[Ngành Kỹ thuật nhiệt ra làm gì?] Ngành học tốt - Việc làm tốt!
Tác giả: Nguyễn Hà Linh 24-04-2024
Công nghiệp năng lượng, sản xuất, dân dụng,... đều sở hữu sự có mặt của Kỹ thuật nhiệt. Trong bối cảnh năng lượng nhiệt đang được nâng lên một tầm quan trọng mới, đồng nghĩa với ngành Kỹ thuật nhiệt đang được phát triển và mở rộng hơn bao giờ hết. Chuyên ngành được đào tạo từ lâu ở nhiều cơ sở giáo dục chất lượng tại Việt Nam này có thực sự phù hợp với bạn? Quan trọng hơn, nó mang lại cơ hội nghề nghiệp gì? Đừng nôn nóng, bài viết sau của work247.vn sẽ giúp bạn đọc tiếp nhận được những thông tin chính xác nhất!
1. Đôi nét về ngành Kỹ thuật nhiệt
Năng lượng nhiệt tồn tại xung quanh cuộc sống của chúng ta như nhiệt độ ấm lạnh, nhiệt điện,... có mặt ở hầu hết các sản phẩm, trang thiết bị sử dụng trong sinh hoạt thường ngày, trong nhu cầu sản xuất, chế biến,... Có thể nói, năng lượng nhiệt là một trong những nguồn năng lượng không thể thiếu cho sự vận hành của cuộc sống, có chức năng quan trọng để duy trì mọi hoạt động đa lĩnh vực. Vậy Kỹ thuật nhiệt là gì?
Công nghệ Kỹ thuật nhiệt hay gọi chung là Kỹ thuật nhiệt, là một chuyên ngành học trong giáo dục bao gồm tất cả những hoạt động nghiên cứu về các hệ thống, mạng lưới kỹ thuật nhiệt, lạnh. Thông qua quá trình nghiên cứu, các hoạt động trong ngành sẽ đi vào công tác đánh giá, ứng dụng công nghệ khoa học vào quá trình phát minh, thiết kế và cho ra đời những sản phẩm máy móc, thiết bị, hệ thống nhiệt lạnh để đáp ứng những nhu cầu đa dạng của xã hội. Từ nhu cầu sinh hoạt của con người, cho đến nhu cầu phục vụ trong sản xuất, phát triển ngành công nghiệp.
2. Mục tiêu của chương trình đào tạo Kỹ thuật nhiệt
Học Kỹ thuật nhiệt, các cá nhân sẽ được trang bị và đào tạo nhiều kiến thức đa zi năng, để có thể đủ chuyên môn trong quá trình chế tạo, xây dựng, vận hành, giám sát, sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị nhiệt lạnh hoặc các thiết bị có liên quan đến lĩnh vực này như: Nhiệt lạnh, năng lượng tái tạo, điều hòa không khí, kỹ thuật sử dụng năng lượng để bảo quản, kỹ thuật tiết kiệm năng lượng,...
Nhìn chung, sinh viên Kỹ thuật nhiệt sẽ được tiếp cận các chương trình đào tạo chuyên ngành tại các cơ sở giáo dục khắp cả nước. Mặc dù với mỗi trường sẽ có sự tinh chỉnh, thay đổi hay sự khác nhau trong hệ thống các môn học. Tuy nhiên, tựu trung đều có mục đích truyền tải các kiến thức cơ bản và nâng cao, để người học có thể nắm vững, am hiểu cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của các máy móc, thiết bị trong toàn bộ hệ thống sử dụng năng lượng nhiệt. Chẳng hạn như: các nhà máy nhiệt điện, các hệ thống lạnh, hệ thống nhiệt trong công nghiệp, hệ thống năng lượng tái tạo,...
Song song với hệ thống cơ sở kiến thức nền, sinh viên Kỹ thuật nhiệt cũng được giảng dạy mở rộng các kiến thức đa dạng khác để có đủ chuyên môn, năng lực phục vụ và làm việc trong ngành sau khi ra trường như: Kỹ thuật tiết kiệm, thu hồi nhiệt tải, kỹ năng đánh giá và biết cách vận dụng hiệu quả tài nguyên năng lượng nhiệt, am hiểu mức độ tác động của các phương thức kỹ thuật nhiệt trong các xã hội, về cả môi trường sống và kinh tế.
Ngành Kỹ thuật nhiệt thiết kế hệ thống kiến thức giúp cho mọi sinh viên tham gia đều có thể phân tích, thực hành các phép tính, xây dựng và chế tạo được các hệ thống nhiệt điện, nhiệt công nghiệp, các thiết bị, máy móc sấy, điều hòa không khí, các hệ thống chuyển đổi nhiệt, hệ thống sử dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trời. Cuối cùng, các sinh viên sẽ biết cách làm thế nào để phát triển các phương thức phù hợp trong quá trình sử dụng năng lượng sao cho vừa tiết kiệm, vừa hiệu quả.
