Bạn có biết quản trị tài chính doanh nghiệp là gì?
Tác giả: Diệp Lạc 09-07-2024
Quản trị tài chính là một công việc vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Cũng giống như ngân sách của một gia đình vậy, nếu bạn không giám sát và quản lý một cách cẩn thận, bạn sẽ rất dễ rơi vào tình trạng “nghèo”. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp, việc quản trị tài chính quan trọng hơn rất nhiều, là một trong những trụ cột giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Bạn đã nắm được quản trị tài chính doanh nghiệp là gì chưa?
1. Quản trị tài chính doanh nghiệp được định nghĩa là gì?
Quản trị luôn là công việc với sức nặng lớn, áp lực cao và đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, đất nước. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản, quản trị tài chính là việc quản lý dòng tiền ra vào của doanh nghiệp, nghe có vẻ dễ đúng không? Nhưng thực sự thì không hề dễ đâu nhé!
Theo thống kê, hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động mà chưa biết cách quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả, gây ra các hậu quả nặng nề, cuối cùng là phá sản; làm gia tăng tình trạng thất nghiệp, nghèo đi trong nhân dân.
Trong lĩnh vực kinh tế, quản trị tài chính doanh nghiệp – Financial Management, được phát biểu là việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và tiến hành việc thực hiện kiểm soát các hoạt động tài chính trong doanh nghiệp như: mua sắm trang thiết bị, sử dụng luân chuyển dòng vốn cho các hoạt động đầu tư, sử dụng các quỹ tài chính doanh nghiệp vào các hoạt động.
Tài chính doanh nghiệp không phải là bộ phận độc lập, nó phải phối hợp với các bộ phận khác trong công ty để doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả; đặc biệt, có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với bộ phận tài chính kế toán.
Bộ phận tài chính kế toán có nhiệm vụ lập ra các bản báo cáo tài chính, một trong những dữ liệu cụ thể giúp doanh nghiệp đánh giá đúng hiệu quả công tác quản trị doanh nghiệp; việc quản trị doanh nghiệp phải dựa trên các nguyên tắc cụ thể, phù hợp với xu hướng phát triển chung của doanh nghiệp.
Quản trị tài chính doanh nghiệp là một trong những công việc vô cùng quan trọng của doanh nghiệp; bởi việc quản lý tốt dòng tiền doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp đạt được các mức lợi nhuận đề ra; đánh giá được hiệu quả của nhân viên kinh doanh giúp chủ doanh nghiệp đưa ra các quyết định và hướng đi đúng đắn trong tương lai.
2. Mục đích của việc quản trị tài chính doanh nghiệp?
Quản trị tài chính doanh nghiệp chính là việc điều phối và kiểm soát dòng tiền của doanh nghiệp; phân bổ nguồn tài chính vào các dự án, đơn vị một cách hợp lý. Tùy vào từng giai đoạn phát triển khác nhau, doanh nghiệp sẽ có kế hoạch quản trị tài chính khác nhau. Nhìn chung, đều với mục đích thực hiện tốt hai vấn đề cơ bản sau:
Tối đa hóa lợi nhuận thu được: bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động cũng đều có mục tiêu chung hướng đến là tối đa hóa lợi nhuận; vì vậy, nó được coi là một trong những đích đến quan trọng của mỗi doanh nghiệp.
Tối đa hóa lợi nhuận được thực hiện bằng cách tối đa hóa hiệu số doanh thu trừ chi phí; từ đó, giúp doanh nghiệp xác định chính xác việc hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không.
Tuy nhiên, chỉ số này không phải là thước đo dùng để đánh giá hoàn hảo và chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Vì vậy, doanh nghiệp thường dùng chỉ số giá trị lợi nhuận dựa trên vốn cổ phần để đánh giá.
Tối đa hóa lợi nhuận trên vốn góp cổ phần: tuy thường được các doanh nghiệp sử dụng; nhưng bản thân nó cũng những nhược điểm nhất định như việc không xét đến các yếu tố về rủi ro tiền tệ, sự biến đổi giá cả hay một sự cố thị trường.
3. Chức năng của việc quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính cũng là một trong các chức năng cơ bản, chức năng cốt lõi của việc quản trị doanh nghiệp. Nó có mối liên hệ mật thiết đến bộ phận khác trong doanh nghiệp như: bộ phận sản xuất, bộ phận Marketing, bộ phận bán hàng, bộ phận kế toán tài chính,…thực hiện tốt đường lối phát triển của doanh nghiệp.
Đối với quản trị tài chính doanh nghiệp, chúng ta có thể kể đến một số chức năng chính như:
Chức năng ước tính các nhu cầu về nguồn vốn: để có thể quản trị tài chính doanh nghiệp, người quản trị cần phải lên kế hoạch, lập dự toán các yêu cầu liên quan đến nguồn vốn doanh nghiệp; dựa trên các số liệu cụ thể về chi phí và lợi nhuận dự kiến của doanh nghiệp trong tương lai. Các công việc phải tuân theo các quy trình với các quy định cụ thể của doanh nghiệp.
Chức năng xác định thành phần vốn: sau khi thực hiện xong công đoạn dự toán chi phí, lợi nhuận; việc phân bổ nguồn vốn cũng được quyết định. Nó dựa trên nhiều yếu tố về việc phân tích nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, các dòng quỹ bổ sung được huy động từ bên ngoài.
Chức năng lựa chọn nguồn vốn: để có thể gia tăng lợi nhuận và nguồn vốn, doanh nghiệp sẽ tiến hành đi vay bằng nhiều hình thức khác nhau như: phát hành trái phiếu và cổ phiếu doanh nghiệp; vay vốn tại các ngân hàng và tổ chức tài chính (có thể trong nước và nước ngoài; tư nhân hoặc chính phủ); tiền gửi được rút ra như hình thức trái phiếu.
Chức năng đầu tư vào các quỹ: việc quyết định đầu tư vào các quỹ phải do người lãnh đạo quyết định. Dựa trên việc xem xét và nghiên cứu kỹ các yếu tố về lợi nhuận, kết quả kinh doanh, hình thức kinh doanh; để có sự chắc chắn và an toàn khi đầu tư.
Chức năng quăng bỏ thặng dư: người quản trị tài chính doanh nghiệp sẽ đưa ra quyết định về việc sử dụng nguồn lợi nhuận ròng. Họ có thể phân chia cổ tức cho các cổ đông theo như phần trăm cổ phần chiếm giữ hoặc có thể giữ lại lợi nhuận do muốn mở rộng kế hoạch kinh doanh.
Chức năng quản lý tiền mặt: trong quá trình doanh nghiệp hoạt động, sẽ có rất nhiều trường hợp được yêu cầu phải sử dụng tiền mặt như: thanh toán chủ nợ, thanh toán tiền lương, tiền ứng trước cho công nhân, tiền điện tiền nước, duy trì cổ phiếu, mua nguyên vật liệu,…; người quản trị tài chính doanh nghiệp cần nhanh chóng đưa ra các quyết định về việc sử dụng dòng tiền.
Chức năng kiểm soát tài chính: quản trị tài chính doanh nghiệp không chỉ đơn giản là công việc lập kế hoạch cho việc sử dụng quỹ, nguồn vốn công ty; họ phải thực hiện các công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính. Điều này được thực hiện thông qua việc phân tích số liệu, tỷ lệ dư báo tài chính,…
4. Một số vấn đề khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị vốn là công việc vô cùng khó khăn và phức tạp; đặc biệt là việc quản lý dòng tiền. Theo kết quả khảo sát, thông thường, quản trị tài chính doanh nghiệp sẽ gặp một số vấn đề như: không quản lý nguồn thu, không kiểm soát được các chi phí phát sinh, hàng hóa xuất nhập chưa rõ ràng,…
Việc quản lý nguồn thu, chi phí phát sinh hằng ngày được căn cứ dựa trên các số liệu cụ thể, tuy nhiên, dễ dàng bị mắc các lỗi về nhập sai, nhập thiếu khiến cho việc phân tích số liệu không đúng; không đánh giá được lợi nhuận thu về và chi phí bỏ ra.
Các vấn đề về công nợ chưa được kiểm soát tốt, thường xuyên; chưa có chính sách rõ ràng cho việc xử lý nợ; dẫn đến hiện tượng hao hụt nguồn vốn.
Hàng hóa xuất kho và nhập kho không được kê khai một cách chính xác; hàng hóa hư hỏng do quá trình làm việc gây ra sự lãng phí ngân sách, làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp.
Đặc biệt, không có kế hoạch quản lý tài chính một cách đầy đủ; vẫn còn phong cách làm việc cảm tính, tự mình một kiểu; không kiểm soát được dòng tiền, không có kế hoạch cho việc thu hồi nợ.
Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ số trong thời đại hiện nay, tất cả các vấn đề này đều có thể xử lý được bằng cách sử dụng các phần mềm về quản lý tài chính doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả.
Trên đây là bài giới thiệu về quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Hy vọng, bài viết của tôi mang đến bạn những thông tin hữu ích.