Mortgage là gì? Thông tin liên quan đến các loại hình thế chấp

Theo dõi work247 tại
Diệp Lạc tác giả work247.vn Tác giả: Diệp Lạc

Ngày đăng: 02-07-2024

Ngành tài chính - ngân hàng bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi lĩnh vực đều có những thuật ngữ chuyên ngành riêng. Nhắc đến mortgage chắc nhiều người thấy khái niệm khá lạ nhưng bản chất mortgage được dịch ra trong tiếng Việt là “thế chấp”. Hình thức thế chấp thì đã quá quen thuộc ngay cả với những người không làm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Cùng work247.vn tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đến loại hình thế chấp nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

CV online đẹp

1. Định nghĩa về Mortgage

Mortgage dịch ra tiếng Việt là “thế chấp” - là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Thế chấp tài sản là hình thức mà bên sở hữu dùng tài sản của mình để thực hiện bảo đảm nghĩa vụ dân sự nhưng không giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Đây là một hình thức bảo đảm được căn cứ trên hiện vật, tài sản của chủ sở hữu với bên nhận thế chấp khi cần sử dụng cho mục đích cá nhân, chung. 

Theo điều 292 khoản 2 Luật dân sự năm 2024 đã quy định như sau: “Thế chấp tài sản là việc mà một bên (gọi là bên thế chấp) muốn sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình như một hình thức bảo đảm về việc thực hiện nghĩa vụ và không giao quyền sở hữu tài sản cho bên kia (gọi là bên nhận thế chấp). Tài sản thế chấp sẽ được phía bên thế chấp giữ. Hai bên có thể thỏa thuận giao người thứ ba giữ tài sản thế chấp”.

Định nghĩa về Mortgage
Định nghĩa về Mortgage

Xem thêm: Giải đáp Mortgage Backed Securities là gì? Đầu tư có tốt không?

2. Những đặc điểm của hình thức thế chấp

Có rất nhiều hình thức thế chấp khác nhau phụ thuộc vào quyền sở hữu và loại thế chấp khác nhau. Cùng tìm hiểu cách phân biệt các hình thức thế chấp thông qua đặc điểm riêng biệt dưới đây: 

Các đặc điểm của hình thức thế chấp
Các đặc điểm của hình thức thế chấp

- Trạng thái của tài sản mang ra thế chấp không có sự chuyển giao: nghĩa là khi bên thế chấp không trực tiếp bàn giao tài sản sở hữu cho bên nhận thế chấp mà chỉ cung cấp cho người nhận những giấy tờ gốc chứng nhận quyền sở hữu tài sản với mục đích là trong thời gian tài sản đang được thế chấp thì bên chủ sở hữu vẫn có quyền được sử dụng tài sản đó. Ví dụ phổ biến nhất hiện nay đấy chính là khi bạn muốn vay ngân hàng 2 tỷ để mua nhà thì để được vay thì bạn phải thế chấp tài sản có giá trị tương đương thì bạn có thể dùng chính căn nhà bạn mua để thế chấp chỉ cần sử dụng sổ đỏ hoặc sổ hồng của căn nhà đó để xác nhận quyền sở hữu và đưa cho ngân hàng thì bạn có thể vay mà vẫn được sử dụng căn nhà đó trong thời gian thế chấp. 

- Những loại tài sản hay được sử dụng để thế chấp đó là xe cộ, nhà cửa, bất động sản, hàng hóa luân chuyển,...: khi muốn vay vốn thì cần đảm bảo với bên vay bằng cách thế chấp những tài sản có giá trị tương đương với số tiền muốn vay. Đồng thời, bên thế chấp phải có đầy đủ những giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản, chứng minh giá trị tài sản hiện tại hoặc quy mô tài sản trong tương lai (thường áp dụng với bất động sản). Trong một số trường hợp thì đối với những tài sản đang cho mượn hay thuê thì cũng được phép mang đi thế chấp nếu chứng minh được quyền sở hữu chính chủ. Ví dụ như bạn có căn nhà đang cho người khác thuê nhưng cần phải vay nhiều tiền với mục đích cá nhân thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng căn nhà đó để mang đi thế chấp miễn đảm bảo giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu. 

Xem thêm: Việc làm tài chính ngân hàng

Mọi người thường dùng bất động sản để thế chấp
Mọi người thường dùng bất động sản để thế chấp

- Đối với trường hợp bên thế chấp muốn sử dụng tài sản khi đang thế chấp thì phải dựa vào thỏa thuận giữa hai bên để quyết định quyền hạn sử dụng một phần hay toàn bộ tài sản. Minh chứng cụ thể về lấy bất động sản mang ra thế chấp nếu bên chủ sở hữu mang toàn bộ công trình ra thế chấp thì vật phụ của bất động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp. Nếu thế chấp một phần thì chỉ những vật phụ gắn với bất động sản đó thì thuộc tài sản thế chấp. Với những tài sản được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp có nhiệm vụ phải thông báo với bên bảo hiểm về việc thế chấp khi đó phía bên bảo hiểm sẽ chi trả trực tiếp tiền bảo hiểm cho bên thế chấp. Nếu trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho  bên bảo hiểm về trạng thái của tài sản được thế chấp thì bên tổ chức bảo hiểm sẽ chi trả tiền theo hợp đồng cho bên sở hữu tài sản và bên thế chấp sẽ phải thanh toán với bên nhận thế chấp.

Phải có sự thỏa thuận của hai bên nếu muốn quyền sử dụng tài sản thế chấp
Phải có sự thỏa thuận của hai bên nếu muốn quyền sử dụng tài sản thế chấp

Xem thêm: Cầm đồ là gì? Tìm hiểu về dịch vụ cầm đồ

3. Phân loại các hình thức thế chấp

Thông qua những thông tin bên trên chắc các bạn đã có hình dung cụ thể hơn về Mortgage (Thế chấp) cùng với những đặc điểm của từng hình thức, để có đầy đủ kiến thức về lĩnh vực thế chấp thì hãy tìm hiểu thêm về cách phân loại các hình thức này nhé. Có 4 loại thế chấp chính đó là căn cứ vào nội dung thế chấp, số lần mang tài sản ra thế chấp, tính chất của tài sản và nguồn gốc của tài sản thế chấp.

Phân loại các hình thức thế chấp
Phân loại các hình thức thế chấp

- Căn cứ vào nội dung thế chấp: nghĩa là khi thế chấp tài sản phải căn cứ vào đó là hình thức thế chấp pháp lý hay thế chấp công bằng.

Thế chấp pháp lý là loại hình thế chấp mà khi bên thế chấp không đủ khả năng thực hiện trả nợ thì phải bàn giao cho bên thế chấp quyền sở hữu tài sản. Trong trường hợp này, sau khi nhận được quyền sở hữu tài sản thì bên nhận thế chấp có quyền cho thuê hay bán tài sản mà không cần sự cho phép hoặc thực hiện những thủ tục giấy tờ liên quan đến việc tố tụng. Điểm hạn chế duy nhất của hình thức thế chấp này chính là tốn kém chi phí vì giá trị tài sản chỉ tương đương hoặc cao hơn số tiền cho vay nhưng khi chủ sở hữu không đủ khả năng chi trả đồng nghĩa với bên nhận thế chấp mất khoản lãi trong thời gian thế chấp tiếp theo. Ví dụ bạn vay ngân hàng 2 tỉ và thế chấp tài sản là ô tô nhưng sau một năm bạn không đủ khả năng trả vốn và lãi cho ngân hàng thì phải chuyển nhượng giấy tờ sở hữu ô tô cho bên ngân hàng, như vậy ô tô sẽ thuộc quyền sở của ngân hàng nên họ có quyền bán hoặc cho thuê ô tô của bạn. 

Thế chấp công bằng: đây là hinh thức được sử dụng phổ biến nghĩa là bên thế chấp bàn giao những giấy tờ gốc của tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp và vẫn có quyền sử dụng tài sản đó trong quá trình thế chấp. Việc sử dụng hoặc xử lý tài sản sẽ được dựa trên sự thỏa thuận giữa hai bên và bắt buộc phải tuân theo thỏa thuận này nếu trong trường hợp có vấn đề xảy ra vi phạm thỏa thuận thì có thể sử dụng các biện pháp pháp luật can thiệp. 

- Căn cứ dựa trên số lần mang tài sản ra thế chấp:

Thế chấp tài sản lần thứ nhất: nghĩa là chủ sở hữu mang tài sản ra thế chấp và phải đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đầy đủ cho món nợ thứ nhất (khoản vay lần đầu khi thế chấp).

Thế chấp tài sản lần thứ hai: khi bên thế chấp muốn vay một khoản tiền thì phải đem tài sản có giá trị tương đương hoặc lớn hơn ra thế chấp như vậy sẽ có khoản chênh lệch giữa khoản vay thứ nhất với giá trị thực tế của tài sản được sử dụng thế chấp. Khi đó chủ sở hữu sẽ dùng phần chênh lệch giá trị này để đảm bảo cho những khoản nợ tiếp theo. Một số bên nhận thế chấp vẫn chấp nhận trường hợp này.

- Căn cứ vào tính chất của tài sản được mang ra thế chấp: nghĩa là chủ sở hữu có thể thế chấp một phần hoặc toàn bộ tài sản. Tính chất của hai hình thức này có giá trị khác nhau. Khi thế chấp toàn bộ tài sản thì tất cả những phần phụ trong đó cũng được tính là tài sản được mang ra thế chấp. Còn trong trường hợp bên thế chấp chỉ thế chấp một phần tài sản thì nghĩa là họ chỉ dùng phần trong khối tài sản của họ để thế chấp còn lại vẫn thuộc quyền sở hữu và sử dụng của họ.

- Căn cứ vào nguồn gốc của tài sản được mang ra thế chấp: bên nhận thế chấp sẽ dựa vào hình thức thế chấp trực tiếp hoặc gián tiếp. Hình thức thế chấp trực tiếp nghĩa là bên thế chấp sử dụng tài sản được hình thành từ vốn vay, còn thế chấp gián tiếp nghĩa là sử dụng những tài sản khác nhưng không hình thành từ vốn vay.

Xem thêm: Việc làm chuyên viên sử lý nợ thế chấp

Tạo CV online

Dựa trên 4 yếu tố chính để phân loại thế chấp
Dựa trên 4 yếu tố chính để phân loại thế chấp

Bên trên là những thông tin cơ bản về Mortgage (Thế chấp) cùng với đặc điểm cụ thể và cách phân loại từng hình thức thế chấp phổ biến hiện nay. Để tìm hiểu thêm kiến thức về lĩnh vực tài chính ngân hàng truy cập website work247.vn

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1212 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT