Quản lý cấp cao là gì? Vai trò của quản lý cấp cao trong doanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Thanh Hằng
Trong mỗi doanh nghiệp luôn có các thành viên cốt lõi và đảm nhận nhiều vai trò khác nhau giúp đỡ ban giám đốc trong công việc kinh doanh rất nhiều. Vậy quản lý cấp cao là gì? Vị trí này đòi hỏi người có kinh nghiệm thế nào? Hãy cùng work247.vn tìm hiểu nhé.
1. Quản lý cấp cao là gì?
Quản lý cấp cao là một vị trí mà nhiều người đặt mục tiêu hướng đến, họ là một thành viên của công ty, tổ chức và nhân sự cốt lõi của công ty nhưng lại không có trong hội đồng quản trị mà là người giúp hội đồng quản trị kiểm tra đôn đốc công việc của cấp dưới. Để làm việc ở vị trí quản lý cấp cao, ứng viên phải có kinh nghiệm trên 5 năm.
Công việc của quản lý cấp cao bao quát từng lĩnh vực, có quản lý cấp cao của khối marketing, lại có quản lý cấp cao của phòng kinh doanh,… những người quản lý cấp cao này quản lý công việc của cả phòng ban để có thể kiểm tra công việc một cách dễ dàng. Ngoài ra họ còn quản lý một đội nhóm làm việc theo dự án hay một nhiệm vụ của công ty, tổ chức.
Là một người quản lý cấp cao bạn phải là người có vai trò định hướng rõ ràng, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình để giúp cho doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Đồng thời đảm bảo hoạt động kinh doanh trong phạm vi quản lý của mình diễn ra suôn sẻ, đánh giá các nhân viên cấp dưới của mình và giao việc đúng với sở trường của họ.
Xem thêm: Quản lý hành chính là gì? Những điều cần biết về quản lý hành chính
2. Trách nhiệm và các kỹ năng cần có của quản lý cấp cao là gì?
2.1. Trách nhiệm của quản lý cấp cao trong một tổ chức, doanh nghiệp
Là một người quản lý cấp cao, bạn có trách nhiệm rất to lớn trong các công việc chuyên ngành cũng như công việc quản lý. Tuy nhiên trách nhiệm của người quản lý cấp cao cũng phụ thuộc vào quy mô và cấu trúc của tổ chức doanh nghiệp. Nhưng chủ yếu thì quản lý cấp cao sẽ có một số trách nhiệm tiêu biểu sau:
2.1.1. Thực hiện việc kiểm tra nhân viên
Kiểm tra nhân viên ở đây không phải về ngoại hình tính cách mà là kiểm tra năng suất làm việc của họ. Một công việc được hoàn thành một cách có hiệu quả sẽ đem lại chất lượng cao, bạn nên thường xuyên kiểm tra đôn đốc nhân viên cấp dưới của mình làm việc bằng cách liên lạc với các quản lý trung gian hay trưởng phòng,… để thu thập thông tin của nhân viên một cách chính xác nhất.
Nhà quản lý cấp cao phải thực hiện giám sát để quản lý và nhanh chóng giải quyết các vấn đề phát sinh có thể xảy ra, từ đó người làm ở vị trí này có thể điều chỉnh các phương án kịp thời hợp với hoàn cảnh của công ty và công việc hiện tại.
2.1.2. Thực hiện các yêu cầu về hiệu suất làm việc
Hiệu suất làm việc hay còn được gọi là KPI thể hiện mức độ hoàn thành nội dung các công việc được giao, nó là những mục tiêu phát triển và giúp các nhân viên nắm rõ được công việc của mình cần làm là gì. Công việc của quản lý cấp cao có liên quan đến vấn đề giám sả nhân sự, vậy nên ngoài việc phân chia công việc hợp lý, người làm vị trí này còn phải biết tạo động lực cho nhân viên, giúp họ tăng năng suất lao động, động viên họ những lúc chán nản để công việc được diễn ra suôn sẻ hơn.
2.1.3. Xây dựng và đưa ra ý kiến cho các quyết định kinh doanh
Ngoài các công việc thường nhật khác ở cấp quản lý, thì quản lý cấp cao thường tham gia vào những cuộc họp quan trọng, dù có thể không là thành viên ban lãnh đạo hay hội đồng cổ đông nhưng ý kiến kinh doanh của quản lý cấp cao luôn mang đến một hướng đi nhất định cho công ty. Vì người giữ chức vụ quản lý cấp cao phải là người ham hiểu về các vấn đề kinh doanh mà mình phụ trách.
Vậy nên việc phải thường xuyên tham gia những cuộc họp mang tính xây dựng và bàn luận về ý tưởng kinh doanh thì khó có thể thiếu quản lý cấp cao. Người quản lý còn có cơ hội tiếp xúc với lãnh đạo của công ty, tìm hiểu sâu sắc về sự phát triển cũng như con đường mà công ty đã chọn.
2.2. Kỹ năng cần có của nhà quản lý cấp cao là gì?
Để có thể đi tới vị trí cấp cao, ngoài việc có chuyên môn giỏi, có đánh giá cao trong các công việc thì quản lý cấp cao còn cần phải sở hữu các kỹ năng sâu về quản lý để có thể thực hiện công việc quản lý của mình:
Đầu tiên phải kể đến là khả năng lãnh đạo: Để đạt được hiệu quả cao trong việc quản lý thì người làm vị trí này còn phải thể hiện khả năng lãnh đạo dưới nhiều góc độ khác nhau.
Khả năng giao tiếp tốt: là một người quản lý cấp cao và có khả năng lãnh đạo bạn không thể là người ngại giao tiếp được. Giao tiếp là đòn bẩy giúp cho bạn tìm được các mối quan hệ trong công việc và ngoài đời sống.
Khả năng ra quyết định: việc nhanh chóng đưa ra quyết định sẽ giúp bạn luyện khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng và nó là một phần của kế hoạch quản lý.
Cảm xúc cá nhân: các nhà quản lý cấp cao sẽ thường xuyên phải đối mặt với các tình huống bất ngờ và đưa ra quyết định gấp rút, vậy nên việc kiềm chế cảm xúc, không được nóng giận mà làm hỏng việc. Là một người nắm giữ vị trí cao trong doanh nghiệp, bạn không thể rụt rè yếu đuối hay để cảm xúc cá nhân chi phối công việc.
Xem thêm: Quản lý điều hành là gì? Bạn có thật sự hiểu rõ về công việc này?
3. Hành trình để làm quản lý cấp cao là gì?
Hầu hết các quản lý đều đi lên từ những vị trí thấp hơn, họ cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ mới có thể tiến tới thành công. Vì vậy nếu có mong ước làm việc ở vị trí này bạn cần vạch rõ cho mình một con đường hoàn chỉnh.
3.1. Thể hiện kiến thức và năng lực
Khi ở các vị trí thấp hơn bạn nên tích lũy thật nhiều kiến thức và kinh nghiệm mới có thể đạt được thành công. Đây là một chặng đường dài với đủ gian nan, nhưng một khi bạn đã chứng minh được khả năng và kiến thức của mình thì con đường thăng tiến của bạn chỉ tính bằng thời gian rất ngắn mà thôi. Bạn cần nỗ lực không ngừng để có quyết tâm vượt qua khó khăn vươn tới thành công.
Thông thường các quản lý cấp cao sẽ có khá nhiều bằng cấp liên quan như bằng thạc sĩ, hay các chứng chỉ liên quan đến công việc. Đây sẽ là điểm sáng khi bạn được các nhà lãnh đạo chú ý đến.
3.2. Kỹ năng mềm
Một nhà quản lý cấp cao có thể giúp cho mọi người gắn kết và làm việc một cách có hiệu quả hơn, vì vậy kỹ năng mềm vô cùng cần thiết. Không chỉ cần lúc làm việc với nhân viên cấp dưới, kỹ năng mền còn giúp nhà quản lý cấp cao trong nhiều việc như đối thoại với cấp trên hay gặp khách hàng.
Các kỹ năng này có thể được học tập từ cuộc sống, hay các câu lạc bộ tại trường học cũng là nơi giúp bạn phát triển kỹ năng này. Ngoài ra kỹ năng mềm được nâng cao nhất khi bạn làm việc và thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, có năng lực thôi là chưa đủ, bởi các kỹ năng xã hội sẽ giúp bạn dễ dàng giành được ưu thế trong cuộc sống.
3.3. Tìm kiếm môi trường phù hợp để thể hiện bản thân
Ngoài việc có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp thì môi trường phát triển cũng là yếu tố cốt lõi giúp cho bạn thành công trên con đường công danh của mình. Một môi trường phù hợp là nơi bạn có thể thỏa sức cống hiến và cùng công ty phát triển, để có được sức cống hiến như vậy bạn phải là người giỏi chuyên môn cũng như có niềm yêu thích đối với công việc.
Các doanh nghiệp hay tổ chức luôn mong muốn bạn phát triển bản thân để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Vậy nên bạn luôn phải chăm chỉ, tìm ra những ý tưởng hay, giải pháp tốt để công việc không còn là lỗi ám ảnh hay việc đi làm trở lên áp lực với bạn.
Bài viết trên của work247 đã giúp mọi người hiểu được quản lý cấp cao là gì? Làm thế nào để có thể trở thành một quản lý cấp cao và những kinh nghiệm, kỹ năng cần học hỏi để đạt được vị trí đó. Bạn nên cố gắng hết mình với công việc, gắn bó một thời gian đủ lâu, có năng lực chuyên môn cũng như kinh nghiệm thì sẽ chẳng ai dám bỏ qua bạn cả.