ETP là gì? Các cách tính ETP thông dụng nhất bạn nên biết

Theo dõi work247 tại
Lê Minh Phượng tác giả work247.vn Tác giả: Lê Minh Phượng

ETP là gì? Khi nào chúng ta cần làm quen và hiểu tỏ tường thuật ngữ này? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để có thêm kiến thức nghề nghiệp hữu ích và cần thiết nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Việc làm tuyển dụng

1. ETP là gì?

ETP hay còn được hiểu là sản phẩm giao dịch hoán đổi, nó tương tự như ETF vậy do đó nó nhận được lợi thế là có đòn bẩy khi tồn tại và phát triển ở trong những thị trường truyền thống. ETP giúp người ta dễ dàng theo dõi được sự biến động tăng giảm cụ thể của từng loại tài sản diễn ra hàng ngày.

ETP là gì?
ETP là gì?

Ngoài ra, lợi ích mà ETP đem đến cho người dùng đó là không đòi hỏi chi phí cho việc thế chấp tài sản nhằm mục đích tạo hiệu quả cho giao dịch đòn bẩy (đối với sản phẩm không có ngày đáo hạn hay các nguồn tài sản cơ sở khác, các tài sản bị đem ra thanh lý không mang rủi ro. Tuy nhiên sự rủi ro duy nhất mà ETP có thể đem lại đó là mức cực thấp của giá trị ròng khi đưa nó đến gần con số 0.

Tìm hiểu về ETP
Tìm hiểu về ETP

Thông qua ETP, bạn còn có thể tính toán ra bội số của sản phẩm, tìm kiếm hướng đi đúng đắn cho sản phẩm theo các chiến lược ngắn hạn, dài hạn phù hợp.Việc tính toán ra bội số thông qua ETP sẽ được mô phỏng lại qua ví dụ sau đây:

- BTC*3 tức là giá trị Long BTC gấp 3 lần (3x). Điều đó tương đương với việc khi tài sản cơ sở tăng giá lên 1% thì đồng nghĩa rằng tài sản đó có giá trị ròng tăng lên 3%.

- BTC*(-3) tức là giá trị Short của BTC có tỉ lệ nghịch theo cơ chế sau: tài sản cơ bản cứ giảm đi 1% thì đồng nghĩa rằng nó có giá trị ròng tăng lên 3%.

- BTC*(-1) thể hiện giá trị short BTC có giá trị là 1x, vẫn theo cơ chế tỉ lệ nghịch, tài sản cơ bản cứ giảm đi 1% thì giá trị ròng sẽ tăng thêm 1%.

Thuật ngữ ETP có một đặc điểm vô cùng đặc biệt đó chính là được đòi hỏi quy trình xác định danh tính theo pháp luật. Ở nhiều đất nước có quy định tạm thời sẽ không tiến hành giao dịch đối với những dòng sản phẩm ETP điển hình như Hồng Kông, Congo, Myanmar, Belarus, Nhật Bản, Triều Tiên, Hoa Kỳ, Iran, Iraq, Zimbabwe.

Xem thêm: Đầu tư tài chính là gì? Các lưu ý cần biết khi đầu tư tài chính

2. Những cách tính toán cần thiết áp dụng đối với ETP

Liên quan đến ETP, các nhà chuyên gia đã nghiên cứu và tìm ra rất nhiều phương pháp tính toán cho nó. Bạn cần nắm bắt đa dạng những phương thức này để có thể dễ dàng nắm bắt trong tầm tay các giá trị được ETP thể hiện. Ngay sau đây, Minh Phượng sẽ cung cấp đến bạn đọc quan tâm những "công thức" này.

2.1. ETP được định giá theo cơ chế nào?

Dựa trên việc tính toán đối với giá trị ròng, ETP sẽ được định giá một cách chính xác. Trong đó, công thức tính giá trị ròng và các yếu tố liên quan như sau:

Giá trị ròng (GTR) = Vị thế (trong rổ) x giá của tài sản cơ bản + khoản vay (trong rổ)

Trong đó, có những yếu tố có thể bạn không hiểu vậy nên nội dung ngay sau đây sẽ giúp bạn nắm bắt về chúng. Trước tiên là khái niệm vị thế, vị thế nhắc tới trong công thức trên chính là số lượng của nguồn tài sản cơ bản được nắm giữ bởi mỗi một ETP. Tiếp theo là Khoan vay ở trong rổ ý nói về số tiền đem cho vay cũng được nắm giữ bởi mỗi một ETP.

Định giá ETP
Định giá ETP

Chẳng hạn như ta có trường hợp BTC*4,  trong đó có các điều kiện sau:

+ Vị thế rổ: 4BTC

+ Tài sản cơ bản có giá là 200U

+ Tiền đi vay: (-300)U

Vậy giá trị ròng tính được sẽ là:

GTR = (4*200) – 300 = 500U

Xem thêm: Cách tính hiệu quả kinh doanh nhanh và chính xác cho doanh nghiệp

2.2. Một ETP sẽ được tính toán đòn bẩy thực tế như thế nào?

Công thức cơ bản để tính đòn bẩy thực tế của mỗi ETP như sau:

ETP có tỷ lệ đòn bẩy = vị trí rổ x tài sản cơ bản: giá trị ròng

Ap dụng công thức trên vào một ví dụ cụ thể để bạn dễ dàng tính toán hơn như sau:

Tính toán ETP như thế nào?
Tính toán ETP như thế nào?