Nếu tham khảo các chương trình đào tạo chuyên ngành, bạn sẽ thấy, năm đầu tiên khi nhập học, sinh viên Kỹ thuật nhiệt cũng tương tự như các sinh viên khoa hay chuyên ngành khác. Tất cả sẽ được học các học phần mang tính đại cương, chẳng hạn như các môn chính trị, tư tưởng quen thuộc: Mác 1, Mác 2, Tư tưởng HCM, Đường lối ĐCS,... và một số môn về văn hóa, xã hội, môi trường. Các sinh viên Kỹ thuật nhiệt cũng trải qua một vài học phần về tiếng Anh, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng từ năm hai, và bước đầu sẽ được tiếp cận với những học phần đi sâu vào chuyên ngành.
Bắt đầu từ cuối năm hai, đầu năm thứ ba,... các sinh viên sẽ hoàn toàn được chuyển sang học các học phần phức tạp về chuyên môn. Một số học phần liên quan đến Toán, Lý, Hóa,... cũng như các môn chuyên ngành cụ thể đến ngành Kỹ thuật nhiệt như: kỹ thuật điện - điện tử, kỹ thuật lạnh, điều hòa không khí,... Song song với các học phần chuyên ngành bắt buộc, sinh viên cũng sẽ được chủ động chọn lựa những học phần mang tính tự chọn, bổ trợ cho ngành học của mình.
Cuối cùng, vào cuối năm 3, năm 4, sinh viên Kỹ thuật nhiệt sẽ 4 học phần thực tập điện lạnh. Tiếp đến cuối năm 4 sẽ được khoa và bộ môn cho đi thực tập tốt nghiệp, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp cũng đáp ứng một số điều kiện nhất định về chuyên môn khác để ra trường đúng kỳ hạn.
3. Tương lai việc làm cho sinh viên Kỹ thuật nhiệt
Sinh viên Kỹ thuật nhiệt sau khi ra trường có dễ xin việc đúng chuyên ngành hay không? Triển vọng về việc làm luôn là một chủ đề được các bạn trẻ quan tâm cả trước và trong khi đã tham gia vào ngành học. Một vài thống kê trên thị trường tuyển dụng cho thấy, ngành học này đã và đang được dự báo về nhu cầu tuyển dụng nhân sự trong nhiều năm nữa.
3.1. Nhu cầu xã hội về nhân lực Kỹ thuật nhiệt
Có thể nói, ngành Kỹ thuật nhiệt là một trong những chuyên ngành có vai trò rất quan trọng trong thời đại công nghệ 4.0. Tiến trình hiện đại hóa có được rút ngắn về khoảng cách, đời sống của con người có được thỏa mãn trong mọi nhu cầu hay không đều nhờ vào những kết quả trong hoạt động của Kỹ thuật nhiệt. Năng lượng nhiệt được xem là yếu tố cốt lõi, là “con át chủ bài” của quá trình sản xuất điện. Năng lượng nhiệt hầu hết có mặt ở mọi lĩnh vực công nghiệp cần thiết của xã hội như: sản xuất, chế biến thực phẩm, cơ khí, chế tạo, dầu khí,...
Xét về môi trường và đời sống hàng ngày, nước ta sở hữu đặc trưng về khí hậu nóng và ẩm. Chính vì thế, công tác sản xuất, chế tạo và vận dụng lý thuyết về tiết kiệm, điều hòa không khí, xử lý không khí,... được quan tâm và chú trọng hàng đầu. Đó chính là lý do Kỹ thuật nhiệt được Nhà nước, xã hội quan tâm và từng bước phát triển không ngừng.
Theo một số thống kê work247.vn có được, ngành có nhu cầu trung bình từ 1000 - 1500 việc làm/năm về nhân lực lao động. Tuy nhiên, trái ngược với “cán cân cầu” lớn như vậy, “cán cân cung”, nghĩa là số lượng cá nhân học Kỹ thuật nhiệt ra trường mỗi năm chỉ bằng hai phần ba chỗ đó. Vì thế, triển vọng và cơ hội của ngành là rất lớn, hơn hẳn những ngành khác trên thị trường tuyển dụng.
3.2. Sinh viên Kỹ thuật nhiệt ra trường có thể làm công việc gì?
Sinh viên Kỹ thuật nhiệt trong quá trình học tập đều được tiếp cận với vô vàn những kiến thức nền tảng từ cơ bản cho đến chuyên môn nâng cao. Đa phần, một phần sinh viên năm cuối chưa lấy bằng tốt nghiệp đã có thể xin vào làm việc trong các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một số sinh viên định hướng nghiên cứu thêm, nên chọn con đường học lên cao học, tiếp tục cho sự nghiệp học thuật của mình tại cùng cơ sở hoặc các cơ sở giảng dạy liên kết khác.
Như đã nhận định từ ban đầu, Kỹ thuật nhiệt là ngành tồn tại hầu hết ở khắp nơi, nên sinh viên Kỹ thuật nhiệt có thể bắt đầu khởi nghiệp có tính khả thi. Các kỹ sư Kỹ thuật nhiệt sẽ có cơ hội thể hiện năng lực của mình ở hầu hết xí nghiệp, nhà máy, cơ quan ngành, chẳng hạn như: Nhá máy nhiệt điện, đơn vị dầu khí, các xí nghiệp chế biến và sản xuất lương thực thực phẩm, hay hàng loạt các ngành dịch vụ khác như dịch vụ hàng không, giao thông vận tải, du lịch khách sạn,... Đồng thời với những ai có chuyên môn cao, có thể lựa chọn con đường làm chuyên viên tại các cơ sở giáo dục, trung tâm, viện nghiên cứu, các đơn vị liên ngành,...
Một số địa điểm có nhu cầu về nhân sự Kỹ thuật nhiệt cao như: Các tập đoàn than, khoáng sản, vật liệu xây dựng, dầu khí, nhiệt điện; Các doanh nghiệp xây dựng, tập đoàn thầu về thi công lắp ráp máy móc điện cho công trình; Các công ty trong và ngoài nước hoạt động ở lĩnh vực chế tạo, thiết kế, sản xuất, phân phối các trang thiết bị, hệ thống điều hòa không khí, máy lạnh, máy nhiệt,...; Các công trình dân dụng từ chung cư, tòa nhà cho đến nhà hàng, khách sạn; Các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp năng lượng nhiệt mới; Hoặc làm giảng viên tại các cơ sở giáo dục trên toàn quốc về chuyên ngành Kỹ thuật nhiệt, các trung tâm, viện công nghệ, kỹ thuật nhiệt,...
Về vị trí việc làm, sinh viên Kỹ thuật nhiệt sau khi ra trường, có thể tham gia hoạt động nghề nghiệp dưới nhiều chức danh khác nhau, bao gồm: Kỹ sư nghiên cứu, kỹ sư thiết kế, kỹ sư vận hành, nhân viên, giảng viên, cán bộ nghiên cứu, cán bộ đào tạo,...
Với thực trạng thiếu hụt nhân lực cùng với đó là sự thịnh vượng của ngành Kỹ thuật nhiệt, cá nhân học ngành này có thể kiếm được mức thu nhập khủng. Với những cá nhân chưa có kinh nghiệm, mức lương khởi điểm có thể từ 10 triệu. và con số này có thể tăng lên 25 - 30 triệu sau ba năm làm việc trong ngành.
4. Kỹ thuật nhiệt được đào tạo ở những cơ sở giáo dục nào?
Do vai trò của Kỹ thuật nhiệt trong cuộc sống và nền kinh tế ngày nay, từ lâu nó đã được đưa vào hệ thống giáo dục chính quy, quốc gia, và là một trong những ngành thuộc khối kỹ thuật được sinh viên tham gia học tập đông đảo nhất. Tại nước ta, Kỹ thuật nhiệt được nhiều cơ sở giáo dục giảng dạy, có mặt ở các khu vực trên toàn quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh viên có thể chọn trường phù hợp với điều kiện và sở thích.
+ Khu vực miền Bắc: ĐH Công nghiệp Hà Nội; ĐH Bách khoa Hà Nội; ĐH Điện lực; ĐH Giao thông vận tải; ĐH Công nghệ Đông Á.
+ Khu vực miền Trung: ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ĐH Vinh, ĐH Nha Trang, ĐH Công nghiệp Vinh, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng.
+ Khu vực miền Nam: ĐH Bách khoa TPHCM, ĐH Công nghiệp TPHCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, ĐH Văn Lang, ĐH Nông lâm TPHCM.
Xem thêm: Mô tả công việc kỹ sư nhiệt lạnh, cơ hội việc làm lương cao
5. Lời khuyên vàng dành cho những ai muốn thi vào Kỹ thuật nhiệt
Để bước vào ngành và cả sống với nghề Kỹ thuật nhiệt trong tương lai, các bạn trẻ cần trang bị những tố chất, kỹ năng gì? Dưới đây là một vài lời khuyên của work247.vn:
+ Có nền tảng vững chắc về kiến thức các môn thuộc khối tự nhiên.
+ Đam mê và nhiệt huyết với ngành, nghề.
+ Có các khả năng về tổng hợp phân tích, đọc hiểu dữ liệu, biết cách áp dụng vào thực tiễn.
+ Có kỹ năng về thiết kế, vận hành, giám sát, thi công, bảo trì, sửa chữa cũng như nâng cấp các hệ thống máy móc, trang thiết bị nhiệt.
+ Am hiểu ngành và kỹ năng giải quyết các vấn đề từ cơ bản đến phức tạp trong ngành.
+ Kỹ năng tính toán, lập trình và công nghệ thông tin.
Với những chia sẻ ở trên, hy vọng bạn đã tự tin hơn khi tham gia học và làm việc với ngành Kỹ thuật nhiệt!