Câu trả lời chuẩn nhất: Ngành Thiên văn học ra làm gì?

Tác giả: Lê Minh Phượng 25-04-2024

Ngành Thiên văn học nằm trong lĩnh vực bộ môn Khoa học tự nhiên chuyên nghiên cứu về các hiện tượng và vật thể vũ trụ - những yếu tố có nguồn gốc đến từ vùng ngoài khí quyển của Trái Đất. Có lẽ xuất phát từ những thú vị kỳ bí trong kiến thức chuyên ngành, sự thôi thúc mãnh liệt khả năng vượt ra khỏi danh giới của những điều mắt thấy tai nghe để tìm đến một kiến thức khoa học ở “một nơi xa thần bí” nào đó bên ngoài vũ trụ mà nhiều bạn trẻ đã theo đuổi ngành học này.

Việc làm

Tìm hiểu về ngành Thiên văn học

Để thỏa mãn sự khám phá vươn ra mọi giới hạn của bản thân, nhất định sự lựa chọn ngành Thiên văn học là đúng đắn dành cho bạn. Nhưng trước hết hãy thực tế để nhìn nhận các vấn đề liên quan đến chuyên ngành này mà bạn sắp đối mặt, sắp bước vào trong đó để khám phá và chinh phục.

1. Thông tin chung cần biết về ngành Thiên văn học

1.1. Đi tìm ý nghĩa của cụm từ “thiên văn học”

Thiên văn học chính là hoạt động nghiên cứu khoa học về các thiên thể, các hiện tượng đến từ bên ngoài vụ trụ, hay theo mường tượng của chúng ta là những vật có trong một thế giới “ngoài kia”, ngoài nơi mà con người không thể sinh sống. Các thiên thể này vốn rất quen thuộc trong sách báo, thơ ca mà chúng ta đã đặt tên cho chúng như những hành tinh kỳ bí; những vì sao sáng lấp lánh trên bầu trời với rất nhiều loại như sao chổi, sao kim, sao đêm, sao hôm,…; thiên hà; các quần tinh;…

Cụ thể hơn, thiên văn học đi sâu vào việc nghiên cứu các khía cạnh của những vật thể và hiện tượng đó như tính chất, sự phát triển, sự chuyển động,… và đặc biệt là nghiên cứu sự hình thành, phát triển của vũ trụ bao la. Đây quả thực là một hoạt động vô cùng kỳ thú, mà dường như ai cũng biết rằng, trí tò mò, sự tưởng tượng và thích khám phá của con người là vô hạn, càng kỳ bí thì con người càng muốn chinh phục, do đó, ngành Thiên văn học ra đời để phục vụ cho nhu cầu đó và quan trọng hơn là để khoa học có thể tận dụng những điều kiện thuận lợi nhất từ vũ trụ để phục vụ cho đời sống trên trái đất cũng như ngăn chặn những thiên tai, rủi ro.

1.2. Nguồn gốc của ngành Thiên văn học

Trong tất cả các ngành nghề ra đời và có mặt trên trái đất thì ngành Thiên văn học được đánh giá là một ngành có “tuổi đời” trong nghiên cứu là cổ nhất. Từ thuở khai thiên lập địa, các nền văn minh đầu tiên trên trái đất đã ghi nhận nhiều hiện tượng tự nhiên khó lý giải. Trí tò mò và lòng mong mỏi được chinh phục những hiện tượng đó đã sản sinh ra những nhà thiên văn học. Họ bắt đầu hoạt động nghiên cứu của mình bằng phương pháp quan sát, đối tượng ở đây là bầu trời vào ban đêm.

Nguồn gốc của ngành Thiên văn học

Để phục vụ cho công việc này, người ta cũng đã sáng chế ra nhiều dụng cụ thiên văn học và thậm chí những dụng cụ này còn được tìm thấy từ những niên đại sớm hơn. Trong lịch sử có ghi chép, thiên văn học cổ nghiên cứu rất nhiều các vấn đề của tự nhiên và vũ trụ nên nó bao gồm các mảng rộng lớn như ngành hoa tiêu thiên văn, ngành đo sao, làm lịch, quan sát thiên văn và hơn hết, nó còn bao gồm cả đỉnh cao chiêm tinh học. Cho đến thời hiện đại ngày nay, ngành thiên văn học đã tiến đến nghiên cứu chuyên sâu, tập trung hầu như chỉ ở lĩnh vực vật lý học thiên thể.

Vậy ngành Thiên văn học hiện đại gánh vác nhiệm vụ cụ thể gì? Bạn có thể tìm thấy những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn từ ngành này hay không? Giải đáp những thắc mắc ở trên sẽ mang đến cho người tìm việc có thể chủ động hơn khi đưa ra quyết định theo đuổi ngành học này.

Việc làm môi trường

2. Những thông tin cần biết về ngành Thiên văn học hiện đại

Thiên văn học ngày nay được hoàn thiện hơn về phương pháp nghiên cứu, học tập, trở thành một bộ môn giáo dục chuyên sâu trong nhà trường. Vẫn giữ bản chất từ thở “khai sinh”, ngành Thiên văn học hiện đại là một ngành Khoa học nghiên cứu về hai đối tượng chính là các thiên thể và các hiện tượng có trong tự nhiên, đến từ nguồn gốc vũ trụ. Không chỉ vậy, ngành còn chuyên sâu vào việc nghiên cứu về các vấn đề xoay quanh những hiện tượng, vật thể đó như tính chất vật lý, tính chất hóa học, sự hình thành và phát triển, sự chuyển động, khí tượng học cũng như sự hình thành của vũ trụ.

Ngành Thiên văn học học gì?

Nhận thấy tầm quan trọng của sự nghiên cứu thiên văn học và cần thiết để đưa nó vào trở thành một ngành nghiên cứu vĩ mô, NASA cũng đã đưa ra định nghĩa cụ thể cho ngành khoa học này. Theo đó, ngành Thiên văn học chính là một ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu cụ thể là các hành tinh, các ngôi sao và nghiên cứu không gian. Một định nghĩa hết sức ngắn gọn đủ để khoanh vùng nội dung nghiên cứu của một ngành khoa học. Ngoài ra, người ta cũng tìm ra những mối liên hệ giữa thiên văn học trên các phương diện về lịch sử hình thành, về phương pháp tiếp cận chỉ có điều chiêm tinh học không được xếp vào nhóm các ngành khoa học nghiên cứu nên ngày nay người ta đã tách biệt hai khái niệm này thành hai phạm trù khác nhau.

Hoạt động nghiên cứu chỉ tập trung vào mọi vấn đề về thiên văn và tính vật lý của thiên văn. Tất cả sẽ được thực hiện ở trong đài quan sát, các phòng thí nghiệm ở Trung tâm Nghiên cứu khoa học Quốc gia, hoặc ở tại các trường Đại học có đào tạo chuyên ngành này. Nơi để quan sát thiên văn cũng cần đặc biệt, đó có thể là ở một vùng sa mạc nào đó, hoặc cũng có thể là nơi không có sự ô nhiễm ánh sáng.

Ngành thiên văn học nghiên cứu cái gì?

Về nội dung của chương trình đào tạo Thiên văn học có thể thấy, ngành học này được chia ra làm ba phần nội dung chính:

- Dựa vào mối quan hệ giữa bầu trời và trái đất để tìm hiểu về quy luật của sự chuyển động

- Tìm hiểu bản chất vật lý và cấu trúc của các thiên thể trong vũ trụ cùng với những quá trình phổ biến xảy ra

- Nguồn gốc của sự hình thành – phát triển thiên thể

Bám theo khung nội dung này, bạn sẽ dễ hình dung được một cách cơ bản nhất những kiến thức sẽ được bồi dưỡng, đào tạo tại môi trường học tập. Và nếu như lúc này, một ý nghĩa quyết tâm phải theo đuổi ngành học đặc biệt này lóe lên trong bạn, cần chần chờ gì nữa mà không khám phá ngay những thông tin tuyển sinh của ngành Thiên văn học. Sẽ có rất nhiều vấn đề được phát sinh trong sự thắc mắc của các bạn. Chúng ta sẽ cùng nhau đi giải quyết hết những vấn đề này ở nội dung ngay dưới đây.

Ngành Hải dương học ra làm gì?

3. Ngành Thiên văn học thi khối nào?

Thiên văn học trong quy định của Bộ giáo dục sẽ có mã ngành là 7440101 được tổ chức thi duy nhất khối A. Tuy vậy, bạn vẫn có thể tùy chọn tổ hợp bộ môn theo khả năng để thi xét tuyển vào ngành. Cụ thể, trong khối A sẽ được chia ra làm các tổ hợp bộ môn xét tuyển như sau:

- Khối A00: Xét thi tổ hợp môn Toán – Lý - Hóa

- Khối A01: Xét thi tổ hợp môn Toán – Vật lý – tiếng Anh

- Khối A02: Xét thi tổ hợp môn Toán – Vật lý – Sinh học

- Khối A04: Xét thi tổ hợp môn Toán – Vật lý – Địa lý

Tuyển sinh ngành Thiên văn học

Ngành đặc biệt, xét thi ở 1 khối đặc biệt, và sẽ được đào tạo ở những ngôi trường đặc biệt. Theo thông tin tìm hiểu được thì ngành Thiên văn học hiện nay chủ yếu được đào tạo ở khu vực quốc tế. Nhưng nếu chưa nghĩ tới giấc mơ xa xôi ấy, bạn có thể tìm thấy ngành này ở trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội. Tại đây, trường đang đào tạo chuyên sâu chuyên ngành Công nghệ vũ trụ với mức điểm chuẩn dao động từ 17 đến 20 điểm.

Tuy nhiên, nếu như bản thân các bạn là những người thích khám phá, bạn muốn vươn tới những đỉnh cao nghề nghiệp lớn nhất khi quyết định theo đuổi ngành Thiên văn học thì con đường du học để thực hiện những dự định nghề nghiệp với ngành này sẽ là sự lựa chọn tốt nhất, đồng thời cũng là cơ hội cho bản thân gặt hái được nhiều thành tựu to lớn. Nói như vậy cũng có nghĩa là, theo đuổi ngành Thiên văn học sẽ cho chúng ta nắm bắt tốt hơn cơ hội nghề nghiệp rộng mở mặc dù tại Việt Nam không có nhiều cơ sở đào tạo ngành này, cơ hội được ra nước ngoài học tập và làm việc sẽ dành cho những người có quyết tâm cao nhất.

4. Cơ hội nghề nghiệp đến từ ngành Thiên văn học

Vốn là ngành có nhiều lĩnh vực đào tạo khác nhau cho nên điều đó kéo theo việc sẽ hình thành nhiều vị trí việc làm khác nhau. Đây là thông tin đáng mừng dành cho bạn. Nhưng để biết được sự lựa chọn của mình cụ thể như thế nào để nắm bắt cơ hội việc làm trong ngành Thiên văn học, trước tiên bạn cần phải biết mình có cơ hội làm những công việc gì, làm ở đâu nhé.

Cụ thể, sau khi tốt nghiệp ngành Thiên văn học, chúng ta có thể bước chân vào làm việc trong các lĩnh vực sau đây:

- Vật lý thiên văn

- Lĩnh vực vũ trụ quan

- Vật lý thiên văn với đối tượng nghiên cứu cụ thể về hệ mặt trời

- Sinh vật học

- Địa chất của các hành tinh

Việc làm giáo dục - đào tạo

Cơ hội nghề nghiệp của ngành Thiên văn học

Và một cơ hội lớn nhất mà mỗi người có ý định theo đuổi ngành này đều mong hướng tới không gì khác ngoài cơ hội được đi du học nước ngoài để mở rộng hơn nữa tầm kiến thức về thiên văn học, đồng thời việc ra nước ngoài du học cũng sẽ mang đến cho các bạn một tương lai nghề nghiệp rộng mở hơn rất nhiều.

Ai đó từng nói: Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng (Sưu tầm). Quả thực chẳng có thành công nào tự tìm đến với chúng ta, cũng chẳng có ai sinh ra ở vạch đích mà có thể nắm bắt tất cả mọi thành công. Với mọi ngành nghề việc chúng ta phải quyết tâm kiên trì theo đuổi chúng đã khó, nhưng đem sự quyết tâm ấy để theo đuổi ngành đặc thù Thiên văn học lại càng khó hơn. Nhưng trái ngọt luôn kết lại sau khi con người đã dành cho nó cả một quá trình kỳ công chăm bón. Bằng sự kiên trì và vượt khó, chúng ta sẽ có thể theo đuổi thành công ngành Thiên văn học. Chúc các bạn thành công với sự lựa chọn của mình.