin cần thiết cho nhà tuyển dụng và có cách trình hợp lý dễ thu hút người đọc.