Hướng dẫn chi tiết cách viết CV cho thực tập sinh ngành du lịch

Theo dõi work247 tại
Phạm Hồng Ánh tác giả work247.vn Tác giả: Phạm Hồng Ánh

Ngành du lịch đang không ngừng phát triển với nhiều cơ hội rộng mở hấp dẫn cho các đối tượng sinh viên năm cuối và sinh viên mới ra trường. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chuẩn bị cho mình một CV cho thực tập sinh ngành du lịch đúng chuẩn và đẹp nhất để chinh phục các nhà tuyển dụng tiềm năng. Cùng work247.vn học cách viết và trình bày một bản CV chuyên nghiệp nhất nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Cách viết các mục trong CV thực tập sinh ngành du lịch

Trong một bản CV, bạn cần cung cấp đầy đủ các thông tin của bản thân về mọi mặt để chứng minh rằng bạn chính là nhân tài mà công ty ấy đang tìm kiếm. Một CV cho thực tập sinh ngành du lịch cũng giống như những chiếc CV gồm có thông tin liên hệ cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, hoạt động ngoại khóa, kỹ năng chuyên môn, chứng chỉ, sở thích, người tham chiếu và ảnh (nếu có).

1.1. Thông tin liên hệ cá nhân

Thông tin liên hệ cá nhân là phần thông tin đặc biệt mà bạn có thể dùng chung cho hầu hết mọi bản CV công việc khác nhau. Việc kê khai các thông tin cá nhân như họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nhà ở, địa chỉ email liên lạc, số điện thoại cá nhân,... là vô cùng quen thuộc và dễ dàng đối với bất kỳ ai.

1.2. Mục tiêu công việc

Vai trò của phần mục tiêu công việc trong CV cho thực tập sinh ngành du lịch là rất quan trọng. Đây dường như là điểm nhấn gây ấn tượng đầu tiên cho những nhà tuyển dụng khi nhìn một bản CV. Vì vậy, việc chú ý chăm chút cho từng chi tiết nội dung ở mục này là cần thiết.việc

Ở đây, bạn phải nêu bật lên được những đặc điểm đầu tiên bạn muốn người tuyển dụng nhớ về bạn như chăm chỉ, năng động, nhiệt huyết, ham học hỏi,... và lồng ghép khéo léo vào với những mục tiêu trong ngành du lịch mà bạn đặt ra.

Mục tiêu công việc đặt ra gắn với công ty
Mục tiêu công việc đặt ra gắn với công ty

Đặc biệt, vì đây là CV thực tập sinh, bạn nên gắn con đường sự nghiệp du lịch của mình với những vị trí chính thức trong công ty làm mục tiêu như hướng dẫn viên chính thức có thành tích xuất sắc nhất đội hay khả năng thăng tiến trong 5 năm, góp phần cải thiện nền du lịch Việt Nam chuyên nghiệp hơn,... và thể hiện ước muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp đó, tránh khiến họ cho rằng bạn sẽ rời đi sau khóa đào tạo mà không có nguyện vọng lưu lại cống hiến gì.

Xem thêm: Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp du lịch chi tiết nhất

1.3. Trình độ học vấn

Ở mục trình độ học vấn, thông tin tốt nhất bạn nên đặt ở đây là về trình độ cao đẳng, đại học đặc biệt là trong ngành du lịch để cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là một nhân tài tiềm năng, bạn có kiến thức du lịch từ cơ bản đến nâng cao được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường. Trình độ học vấn của bạn càng cao, bảng điểm của bạn càng hấp dẫn, danh tiếng của ngôi trường bạn trong giới du lịch càng nhiều thì bạn càng chứng mình được độ phù hợp của mình đối với vị trí thực tập sinh cho công ty du lịch. Điều đó cũng ám chỉ rằng bạn sẽ tiếp thu rất nhanh những hoạt động thực tế trong công việc và không mất quá nhiều thời gian để làm việc hiệu quả trong doanh nghiệp.

Trình độ học vấn ngành du lịch
Trình độ học vấn ngành du lịch

1.4. Kinh nghiệm làm việc

Nếu bạn đã từng may mắn được làm việc trong ngành du lịch ngay trong quá trình học tập thì đó sẽ là một điểm sáng nhất trong CV thực tập sinh của bạn. Đó có thể là các công việc dẫn tour du lịch cá nhân xung quanh thành phố cho người nước ngoài, hay những chuyến đi hỗ trợ các hướng dẫn viên chuyên nghiệp trong công ty trước đây của bạn đều được. Hãy cố để diễn tả hết những kỹ năng, kiến thức thông qua việc làm ngành du lịch bạn đã từng trải qua.

Mặt khác, đối với các công ty, kinh nghiệm làm việc là thứ xa xỉ đối với những sinh viên non nớt mới ra trường, vì vậy, bạn đừng lo lắng phải để CV “trắng” vì chưa từng làm bất kỳ việc làm nào liên quan đến du lịch trong quá trình còn đi học. Nhà tuyển dụng hiểu được điều đó, nên hầu hết đều không yêu cầu quá cao, hoặc không yêu cầu kinh nghiệm.

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể chứng minh được khả năng của mình qua những công việc dù không liên quan đến du lịch nhưng lại mang những kỹ năng phù hợp với ngành du lịch. Ví dụ như bạn đã từng làm nghề phục vụ, bồi bàn trước đây. Công việc này có thể chứng minh được kỹ năng giao tiếp với khách hàng, khả năng ứng biến và xử lý tình huống của bạn, đều là những kỹ năng có lợi trong quá trình làm việc du lịch.

Các công việc có liên quan đến kỹ năng ngành du lịch cũng được xem xét
Các công việc có liên quan đến kỹ năng ngành du lịch cũng được xem xét

Xem thêm: Việc làm nhân viên kinh doanh du lịch

1.5. Hoạt động ngoại khóa

Các hoạt động ngoại khóa cũng là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá tính cách cũng như kỹ năng trong cuộc sống của bạn. Nếu bạn đã từng tham gia các hoạt động tình nguyện, những cuộc thi tài năng mà đặc biệt liên quan đến lĩnh vực du lịch thì tất nhiên đó sẽ là điểm cộng vào hình ảnh của bạn rồi.

1.6. Kỹ năng

Làm việc trong ngành du lịch yêu cầu khá nhiều kỹ năng xã hội khi bạn phải tiếp xúc với rất nhiều người và giao tiếp, chung sống với họ trong những chuyến đi. Các kỹ năng thu hút ở những người làm du lịch thường là lối giao tiếp khéo léo, thu hút. Nếu bạn có thể chứng minh mình là một người thuyết trình giỏi, có cách nói chuyện thu hút mọi người thì khả năng cao bạn sẽ được chấp nhận.

Các kỹ năng ngành du lịch nên được đề cập trong CV
Các kỹ năng ngành du lịch nên được đề cập trong CV

Bên cạnh đó, trong những chuyến đi, bạn cần phải xử lý rất nhiều những tình huống phát sinh mà khi ấy cần tới kỹ năng ứng biến, xử lý tình huống và các kỹ năng sống rất nhiều. Những kỹ năng này bạn cũng có thể đã đề cập đến trong phần hoạt động ngoại khóa nếu hoạt động thiện nguyện bạn tham gia diễn ra ở những vùng núi xa xôi hẻo lánh.

Xem thêm: Công việc của hướng dẫn viên du lịch là gì? Kỹ năng cần có?

1.7. Chứng chỉ

Nếu bạn sở hữu những chứng chỉ về các kỹ năng, giải thưởng từ các cuộc thi thì có thể điền rõ tên chứng chỉ, giải thưởng bạn đã nhận được ở phần này. Thường thì nhà tuyển dụng sẽ chưa yêu cầu chứng chỉ kỹ năng đối với sinh viên nhưng những chứng chỉ tin học, ngôn ngữ sẽ làm đẹp thêm CV của bạn đấy.

1.8. Sở thích

Phần sở thích bạn chỉ nên nêu vắn tắt những sở thích của mình. Tuy nhiên, thông tin vẫn cần phải đầy đủ và rõ ràng. CV cho thực tập sinh ngành du lịch nên được tô điểm bằng những sở thích thể hiện sự yêu thích, đam mê du lịch nhé các bạn.

Sở thích và người tham chiếu
Sở thích và người tham chiếu

1.9. Người tham chiếu

Bạn hãy liên hệ trước với người tham chiếu để thảo luận về những thông tin cần xác nhận trong CV thực tập sinh. Người tham chiếu có thể là giáo viên hướng dẫn ở trường đại học hay những anh chị cấp trên đã từng dẫn dắt bạn trong công việc trước đây. Lưu ý rằng bạn chỉ nên để 1 – 2 người tham chiếu và bao quát toàn bộ thông tin trong CV để đạt hiệu quả cao nhất.

2. Cách trình bày CV thực tập sinh ngành du lịch

 Một số thực tập sinh cho rằng CV của thực tập sinh ngành du lịch thì được phép sáng tạo hết nấc, thoải mái chèn ảnh du lịch của mình. Tuy nhiên, thực tế khi viết CV xin việc, bạn cần một giao diện chuyên nghiệp và tôn trọng với nhà tuyển dụng cũng như ngành nghề của mình.

Đầu tiên, về việc chèn ảnh trong CV, tốt nhất bạn chỉ nên chèn một ảnh chân dung của mình ở phía đầu trang. Bức ảnh này nên được chụp chính diện mặt của bạn, không cần quá nghiêm túc như ảnh thẻ nhưng bạn phải thể hiện được phong thái nghiêm túc của người muốn làm việc, không nên để ảnh du lịch quá thoải mái về trang phục hay có bối cảnh phức tạp, khó nhìn.

Trình bày CV thực tập sinh ngành du lịch sao cho đẹp mắt?
Trình bày CV thực tập sinh ngành du lịch sao cho đẹp mắt?

Việc trình bày tên của ứng viên cũng là một dấu ấn trong CV mà bạn nên học tập. Bạn nên đặt tên của mình với font chữ lớn ở ngay đầu trang CV, tốt nhất là bên cạnh hoặc ngay khía trên ảnh chân dung của mình để nhà tuyển dụng dễ phân biệt với các bản CV khác.

CV thực tập sinh nói riêng và CV cần lưu ý khi viết cv, không nên trình bày quá dài dòng, lan man. Bạn chỉ nên đánh bật những ý chính bằng các cụm từ, câu ngắn, gạch đầu dòng và khái quát tất cả trong 1 – 2 trang giấy A4. Bạn cũng có thể phối màu nền CV sao cho ấn tượng nhưng phải dễ nhìn và hỗ trợ làm nổi bật nội dung chính của CV.

Trên đây là những chia sẻ về cách viết CV cho thực tập sinh ngành du lịch hiệu quả. Hy vọng bạn đã có cho mình những thông tin bổ ích để hoàn thiện hồ sơ xin việc của mình và thành công nhận được cơ hội thực tập trong thời gian tới.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2663 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT