Mẫu CV xin việc điều hành tour chuyên nghiệp trong ngành du lịch
Theo dõi work247 tạiNgành du lịch dịch vụ tại nhiều tỉnh thành đang rất được đẩy mạnh và phát triển do tiềm năng của ngành này là rất lớn. Ngoài công việc hướng dẫn viên du lịch thì điều hành tour là vị trí nhiều người nhắm đến. Nếu muốn đánh bại các đối thủ khác bạn cần có mẫu CV xin việc điều hành tour chuyên nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách viết CV cho vị trí điều hành tour, cũng như cung cấp mẫu CV cho bạn tham khảo nhé!
1. Hướng dẫn cách viết CV điều hành tour
Việc viết một CV như là những bước chân đầu tiên trên con đường giành lấy việc làm của bạn. Nếu bạn không biết cách viết một CV đúng cách thì không thể bước những bước tiếp theo được. Một chiếc CV điều hành tour chuyên nghiệp thì cần đảm bảo cả về mặt nội dung lẫn hình thức. Trước hết, ta cần biết trong CV điều hành tour cần những gì.
Nội dung của CV điều hành tour cũng cần đầy đủ những mục sau như đa số CV ngành nghề khác: Thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp (trong ngành du lịch), trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng làm việc, chứng chỉ và giải thưởng đã đạt được.
1.1. Thông tin cá nhân
Đây là phần mở đầu bắt buộc trong tất cả các CV nhưng vẫn có người viết sai, có thể là không lưu ý khi viết cv dẫn đến việc viết sai chính tả. Việc viết sai ngay phần mở đầu sẽ khiến nhà tuyển dụng không thể định danh bạn là ai cũng như sẽ có ấn tượng xấu về bạn. Họ sẽ nghĩ bạn là người cẩu thả và không chú tâm vào công việc.
Mục thông tin cá nhân khá đơn giản thôi, hãy ghi những thông tin cơ bản của bạn như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, số điện thoại, email và địa chỉ nhà tuyển dụng có thể liên hệ nếu bạn trúng tuyển. Và tránh ghi những thông tin quá riêng tư như: Tôn giáo, tình trạng hôn nhân.
Ví dụ cho mục thông tin cá nhân các bạn có thể tham khảo như sau:
Họ và tên: Nguyễn Diệu Huyền
Ngày tháng năm sinh: 01/02/1993
Giới tính: Nữ
Số điện thoại: 0159753XXX
Email: nguyendieuhuyen@gmail.com
Địa chỉ: 123 đường XYZ, quận A, thành phố B, tỉnh C
Một điều các bạn viết CV hay mắc sai lầm trong mục này là ghi tài khoản email quá “trẻ con” như huyenbabycute@gmail.com, bạn sẽ trông thật ngớ ngẩn và thiếu chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng đó.
Xem thêm: Danh sách việc làm nhân viên điều hành tour mới nhất
1.2. Mục tiêu nghề nghiệp
Phần mục tiêu nghề ngiệp là phần bạn thể hiện mong muốn và phù hợp như thế nào với vị trí công việc tại công ty đang tuyển dụng. Với công việc điều hành tour thì các bạn cần cho họ thấy rằng bản thân muốn sử dụng những kỹ năng và am hiểu trước kia về các tour du lịch để đóng góp vào công ty như thế nào. Tại mục này để rõ ràng mong muốn của bản thân hơn, các bạn có thể chia ra là mục tiêu trong ngắn hạn và dài hạn với ngành du lịch nói chung và vị trí điều hành tour nói riêng, ví dụ:
- Mục tiêu ngắn hạn: Tôi muốn tích lũy thêm kiến thức để có thể vận dụng những kỹ năng cần thiết của một người điều hành tour trong công việc. Thành thạo việc lên kế hoạch du lịch cho một nhóm hoặc tổ chức từ chọn địa điểm thăm quan đến các hoạt động chi tiết. Tôi mong rằng mình có thể làm việc trong một công ty du lịch chuyên nghiệp và năng động như quý công ty.
- Mục tiêu dài hạn: Tôi mong bản thân có thể trở thành một điều hành tour chuyên nghiệp và có thể phát triển lên quản lý, đóng góp càng nhiều giá trị cho công ty hơn nữa.
Xem thêm: Làm sao để trở thành một thực tập hướng dẫn viên du lịch?
1.3. Trình độ học vấn
Tại mục này bạn không cần phải suy nghĩ quá nhiều, chỉ cần viết thông tin về trường học hay khóa học mà mình đã tham gia trước kia là được, ngắn gọn, rõ ràng như sau:
Cử nhân khoa: Quản trị du lịch và lữ hành
Thời gian: 2024-2024
Trường: Đại học ABC
1.4. Kinh nghiệm làm việc
Đây là mục bạn có thể viết khá nhiều mà không sợ bị coi là “dài dòng văn tự”. Nhưng biết cách viết sao cho đúng mới khó, mục kinh nghiệm làm việc sẽ chiếm đến hơn 50% nhà tuyển dụng quyết định chọn bạn hay không. Tuy không sợ viết quá dài phần này nhưng hãy chỉ tập trung vào những công việc mang lại kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn đến vị trí điều hành tour thôi nhé.
Kinh nghiệm làm việc của bạn có thể trình bày theo thứ tự thời gian, gồm mô tả ngắn gọn cho mỗi công việc (chức danh, tên công ty, trách nhiệm và thành tích). Bạn nên lưu ý tập trung vào hiệu suất công việc hơn là các nhiệm vụ được giao. Sẽ rất tốt ở phần này nếu như các bạn sử dụng các từ hành động như “được phát triển”, “xây dựng” khi mô tả quá trình làm việc của bạn để nhà tuyển dụng cảm thấy hấp dẫn và ấn tượng. Đồng thời hãy nên làm nổi bật những thông tin định lượng như hiệu quả công việc và doanh thu.
Một ví dụ điển hình cho việc viết kinh nghiệm làm việc trong CV điều hành tour như sau:
- Hướng dẫn tour du lịch - Từ 10/20XX-8/20XY
Công ty du lịch và lữ hành xuyên Việt Thiên Minh
Nhiệm vụ:
Chịu trách nhiệm hướng dẫn du khách, cung cấp cho khách hàng một chuyến tham quan với đầy đủ thông tin và bình luận.
Hướng dẫn đoàn khách du lịch 200 người đi tham quan các khu di tích, đồng thời đảm bảo du khách có trải nghiệm tốt nhất.
Đề ra và thực hiện các quy định an toàn mà các nhóm phải tuân theo khi tham gia tour.
Giám sát các hoạt động của du khách để đảm bảo tuân thủ các quy định của Tour và thực hành an toàn.
Cung cấp các nội dung thú vị phù hợp với nhiều đối tượng độ tuổi, đảm bảo khách du lịch luôn hài lòng về dịch vụ mà công ty cung cấp.
- Điều hành tour - Từ 10/20XZ- 5/20ZZ
Công ty: TNHH Du lịch JQK
Nhiệm vụ:
Chịu trách nhiệm toàn bộ công việc vận hành, gồm: Lựa chọn những điểm tham quan, nghỉ dưỡng, đặt vé máy bay, tàu, xe, tuyển chọn hướng dẫn viên, nhà hàng, khách sạn.
Bàn bạc với các đối tác nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phòng, dịch vụ ăn uống, tiết kiệm chi phí và tối ưu giá khách sạn để tăng doanh thu của công ty.
Hỗ trợ hướng dẫn viên kiểm soát những thay đổi dịch vụ của khách hàng trong tour.
Xem thêm: Việc làm hướng dẫn viên du lịch
1.5. Kỹ năng
Mục này sẽ chỉ quan trọng sau phần kinh nghiệm làm việc mà thôi. Các bạn lưu ý trong cv khi viết phần này cần biết chọn các kỹ năng của mình để phù hợp với vị trí điều hành tour cũng như mong muốn của nhà tuyển dụng về nhân viên của mình.
Một điều hành tour chắc chắn cần am hiểu về các địa điểm du lịch, có kiến thức về những nơi khách sẽ nghỉ ngơi. Các kỹ năng mềm khác mà ứng viên phải chứng tỏ cho họ nhà tuyển dụng thấy là: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngoại ngữ (một điều hành tour nên sử dụng thành thạo ít nhất 2 ngôn ngữ), kỹ năng phục vụ khách hàng, kỹ năng quản lý thời gian tốt, kỹ năng tạo dựng mối quan hệ và không thể bỏ qua là kỹ năng tin học văn phòng. Các kỹ năng này một điều hướng tour, nếu phần nào bạn chưa có thành thục thì hãy rèn luyện ngay từ bây giờ nhé.
1.6. Giải thưởng, chứng chỉ
Tên mục này nghe nhiều kiểu bạn bắt buộc có gì nổi trội mới có thể ghi được vào. Không đúng đâu nhé, tại mục này các bạn có thể liệt kê các chứng chỉ của mình nếu không có giải thưởng nội trội. Để có được những chứng chỉ vừa thêm kiến thức bạn có thể tham gia các khóa học điều hành tour chuyên nghiệp như chứng chỉ về kỹ năng phục vụ khách hàng, chứng chỉ HSK 4 và IELTS.
Xem thêm: Tổng quan về thẻ hướng dẫn viên du lịch ai cũng nên biết
2. Cách trình bày CV điều hành tour chuyên nghiệp
Điều hành tour là vị trí mang tính chất quản lý nên tính tổ chức, sắp xếp phải toát ngay ra tù CV của bạn. Bạn có thể chọn cho mình một vài cách trình bày sao cho dễ đọc, dễ nhìn. Giãn cách dòng và việc căn lề trong CV cũng cần được chú ý, việc viết các con chữ dày rít có thể khiến nhà tuyển dụng không muốn tìm hiểu và xếp CV của bạn qua một bên đó.
Đồng thời, độ dài thích hợp cho một chiếc CV chỉ nên tầm 1-2 mặt giấy A4, trừ khi bạn có quá nhiều kinh nghiệm. Lựa chọn một phông chữ dễ đọc cũng quan trọng không kém, hãy tránh xa những phông chữ rối mắt như Comic bạn nhé, nó không phù hợp trong CV đâu.
Mình sẽ gợi ý cho bạn một mẫu CV điều hành tour với cách viết cho bạn tham khảo nhé, sau đó bạn có thể lựa chọn dựa vào mẫu hay tự thiết kế tùy thích:
Với mẫu CV xin việc điều hành tour mà bài viết giới thiệu, mong rằng các bạn đã có thể biết cách viết CV riêng của bản thân và sẵn sàng đánh bại các ứng viên khác nhé!
2417 0