Hướng dẫn cách viết mẫu cv cho kỹ sư cơ khí mới ra trường
Theo dõi work247 tạiDù bạn có muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng thông qua các mẫu CV cho kỹ sư cơ khí mới ra trường thì nó cũng phải bao gồm đầy đủ các thông tin cơ bản như: thông tin các nhân, trình độ học vấn, mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng cần thiết,… Cùng đi vào chi tiết từng phần để biết cách đưa thông tin và trình bày như thế nào trong bài viết dưới đây nhé!
1. Hình thức của mẫu cv cho kỹ sư cơ khí mới ra trường
1.1. Chọn theme cho cv
Cách đây một vài năm, người ta không quá chú trọng về mặt thiết kế cv sao cho đẹp mắt. Tuy nhiên đến thời đại ngày nay, yếu tố thẩm mỹ lại là một trong những mục cơ bản cần phải đáp ứng. Mỗi một ngành nghề sẽ yêu cầu các mức thiết kế cv khác nhau. Với ngành nghề kỹ sư cơ khí cũng không phải ngoại lệ.
Cv của ngành kỹ sư cơ khí thường sẽ không đòi hỏi thiết kế quá cầu kỳ và sáng tạo. Nói như vậy không có nghĩa là bạn được phép trình bày nó một cách tự do hay cẩu thả. Thông người, cv cho kỹ sư cơ khí mới ra trường sẽ cần phải chọn một theme dễ nhìn và sáng sủa. Các mục phải được phân chia rõ ràng, hợp lý. Bạn có thể chọn một mẫu cv có sẵn ở trên mạng, sau đó điền các thông tin của mình vào.
Hiện nay có rất nhiều mẫu cv sẵn có rất đẹp mắt và đa dạng trên các website. Bạn thậm chí không cần phải bỏ tiền ra mua chúng bởi những mẫu thiết kế đó đều miễn phí. Chỉ cần tải về là đã có thể sử dụng được, rất tiện lợi. Một trong những website mà bạn có thể tham khảo đó chính là work247.vn.
1.2. Gói gọn thông tin trong 1 trang trình bày
Một cv hoàn chỉnh nhất sẽ nằm trong một mặt giấy A4. Nhà tuyển dụng không có quá nhiều thời gian để đọc một chiếc cv dài và quá dài dòng của bạn. Việc tóm gọn cv cũng là một trong những kỹ năng bạn cần phải nắm được. Đặc biệt là mẫu cv cho kỹ sư cơ khí mới ra trường, bạn chỉ cần trình bày bằng các gạch đầu dòng, không kể lể dài dòng trong bất kỳ mục nào cả.
Nếu bạn có nhiều sản phẩm muốn trình bày cho nhà tuyển dụng xem, bạn có thể sử dụng hình thức đính kèm đường link dẫn sang phần trình bày khác của bạn. Một phương pháp khác đó là chuẩn bị thêm một bản portfolio đi kèm. Nhìn chung thì việc để cv quá dài không những không giúp bạn ghi điểm mà còn khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin.
1.3. Font chữ, cỡ chữ và chính tả
Font chữ, cỡ chữ và chính tả là một trong ba yếu tố đơn giản nhưng lại nhiều người mắc phải nhất.
Trước hết là font chữ, tình trạng thường xuyên gặp nhất đối với font chữ là việc người soạn cv không để đồng nhất font chữ. Nhiều người lầm tưởng rằng việc để nhiều font chữ khác nhau sẽ khiến cho CV trở nên bắt mắt hơn. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai lầm. Font chữ trong bài bắt buộc phải nhất quán với nhau. Một bản cv có thể sử dụng nhiều hơn 1 font chữ nhưng không nên sử dụng quá 2 font.
Những nội dung cùng cấp với nhau nên để chung là một font, tiêu đề có thể để thành một font khác. Lạm dụng quá nhiều font chữ sẽ khiến cho cv bị rối và trở nên rất thiếu chuyên nghiệp. Thêm vào đó, các bạn nên chọn những font chữ đơn giản, không quá cầu kỳ. Một số font chữ cầu kỳ có thể khiến chữ tiếng việt bị biến đổi, lỗi font và dấu.
Yếu tố thứ hai là cỡ chữ. Cũng giống như font chữ, không được sử dụng nhiều cỡ chữ khác nhau mà không có mục đích. Phần nào cùng cấp với nhau thì nên để cỡ chữ giống nhau. Thông thường cỡ chữ của tiêu đề sẽ là 16-18, còn chữ của phần nội dung sẽ là 12-14. Bạn nên dựa vào cv của mình để chọn lựa sao cho phù hợp và phải đảm bảo là nhà tuyển dụng có thể dễ nhìn.
Cuối cùng là lỗi chính tả. Lỗi chính tả thường xảy ra khi bạn viết vội và không soát lại một cách kỹ càng CV của mình. Nếu bạn mắc 1-2 lỗi chính tả, nhà tuyển dụng có thể bỏ qua cho bạn. Tuy nhiên, nên hạn chế đến mức tối đa việc sai các lỗi chính tả trong cv của mình. Nếu không bạn có thể bị đánh giá là thiếu sự cẩn thận và tính chuyên nghiệp.
2. Nội dung của mẫu cv cho kỹ sư cơ khí mới ra trường
Phần nội dung trong mẫu cv cho kỹ sư cơ khí mới ra trường thực tế không hề dễ. Dựa vào quá trình học tập và hoạt động của các bạn khi còn học tập trên giảng đường, chúng tôi sẽ chỉ cho các bạn cách viết phần nội dung sao cho phù hợp.
2.1. Phần thông tin cá nhân
Bất kể bạn có viết CV cho ngành nghề hay lĩnh vực gì, đây chắc chắn là nội dung không thể thiếu trong mỗi CV. Tại đây, bạn cần điền một số thông tin cơ bản về cá nhân như: họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, địa chỉ hiện đang sinh sống, số điện thoại liên hệ, vị trí ứng tuyển.Đối với nội dung giới tính và ngày tháng năm sinh, có thể nhiều bạn thắc mắc tại sao lại đưa vào; nhưng rất nhiều công ty, tập đoàn quan tâm đến độ tuổi lao động và giới tính của ứng viên; lựa chọn tuổi và giới tính cho mỗi vị trí công việc khác nhau; qua đó, đánh giá được 1 phần khả năng phù hợp với công việc.
Lưu ý khi viết cv, các thông tin về email và số điện thoại; hãy sử dụng các tài khoản bạn thường xuyên sử dụng và vẫn đang hoạt động; đây là phương tiện giúp nhà tuyển dụng liên hệ với bạn ngay khi có kết quả phỏng vấn.
Bạn mới ra trường nên có thể chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng và chuyên nghiệp hóa email. Tuy nhiên, anh/chị cũng cần lưu ý một số điểm như sau: tên email nên được để dưới dạng tên + thông tin liên quan, ví dụ như lalamfbnc@gmail.com,...; không nên để email dưới dạng không chuyên nghiệp và mang đặc tính cá nhân như hailuayeuwe@gmail.com;...
Tên hiển thị email cũng nên để dưới dạng tên thật, viết đúng chính tả: Hoa Nguyễn, Thương Phạm,… đừng để dưới các dạng như hoa nguyễn, thuongpham,… nhìn rất thiếu chuyên nghiệp. Đây chỉ là một vài chi tiết rất nhỏ thôi; tuy nhiên nếu các bạn chú ý, nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá thấp bạn.
Xem thêm: Việc làm kỹ sư chế tạo máy
2.2. Phần mục tiêu nghề nghiệp
Sau phần thông tin cá nhân sẽ đến phần mục tiêu nghề nghiệp. Đối với các ứng viên chưa có kinh nghiệm; nhà tuyển dụng rất hứng thú và tò mò về mục tiêu nghề nghiệp của họ, họ mong đợi điều gì hay họ sẽ phấn đấu cho điều gì?Trong mục tiêu nghề nghiệp, bạn nên chia cụ thể và rõ ràng thành 2 phần: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Chú ý, các mục tiêu ngắn hạn phải liên quan và là điểm dừng để thực hiện mục tiêu dài hạn trong tương lai. Cố gắng cụ thể từng mục tiêu, hạn chế viết chung chung.
Ví dụ: Mục tiêu ngắn hạn:
- Được học hỏi và có cơ hội làm việc trực tiếp tại vị trí kỹ sư cơ khí chế tạo máy.
- Làm việc hết mình bằng tất cả kinh nghiệm, kiến thức mình có.
Mục tiêu dài hạn:
- Trong 5 năm tới, phấn đấu và nỗ lực hết mình để lên vị trí kỹ sư trưởng.
Lưu ý: Đối với phần mục tiêu nghề nghiệp, bạn chỉ nên viết từ 1-3 mục tiêu ngắn hạn và 1-2 mục tiêu dài hạn; quá nhiều mục tiêu sẽ rất khó để bạn có thể thực hiện được và nhà tuyển dụng cũng đánh giá không tốt cho điều này; bạn đang bị phân vân quá nhiều và chưa thực sự tìm được hướng đi cho mình. Các mục tiêu nên được trình bày dưới hình thức các gạch đầu dòng, nói đúng trọng tâm, ngắn gọn trong khoảng từ 1-2 dòng.
2.3. Phần trình độ học vấn
Đối với danh mục trình độ học vấn, bạn cần trình bày đầy đủ các thông tin về tên trường, thời gian theo học, khối chuyên ngành chính, xếp loại bằng và điểm số GPA (nếu cao thì điền, còn thấp có thể xem xét bỏ qua); nếu bạn tốt nghiệp đến 2 chuyên ngành thì nên viết cả 2.Ví dụ về cách viết trình độ học vấn trong CV:- Đại học bách khoa Hà Nội (5/2024-5/2024)
- Chuyên ngành: Chế tạo máy- Xếp loại: Giỏi- GPA: 3.32
Xem thêm: Việc làm cơ khí - chế tạo
2.4. Phần kinh nghiệm làm việc
Bởi vì đây là mẫu cv cho kỹ sư cơ khí mới ra trường nên chắc hẳn nhiều bạn sinh viên sẽ chưa tích lũy được quá nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên các bạn cũng không cần quá lo lắng vì nhà tuyển dụng sẽ hiểu điều đó.
Trong quá trình sinh viên, bạn sẽ phải trải qua quá trình thực tập để hoàn thành việc tốt nghiệp. Quá trình này chính là thứ bạn có thể bổ sung vào trong kinh nghiệm làm việc của mình. Hãy lưu ý rằng chỉ nên ghi những công việc liên quan đến ngành kỹ sư cơ khí vào trong cv thay vì các kinh nghiệm làm việc khác.
Khi còn là sinh viên, chắc hẳn các bạn đều sẽ làm nhiều công việc khác nhau để kiếm thêm thu nhập như chạy bàn, gia sư, bán hàng… Tuy nhiên, những công việc đó khi vào cv kỹ sư cơ khí sẽ không phù hợp và không hỗ trợ cho cv của bạn trở nên nổi bật hơn.
Đối với các bạn sinh viên mới ra trường, đa phần đều không có kinh nghiệm. Vì vậy, các bạn có thể bỏ qua thông tin phần này và tập trung vào phần kỹ năng, các giải thưởng đạt được, các công trình nghiên cứu, một số chứng chỉ,…Tuy nhiên, cũng có một số sinh viên vừa ra trường nhưng đã sở hữu cho mình một số kinh nghiệm vừa đủ trong quá trình làm thêm, học hỏi thực tế. Vậy, đối với những ứng viên đã có kinh nghiệm, họ nên trình bày thông tin như thế nào?Nhà tuyển dụng đặc biệt rất thích các ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc, đây sẽ là một lợi thế lớn cho bạn so với các ứng viên khác. Trong phần này, bạn nên trình bày tóm tắt một số các thông tin như: tên công ty, thời gian làm việc, vị trí làm việc, các kết quả đã đạt được và miêu tả sơ bộ về việc làm bạn đã làm.
Hãy trình bày một cách trung thực nhất nhé các kỹ sư; nếu bạn có “chém hơi bon” về công việc hay thành tựu mình đã đạt được, nhà tuyển dụng sẽ rất dễ nhận ra và “vặn khô máu” bạn đó! Vì vậy, thông tin đưa vào nên đưa một cách chính xác, khách quan, nếu có nói thêm thì thêm chút chút thôi nhé!Ví dụ về cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV:
- Công ty TNHH Hoa sen đất S (7/2024 – 9/2024)
- Vị trí: nhân viên lập trình gia công máy CNC
- Mô tả công việc: đọc bản vẽ kỹ thuật; chuẩn bị các dụng cụ đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết; lắp đặt các thiết bị dao, ốc xoắn cho gia công máy; tiến hành vận hành máy CNC theo đúng yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ; phối hợp với các lập trình viên khác để bảo dưỡng máy CNC định kỳ, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả cho công việc;…
Xem thêm: Giải đáp chuyên môn - Ngành Công nghệ chế tạo máy ra làm gì?