Cho BTC*4 và các điều kiện bao gồm:

+ 4BTC

+ Tài sản cơ bản: 200U

+ Tiền vay trong rổ: - 300U

Giá trị ròng tính được theo công thức ở trên sẽ là 500U. Từ kết quả này chúng ta dễ dàng tìm ra tỷ lệ đòn bẩy thực của ETP: 4 * 200 / 500.

Xem thêm: EPS là gì, ý nghĩa của EPS và cách tính EPS cho các nhà đầu tư

2.3. Các cơ chế giúp điều chỉnh vị thế ETP đúng chuẩn

Trong ETP tồn tại 2 loại bao gồm: Điều chỉnh vị thế Cụ thể và Điều chỉnh vị thế Thường xuyên. Trong đó, Điều chỉnh vị thế Thường xuyên tức nói tới việc vị thế được cân bằng tại thời điểm cố định nào đó, và việc điều chỉnh này tiến hành đều đặn hàng ngày nhằm mục đích đảm bảo cho ETP luôn đạt được mức đòn bẩy theo dự tính từ trước, đáp ứng thỏa thuận. Còn Điều chỉnh vị thế Cụ thể ý nói đến việc chỉ điều chỉnh tạm thời, trong điều kiện ETP có đòn bẩy thực tế đã vượt quá ngưỡng nhất định từng ngày. Khi đã được điều chỉnh thì đòn bẩy có thể ở ngưỡng bội số theo kế hoạch.

Quy trình tái định vị đối với vị thế ETP sẽ diễn ra theo trình tự như sau, thông qua ví dụ cụ thể dưới đây bạn cũng sẽ dễ dàng nắm bắt được quy trình thực hiện.

Ví dụ về tái định vị vị thế ETP
Ví dụ về tái định vị vị thế ETP

Việc hỗ trợ đăng ký ETP và quy đổi, kèm theo chi phí cho các hoạt động này sẽ được trả lại lấy căn cứ là kết quả của các cuộc giao dịch của tài sản cơ bản. Việc tái định vị mang đặc điểm nổi bật là không có sự chắc chắn về mặt thời gian và chi phí vậy nên khi tham gia vào các chương trình đổi thương ETP hãy thật cẩn trọng để tránh phải đối mặt với rủi ro.

Khi thực hiện đăng ký hoặc đổi ETP, bạn đều được yêu cầu phải trả phí. Từng loại phí được tính theo các cách riêng. Chẳng hạn như người ta sẽ tính phí đăng ký dựa vào tỷ lệ và số lượng, còn tính phí quy đổi thì dựa hoàn toàn trên số lượng, tỷ lệ quy đổi. Công thức tính toán cụ thể của từng loại phí này được thực hiện như sau:

Phí đăng ký được tính theo công thức: Tỷ lệ x chi phí x số lượng (đăng ký)

Phí quy đổi được tính theo công thức: tỷ lệ phí x chi phí x số lượng (quy đổi)

viết CV online

2.4. Tính toán giới hạn nắm giữ của ETP

Mỗi loại ETP sẽ có khả năng nắm giữ số lượng tối đa khác nhau, bạn có thể nắm bắt từng con số cụ thể đi theo từng loại cụ thể để phục vụ cho các mục đích tính toán hay sử dụng của mình phục vụ cho các việc cần thiết. Cụ thể như sau:

- EOS x 3, EOS x (-3): nắm giữ tối đa 2000

- BSV x 3: nắm giữ tối đa 2000

- BSV x (-3): nắm giữ tối đa 1300

- LINK x 3, LINK x (-3): nắm giữ tối đa 1500

- UNI x 2: nắm giữ tối đa 400

- UNI x (-2): nắm giữ tối đa 1000

- DOT x 2, DOT (-2) nắm giữ tối đa 1000

- ETH x 3: nắm giữ tối đa 17.000

- ETH x (-3) nắm giữ tối đa 2000

- ETH x (-3) nắm giữ tối đa 2000

- ETH x (-1) nắm giữ tối đa 4000

- BTC x 3: nắm giữ tối đa 5000

- BTC x (-3): nắm giữ tối đa 5000

- BTC x (-1): nắm giữ tối đa 5000

Tính giới hạn nắm giữ của ETP
Tính giới hạn nắm giữ của ETP

Xem thêm: Việc làm kế toán ngân hàng

Những số liệu trên cũng có nghĩa là nếu như số lượng ETP cần mua hoặc là cần đăng ký được tính tổng cùng số lượng đang nắm giữ được mà lớn hơn số nắm giữ tối đa thì bạn không thể nào mua thêm hay đăng ký thêm ETP được.

Khi tiến hành các giao dịch liên quan tới ETP, bạn phải chú ý ba điều:

Thứ nhất, các giao dịch được tiến hành bằng ETP có biến động lớn về giá cho nên sẽ luôn luôn đi kèm rủi ro rất cao. Điều đó đòi hỏi người dùng hãy nắm giữ cẩn trọng các giá trị liên quan tới nó.

Thứ hai, việc nắm giữ tối đa các ETP sẽ được điều chỉnh một cách tự động dựa trên tỷ lệ rủi ro của thị trường.

Thứ ba hãy luôn biết mức giá giới hạn khi đặt lệnh đối với giá trị ròng, trong đó, giá đặt lệch không được vượt trên hoặc thấp hơn 5% so với giá trị ròng.

Như vậy các thông tin trên đây đã cung cấp đến cho bạn đọc hiểu biết ETP là gì. Một khái niệm của thị trường tài chính chắc chắn sẽ khiến cho nhiều người khó hiểu vì độ khô khan của nó. Nếu như bạn đang hoạt động trong mảng này, cố gắng tìm hiểu sâu bản chất của thuật ngữ liên quan nhé.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem878 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT