Tìm hiểu nhà phân phối là gì? So sánh nhà phân phối và đại lý
Tác giả: Trần Hải Minh 30-07-2024
Trong quá trình đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ thì không thể nào thiếu sự góp mặt của nhà phân phối. Vậy nhà phân phối là gì? Và nó có điểm gì khác so với đại lý? Chúng ta cũng tìm nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Bạn hiểu, nhà phân phối là gì?
Nói theo một cách tổng quan thì nhà phân phối chính là đơn vị trung gian kết nối giữa nhà sản xuất với các đại lý để tiêu thụ sản phẩm của một nhãn hàng nào đó. Nhà phân phối có trách nhiệm chính là cung cấp hàng hóa trên thị trường cho doanh nghiệp. Có thể hiểu theo cách khác là nhà phân phối sẽ nhập hàng từ những đơn vị sản xuất dự trữ rồi cung cấp cho các đại lý nhỏ lẻ, cấp dưới hơn.
Thông thường thì các nhà phân phối sẽ được ủy quyền bởi các công ty sản xuất sản phẩm trong một khu vực cụ thể. Cùng với đó nhà phân phối cũng phải đảm bảo trở thành nơi cung cấp duy nhất cho các đại lý nhỏ và người tiêu dùng.
Vì là nơi cung cấp sản phẩm độc quyền nên các nhà phân phối phải nhập số lượng hàng hóa lớn theo quy định của công ty sản xuất để bán lại cho các đại lý. Ngoài ra, nhà phân phối cũng sẽ cung cấp một số dịch vụ cho khách hàng của mình như dịch vụ sau bán hàng, dịch vụ thay thế hay dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật.
Có thể thấy nhà phân phối đóng vai trò rất đặc biệt trong hoạt động của các công ty, doanh nghiệp sản xuất. Nhất là những nhà phân phối cấp 1 có quyền lực cực lớn. Trong một số trường hợp mà các nhà phân phối độc lập không được quản lý chặt chẽ rất có thể dẫn đến việc “đội giá” sản phẩm lên cao. Thâm chí là có hình thức “liên kế giá” do vậy nhiều khi các doanh nghiệp sản xuất cũng không thể can thiệp nổi.
2. So sánh nhà phân phối với đại lý
Có rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm nhà phân phối và đại lý bởi đây đều là danh từ để chỉ đơn vị trung gian trong quá trình đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến với tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất giữa nhà phân phối và đại lý là về quy mô, khách hàng, cách thức tiếp cận và tiêu chí.
Khi một cá nhân thực hiện hoạt động cung cấp các loại sản phẩm trên thị trường thì được gọi là nhà phân phối. Trong khi những người kinh doanh các loại sản phẩm cụ thể thì được gọi là đại lý. Các bạn có thể hiểu rằng, để tạo ra sự liên kết giữa nhà phân phối và người tiêu dùng thì sẽ cần trung gian là đại lý. Còn nhà phân phối sẽ là đơn vị kết nối giữa nhà sản xuất doanh nghiệp với đại lý tiêu thụ sản phẩm.
Nhà phân phối sẽ thực hiện nhiệm vụ mua hàng hóa trực tiếp từ nhà sản xuất sau đó bán cho đại lý. Từ đây, đại lý sẽ nhập hàng và bán cho các cửa hàng bán lẻ, siêu thị trên toàn nước. Nhà phân phối sẽ kinh doanh và cung cấp nhiều mặt hàng thuộc các chủng loại khác nhau trong khi đại ký chỉ kinh doanh một nhóm ngành hàng cụ thể và chuyên biệt.
Quy mô hoạt động giữa nhà phân phối và đại lý cũng có sự khác biệt. Đại lý sẽ hoạt động trong mô khu vực nhỏ như thôn, xã, quận, huyện và có sự cạnh tranh lớn đối với các đại lý khác trong cùng một khu vực. Còn mô hình của các nhà phân phối hoạt động rộng hơn nên thường mở rộng ở các thành phố, thị trấn hay các khu vực khác nhau.
3. Những yếu tố để lựa chọn một nhà phân phối tốt
Đối với những người kinh doanh thì việc chọn nhà phân phối tốt rất là quan trọng. Nhất là khi hàng hóa của bạn nhập về có vấn đề thì nhà phân phối sẽ phải là người đứng ra giải quyết và đảm bảo quyền lợi cho các bạn. Các yếu tố chính cần để tâm hàng đầu khi chọn nhà phân phối như sau:
- Lựa chọn các nhà phân phối uy tín và có tuổi nghề lâu năm trên thị trường
Tất nhiên là các nhà phân phối hoạt động được 5 năm sẽ khác với nhà phân phối hoạt động được 1 năm vì phải có được tên tuổi cũng như độ uy tín thì họ mới có thể đứng vững trên thị trường. Khi chọn được một nhà phân phối tốt bạn có thể được đảm bảo về các vấn đề đổi trả, thời gian nhận hàng, cam kết hành chính hãng,… Tốt nhất, bạn nên lấy thông tin nhà phân phối từ các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm để được đảm bảo lấy được hàng từ đơn vị chất lượng.
- Ưu tiên các nhà phân phối chia sẻ thông tin
Các thương hiệu, nhãn hàng hay công ty sản xuất thường sẽ có các chương trình chạy quảng cáo, khuyến mại, tích điểm đổi quà hay nhận chiết khấu cho các đơn vị tiêu thụ đạt đủ số lượng. Một nhà phân phối chuyên nghiệp thì họ sẽ sẵn sàng minh bạch các thông tin và chuyển thông báo kịp thời tới các nhà cửa hàng đại lý hay siêu thị để họ có động lực cố gắng hoàn thành vượt chỉ tiêu số lượng.
- Minh bạch các chương trình marketing, khuyến mãi
Lợi nhuận từ các chương trình khuyến mãi rất lớn nhất là đối với các đơn hàng có giá trị đơn hàng lớn. Do vậy, các nhà phân phối phải luôn cập nhập các chương trình khuyến mãi có cách thức thông báo chương trình marketing hiệu quả tới các đơn vị tiêu thụ.
- Tìm kiếm các nhà phân phối hàng hóa đa dạng
Để có thêm nhiều sự lựa chọn từ các thương hiệu khác nhau thì các bạn nên chọn nhà phân phối đa dạng hàng hóa. Ngoài ra, bạn cũng nên thương lượng các vấn đề liên quan đến độc quyền cung cấp để đảm bảo hàng hóa lấy ra sẽ được mức giá tốt nhất.
4. Điều kiện để trở thành một nhà phân phối là gì?
Việc trở thành nhà phân phối cho các đơn vị sản xuất có thể mang lại cho bạn những khoản lợi nhuận lớn. Tuy nhiên để làm công việc này thì bạn cần phải đạt đủ những điều kiện sau đây:
Thứ nhất, nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh
Vốn hoạt động kinh doanh chính là điều kiện tiên quyết trong việc bạn trở thành một nhà phân phối. Bởi nếu không có vốn đương nhiên bạn sẽ không thể nhập hàng từ đơn vị sản xuất để mang đi tiêu thụ được.
Tùy vào số lượng nguồn vốn khác nhau mà bạn có thể chọn quy mô cho hoạt động kinh doanh của mình. Có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như người thân, bạn bè, vay ngân hàng,… Tuy nhiên, trước khi muốn bắt đầu kinh doanh bạn cần phải suy nghĩ thật thấu đáo vì bên cạnh việc nhập hàng hóa sẽ còn rất nhiều khoản phải chi trả như: chi phí nhân sự, mặt bằng, các giấy tờ, thủ tục,…
Thứ hai, chuẩn bị giấy phép pháp lý
Để được pháp luật công nhận thì bạn cần phải đăng ký giấy phép hoạt động kinh doanh tại các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền để đơn vị của mình được phép hoạt động kinh doanh. Đây là yếu tố bắt buộc đối với bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức hay đơn vị nào muốn tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Thứ ba, nhạy bén và nắm bắt được xu hướng thị trường
Không chỉ cần nguồn vốn hay giấy phép mà khả năng nhắm bắt thị trường cũng là điều không thể thiếu đối với nhà cung cấp khi muốn đưa doanh nghiệp mình phát triển. Lúc nào nhà phân phối cũng sẽ phải đặt ra những câu hỏi cho mình như sản phẩm có nhu cầu thị trường cao hiện nay là gì? liệu sản phẩm này có bán được trên thị trường hay không? Khi xác định được những yếu tố đó thì nhà phân phối với có thể đưa ra quyết định nhập sản phẩm nào đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó nhà phân phối cũng cần phải xác định xem tiêu chí chọn sản phẩm của người dùng, mức giá cả phù hợp với từng đối tượng khách hàng như thế nào,… Đó cũng là những yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy kinh doanh và phân phối sản phẩm của mình tới người tiêu dùng.
Hi vọng, bài viết trên đã có thể giúp các bạn hiểu được nhà phân phối là gì? Và sự khác nhau giữa nhà phân phối và đại lý. Nếu các bạn còn câu hỏi nào mà muốn được giải đáp thì hãy để bình luận dưới bài viết nhé!