2.5. Phần Kỹ năng
Trong phần kỹ năng làm việc, bạn phải đề cập đến 3 kỹ năng chính: kỹ năng chuyên môn, kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng mềm. Đặc biệt, trình bày tập trung vào phần kỹ năng chuyên môn.Đối với một kỹ sư, kỹ năng chuyên môn được coi là yếu tố quan trọng nhất, bạn có thể đề cập đến một số kỹ năng như: khả năng hiểu biết và sử dụng máy CNC, autocad, khả năng đọc bản vẽ thiết kế,…Kỹ năng ngoại ngữ là yếu tố đi kèm, giúp bạn ghi điểm hơn trong mắt nhà tuyển dụng, qua đó, họ thấy được khả năng phát triển của bạn trong tương lai: tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Ả Rập,…Bên cạnh đó, bạn cũng cần có khả năng tin học văn phòng cơ bản để hoàn thiện báo cáo và trình bày các nội dung cần thiết.
Kỹ năng mềm là yếu tố quan trọng trong bất cứ ngành nào; nhiều bạn nghĩ rằng, dân kỹ thuật thì kỹ năng chuyên môn mới là quan trọng chứ mấy kỹ năng kia thì cần gì? Điều đó hoàn toàn không đúng! Đúng là đối với dân kỹ thuật, kỹ năng chuyên môn là quan trọng nhất; tuy nhiên, để có thể phát triển và thăng tiến hơn trong sự nghiệp, thì kỹ năng mềm là yếu tố bắt buộc phải có.Kỹ năng mềm cần thiết cho tất cả, tuy nhiên, tùy vào tính chất của mỗi ngành nghề mà nó có mức độ sử dụng và yêu cầu khác nhau. Dân kỹ thuật cũng cần làm việc, cần giao tiếp và làm việc với các thành viên khác trong cùng dự án. Vậy chẳng phải là họ đang dùng kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm sao?
2.6. Phần tham gia hoạt động
Đối với các sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm làm việc sẽ không có gì quá nhiều và phong phú. Chính vì vậy mà nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên nhìn vào những mục khác. Và một trong số đó chính là phần các hoạt động mà bạn đã tham gia.
Các hoạt động cũng được chia ra khá nhiều loại khác nhau, ví dụ như hoạt động chuyên môn, hoạt động cộng đồng, các câu lạc bộ… Số lượng hoạt động mà bạn nên kể ở đây là 3, không nên liệt kê quá nhiều. Thay vào đó, hãy chọn ba hoạt động mà bạn cảm thấy tự tin nhất để viết vào mẫu cv cho kỹ sư cơ khí mới ra trường của mình. Ưu tiên lớn nhất sẽ là các hoạt động về chuyên môn như việc tham gia các cuộc thi cơ khí, chương trình kỹ sư…
2.7. Phần giải thưởng và chứng nhận
Phần giải thưởng và chứng nhận cũng tương tự như phần hoạt động tham gia. Hãy viết mục này dưới hình thức liệt kê. Thứ tự ưu tiên vẫn là các giải thưởng chuyên môn, sau đó mới đến các giải thưởng khác.
Các giải thưởng là một trong những chứng nhận rõ ràng nhất cho khả năng của bạn. Đặc biệt, việc tham gia các chương trình chuyên môn và đạt giải sẽ là một lợi thế cực mạnh cho cv của các bạn.
Thêm vào đó, nhiều bạn sinh viên sẽ đăng ký thêm các khóa học để tăng cường kỹ năng cho công việc tương lai. Khi hoàn thành các khóa học thì các bạn ấy sẽ được cấp các chứng nhận chứng minh cho kiến thức của mình. Đây cũng là một yếu tố có thể ghi vào cv để chứng minh cho khả năng chuyên môn của bạn.
Trên đây là bài chia sẻ về cách viết mẫu cv cho kỹ sư cơ khí mới ra trường mà mình muốn gửi đến các bạn. Hy vọng với những gì mình chia sẻ, các bạn sẽ có cho mình tài liệu tham khảo hữu ích và sớm hoàn thiện cho mình một bản CV kỹ sư cơ khí cho sinh viên mới ra trường nhé!
1931 0