Quản lý server là gì? Tìm hiểu chung về quản lý server
Tác giả: Phùng Hà
Chắc hẳn với nhiều người, thuật ngữ “quản lý server” vẫn còn nghe khá mới lạ. Tuy nhiên thì với sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ như hiện nay thì quản lý server đang dẫn khẳng định và trở nên quan trọng hơn rất nhiều. Vậy thì quản lý server là gì? Hãy cùng mình tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về công việc quản lý server này nhé.
1. Tìm hiểu chung về quản lý server
1.1. Khái niệm của quản lý server
Trước tiên, để có thể trả lời được câu hỏi “quản lý server” là gì, bạn cần phải hiểu được nghĩa của từ “server”. Từ “server” là một từ tiếng anh, khi dịch ra tiếng việt thì từ này có nghĩa là có nghĩa là máy chủ. Máy chủ chính là một máy tính có kết nối Internet, có IP tĩnh và cùng với đó là những khả năng xử lý với tốc độ cao để phục vụ cho các máy tính khác. Ngoài ra còn có thể gọi máy chủ là máy trạm truy cập yêu cầu cung cấp những tài nguyên, dịch vụ cần thiết.
Theo đó, có thể hiểu quản lý server là một sự biến đổi với mục đích đó là lập kế hoạch, tổ chức và vận hành sao cho thích hợp với các hoạt động của máy chủ. Thông thường, việc sử dụng lượng tài nguyên sẽ được thực hiện theo kế hoạch để có thể đạt được những thành tích hay là các mục tiêu đã đặt ra. Tuy nhiên thì khi thực hiện quá trình này thì cũng đồng nghĩa với việc là phải kiểm tra, giám sát thường xuyên để có thể phát hiện cũng như là khắc phục kịp thời những vấn đề kỹ thuật phát sinh trên máy chủ, qua đó khiến cho trạng thái hoạt động luôn ổn định và đạt hiệu suất tối đa.
Xem thêm: Dynamic website là gì? Tất tần tật về Dynamic website
1.2. Vai trò của việc quản lý server
Quản lý server – hay còn có thể được hiểu là quản lý máy chủ đều đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào. Máy chủ sẽ là nơi lưu trữ các chương trình điều khiển hệ thống máy trạm hay là những dữ liệu có liên quan tới khách hàng, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên với việc khối lượng dữ liệu mà các doanh nghiệp cần lưu trữ ngày càng lớn thì cũng sẽ đồng nghĩa với việc thời gian sẽ làm cho hiệu suất của server bị yếu đi dần dần, điều này sẽ gây ra những trục trặc của máy chủ, qua đó có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và sự uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Chính vì vậy, cần phải thường xuyên quản lý bảo trì máy chủ server, qua đó sẽ giúp các doanh nghiệp có thể khắc phục kịp thời những tình huống tồi tệ có khả năng xảy ra.
1.3. Môi trường làm việc của quản lý server
Thông thường, môi trường làm việc của quản lý server sẽ là các doanh nghiệp có mạng lưới trang web sở hữu lượng truy cập cao và họ sẽ hoàn thành công việc sau khoảng một tuần. Tuy nhiên thì trong những trường hợp mà hệ thống tính gặp vấn đề trục trặc về bảo mật hay là một sự cố bất ngờ không mong muốn khác thì nhân viên quản lý server sẽ cần phải làm thêm giờ. Nhìn chung thì công việc của nhân viên quản lý server sẽ không cố định về thời gian và họ sẽ luôn phải chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng làm việc mọi lúc mọi nơi.
2. Công việc cụ thể của quản lý server hiện nay
2.1. Công việc phụ trách của quản lý server
Hiện nay thì công việc chính của quản trị server đó là chịu trách nhiệm về máy chủ, mạng Internet cũng như là workstation của các doanh nghiệp, công ty. Bên cạnh đó thì quản trị server còn đồng thời phụ trách thêm trách nhiệm đảm bảo cho hệ thống, thiết bị trên của công ty luôn duy trì trạng thái hoạt động tốt nhất, thường xuyên cài đặt, cập nhật những chương trình, hệ điều hành mới nhất cũng như là có các chính sách bảo mật cho máy chủ và thêm người dùng.
2.2. Công việc theo dõi dữ liệu của quản lý server
Ngoài việc phụ trách hệ thống mạng, những quản lý server cũng sẽ phải thường xuyên theo dõi những dữ liệu đầu ra – đầu vào khỏi hệ thống mạng, đồng thời giữ an toàn cho hệ thống mạng đó. Chính vì vậy, những nhân viên quản lý server cũng có thể xử lý cho người dùng các vấn đề, thắc mắc hay lo ngại về an ninh mạng bằng việc thắt chặt cài đặt trên tường lửa của người dùng.
2.3. Công việc xử lý các vấn đề trong hệ thống của quản lý server
Công việc tiếp theo của quản lý server đó là thực hiện thay thế hoặc là thêm phần cứng mới vào trong hệ thống máy chủ, workstation hay là các thiết bị mạng. Bên cạnh đó, họ cũng có thể sửa chữa hệ thống đó trong trường hợp xảy ra những sự cố bất ngờ trong một khoảng thời gian thích hợp. Với việc sự cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên đôi khi các nhân viên quản lý server sẽ cần phải làm việc ngoài giờ để có thể đảm bảo cho hệ thống máy tính của doanh nghiệp, công ty đó có thể tiếp tục duy trì trạng thái hoạt động tốt nhất.
Xem thêm: Tên miền website là gì? Phân biệt tên miền website, URL
3. Một số phần mềm quản lý server phổ biến hiện nay
Các phần mềm quản lý server sẽ giúp tăng cường hoạt động trên hệ thống máy chủ. Mỗi một hệ thống máy chủ sẽ có những kế hoạch, định hướng để quản lý khác nhau và 1 phần mềm quản lý phù hợp sẽ có thể khiến cho máy chủ được an toàn hơn, ổn định hơn trong quá trình hoạt động của nó.
3.1. Phần mềm HYPERIC HQ
Phần mềm quản lý máy chủ Hyperic HQ là một phần mềm có ưu điểm đó là sở hữu chức năng giám sát vô cùng mạnh mẽ, cao cấp, do đó khiến cho người dùng có thể yên tâm hoàn toàn trong quá trình sử dụng.
Bên cạnh đó, với khả năng đó là lập bản đồ hay là cảnh báo đạt hiệu quả cao sẽ cho phép có thể điều hướng một cách dễ dàng với giao diện người dùng ưu việt. Tuy nhiên thì phần mềm Hyperic HQ vẫn còn tồn tại nhược điểm đó là khá hạn chế ở khả năng tự động khắc phục. Mặc dù vậy nhưng Hyperic HQ vẫn là một sự lựa chọn ưu tiên vô cùng hoàn hảo của các doanh nghiệp và tổ chức hiện nay.
3.2. Phần mềm NAGIOS
Phần mềm quản lý máy chủ Nagios thì ưu điểm lớn nhất mà nó mang lại đó chính là cho phép người dùng có thể thu thập được lượng dữ liệu có sẵn hay là lượng dữ liệu có hiệu suất khủng ở những hệ điều hành khác như Windows, Netware, ...
Tuy nhiên thì nhược điểm mà phần mềm Nagios mang lại lớn hơn so với Hyperic HQ do kết cấu khá phức tạp. Chính vì vậy nếu như muốn quản lý máy chủ bằng phần mềm Nagios thì bạn sẽ cần phải thực sự kiên nhẫn để tìm hiểu và học hỏi rất nhiều do Web GUI khá tệ.
3.3. Phần mềm ZABBIX
Phần mềm quản lý máy chủ Zabbix thì chúng sở hữu hữu ưu điểm đó chính là cung cấp những cảnh báo vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó thì Zabbix cũng chính là mã nguồn mở sở hữu có giao diện Web được thiết kế vô cùng tốt.
Tuy nhiên thì nhược điểm của Zabbix mang lại đó là không thích hợp dành cho những hệ thống mạng lớn do hiệu suất của PHP và sự giới hạn của Web GUI. Bên cạnh đó, Zabbix còn thiếu các chức năng để kiểm tra thời gian thực. Mặc dù vậy thì Zabbix vẫn được coi là dễ sử dụng hơn phần mềm quản lý server Nagios.
3.4. Phần mềm WhatsUp Gold
Phần mềm quản lý máy chủ WhatsUp Gold có ưu điểm đó là có thể được thiết lập một cách khá dễ dàng và có thể khám phá hệ thống mạng. Bên cạnh đó thì WhatsUp Gold cũng sở hữu những bộ tính năng vô cùng tuyệt vời cũng như rất đa dạng các tùy chọn thông báo như là qua email, SMS, báo cáo chi tiết, ...
Tuy nhiên, khi nhắc đến nhược điểm thì phần mềm WhatsUp Gold lại có rất nhiều các nhược điểm, có thể kể đến như là: không trực quan, giao diện còn khá sơ sài, cấu hình yêu cầu cả 2 bàn giao tiếp trên Web và Windows, báo cáo SNMP khá thụ động, ... Tuy nhiên thì với nhiều doanh nghiệp hiện nay thì WhatsUp Gold vẫn là một sự lựa chọn không hề tệ.
Trên đây là những chia sẻ của work247.vn để giải đáp thắc mắc quản lý server là gì, đồng thời cũng giới thiệu cho bạn một số phần mềm quản lý server hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay. Hi vọng với những thông tin bổ ích trên sẽ giúp các bạn có thể nắm rõ hơn về việc quản lý server.