Kiến thức về quy trình quản lý chất lượng sản phẩm bạn cần biết
Theo dõi work247 tạiCụm từ chất lượng sản phẩm được định nghĩa với nhiều những góc độ khác nhau. Thì quy trình quản lý chất lượng sản phẩm cũng vậy. Là quá trình quản lý chất lượng sản phẩm để đảm bảo sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng không bị lỗi và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Một khi không được diễn ra theo đúng tuần tự và nghiêm ngặt nó có thể khiến cho việc tiêu thụ hàng hóa bị tổn thất nặng nề. Ngoài ra còn là một trong những yếu tố để giúp doanh nghiệp nhà sản xuất quyết định giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Hãy cùng đi tìm hiểu quy trình quản lý chất lượng sản phẩm là gì? Tầm quan trọng và vai trò của việc quản lý quy trình chất lượng sản phẩm trong bài viết này nhé!
1. Quy trình quản lý chất lượng sản phẩm là gì?
Trong quá trình quản lý chất lượng sản phẩm nói chung thì việc lập chính sách về chất lượng và mục tiêu chất lượng, hoạch định chất lượng hay kiểm soát chất lượng để đảm bảo và cải tiến về chất lượng của sản phẩm là một việc không thể thiếu.
Quản lý chất lượng sản phẩm là các hoạt động phối hợp với nhau để định hướng và kiểm soát về chất lượng sản phẩm như: lập chính sách chất lượng, hoạch định chất lượng và đảm bảo, cải tiến chất lượng sản phẩm.
Và ta có thể hiểu rõ hơn quy trình quản lý chất lượng sản phẩm là quy trình các bước hoạt động của tổ chức phối hợp với nhau và định hướng về chất lượng sản phẩm.
Xem thêm: Quản lý chất lượng dịch vụ là gì và quy trình thực hiện
2. Lợi ích của thiết lập quy trình quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất
Điều khách hàng luôn quan tâm đến sản phẩm mình sử dụng đó là chất lượng sản phẩm. Khi khách hàng mua được sản phẩm chất lượng thì doanh nghiệp sẽ được một số lợi ích như gia tăng được sự trung thành của khách hàng, duy trì được khách hàng, được giới thiệu thêm nguồn khách hàng mới, duy trì được thương hiệu của bạn trên thị trường, giảm rủi ro nợ, cải thiện được độ an toàn sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm tích cực cho bạn.
Đối với những nhà máy sản xuất có quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm tại chỗ sẽ có ít khả năng phải đối mặt với việc phải thu hồi sản phẩm hoặc khiến nguồn hàng bị rủi ro; điều này sẽ được hạn chế hơn.
Trong những lần thu hồi thì chi phí thu hồi có thể cao. Ta có thể lấy ví dụ là việc thu hồi xe Takata, với ước tính chi phí khoảng 7 đến 24 tỷ đô la. Một mức phí cao đối với các doanh nghiệp.
Để giúp các nhà quản lý nâng cao thêm về chất lượng sản phẩm cũng như là cải tiến chất lượng thì một số công nghệ sản xuất như TPM có thể giúp các nhà quản lý làm điều này. Đây là công nghệ sản xuất tinh gọn, giúp loại bỏ những khuyết điểm (lỗi) của sản phẩm; từ đó có thể gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
3. Các bước thực hiện quy trình quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất
Là một tập hợp các giai đoạn được tuân thủ đảm bảo rằng các sản phẩm được cung cấp ra bởi một nhóm. Và nó phải phù hợp với mục đích đưa ra. Quy trình được trải qua các bước thực hiện như sau:
3.1. Lập kế hoạch chất lượng - QP (Quality Planning)
Việc lập kế hoạch chất lượng sản phẩm là bước khởi đầu trong quá trình quản lý chất lượng. Một hoạt động nhằm xác định mục tiêu, các phương tiện, nguồn lực và các biện pháp cần thực hiện mục tiêu về chất lượng sản phẩm bạn cần quan tâm.
Nhiệm vụ của việc lập kế hoạch là:
+ Nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ; từ đó sẽ xác định được những yêu cầu về chất lượng, đưa ra được các thông số kỹ thuật của sản phẩm, dịch vụ đó và rồi thiết kế ra sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng những yêu cầu từ khách hàng.
+ Xác định chính sách và mục tiêu của chất lượng sản phẩm, định nghĩa các quy trình.
+ Chuyển bản kế hoạch cho các bộ phận tác nghiệp.
3.2. Đảm bảo chất lượng - QA (Quality Assurance)
Đây là hệ thống công việc tập trung vào các nhiệm vụ giám sát, quản lý và đảm bảo được chất lượng sản phẩm trong quy trình sản xuất. Tại bước này sẽ được quản lý chặt chẽ các tiêu chất chất lượng từ khâu nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm đến khẩu sản xuất ra sản phẩm và bán hàng tiêu thụ ra thị trường.
Ở bước này ta cần làm những công việc như sau:
+ Thiết lập và xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn để quản lý chất lượng sản phẩm, một số tiêu chuẩn như (tiêu chuẩn ASME, tiêu chuẩn ISO…), sổ tay chất lượng, quy trình hệ thống chất lượng sản phẩm và các quy trình hướng dẫn cụ thể.
+ Đánh giá hệ thống quản lý của doanh nghiệp vào hàng năm.
+ Cập nhật tiêu chuẩn chất lượng mới và làm mới hệ thống quản lý của doanh nghiệp theo nhu cầu của thị trường.
+ Giám sát việc áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm bằng việc kết hợp với bên kiểm soát chất lượng.
+ Kết hợp với bộ phận sản xuất để giới thiệu sản phẩm và các tiêu chuẩn chất lượng khi có đánh giá từ khách hàng.
+ Quản lý hồ sơ và giấy chứng nhận.
+ Đánh giá các đơn vị cung cấp, nhà thầu của đơn vị doanh nghiệp.
3.3. Kiểm soát chất lượng - QC (Quality Control)
Đây là một trong những phần quan trọng của quy trình quản lý chất lượng. Quy trình kiểm soát chất lượng gồm các bước: IQC, PQC, OQC
3.3.1. IQC - Kiểm soát chất lượng đầu vào
Kiểm tra, lựa chọn nguyên liệu đầu vào đạt tiêu chuẩn và cần loại bỏ những sản phẩm không đạt chất lượng. Các nguyên liệu được đưa vào sản xuất cần được theo dõi từ đầu vào đến cách sử dụng nguyên vật liệu. Kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh với nhà cung cấp, đánh giá sản phẩm của các nhà cung ứng.
3.3.2. PQC - Kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất
Để giải quyết các vấn đề, khiếu nại từ khách hàng về chất lượng của sản phẩm. Phát triển thêm sản phẩm mới và làm theo sản phẩm mẫu.
3.3.3. QQC - Kiểm soát chất lượng đầu ra
Thiết lập các tiêu chuẩn, đánh giá chất lượng sản phẩm khi hoàn thành. Trực tiếp kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm xem có đạt tiêu chuẩn để qua không. Thu thập, phân loại sản phẩm lỗi, gửi lại cho bộ phận PQC để điều chỉnh. Và Giải quyết các vấn đề liên quan đến việc khiếu nại, ý kiến từ khách hàng.
3.4. Cải tiến chất lượng - QI (Quality Improvement)
Đây là hoạt động được thực hiện trong toàn tổ chức mục đích là nâng cao hiệu quả các hoạt động. Và mục đích cuối cùng của của tiến chất lượng sản phẩm đó là đạt được sự tăng trưởng về doanh số bán hàng và lợi nhuận đem lại cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Quản trị chất lượng là gì? Phương pháp quản trị chất lượng
4. Các công cụ để quản lý chất lượng sản phẩm
4.1. Kiểm soát quy trình quản lý bằng thống kê (SPC)
Bằng việc sử dụng các kỹ thuật trong thu thập, phân loại và xử lý các dữ liệu từ kết quả trong quá trình hoạt động từ đó giúp ta nhận biết được thực trạng và sự biến động của nó.
4.2. 6 Sigma
Đây là một phương pháp cải tiến quy trình doanh cũng như là quản lý chất lượng sản phẩm được dựa trên thống kê tìm ra các khuyết điểm (lỗi), tìm ra được nguyên nhân xảy ra lỗi và xử lý lỗi đó.
4.3. 7 Tools
Đây là công cụ dùng để giải quyết những vấn đề trong doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp nhận diện được các vấn đề mình đang mắc phải. Ví dụ như: các nguyên nhân gây ra lỗi, những lãng phí nào đang diễn ra, các cơ hộ cần cải tiến…
4.4. TMP
Với mục tiêu là tạo nên một môi trường sản xuất không có sự cố học nào, với nhiệm vụ bảo trì mà không cần phụ thuộc nhiều vào cơ khí, kỹ sư.
4.5. 5S
Đây là nền tảng cơ bản để thực hiện các hệ thống đảm bảo chất lượng sản phẩm. Được xuất phát từ quan điểm: Nếu bạn làm việc dưới một môi trường lành mạnh, sạch đẹp và thoáng đãng thì tinh thần của bạn sẽ thoải mái hơn, khi đó năng suất lao động sẽ cao hơn và bạn sẽ có điều kiện để việc áp dụng được hệ thống quản lý chất lượng một cách hiệu quả.
Trên đây là bài chia sẻ của work247 về quy trình quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất. Đừng bỏ lỡ bất kì thông tin nào mà chúng mình chia sẻ với các bạn, nó sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích mà bạn cần phải biết.
374 0