EPS là gì, ý nghĩa của EPS và cách tính EPS cho các nhà đầu tư

Theo dõi work247 tại
Phạm Hồng Ánh tác giả work247.vn Tác giả: Phạm Hồng Ánh

Ngày đăng: 30-07-2024

Ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về một thuật ngữ vô cùng nổi tiếng trong kinh doanh, đó chính là EPS, cùng tìm hiểu EPS là gì và ý nghĩa của nó nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett, tỷ phú giàu thứ 3 trên thế giới từng có một câu nói khá nổi tiếng như sau: “Tôi là một nhà đầu tư giỏi hơn vì tôi là một doanh nhân và tôi là một nhà kinh doanh giỏi hơn vì tôi là một nhà đầu tư”. 

Câu nói này có lẽ đối với tôi là hoàn toàn chính xác, thật sự rất ít nếu không muốn nói là không có một nhà kinh doanh lỗi lạc nào mà không biết cách đầu tư đồng tiền của mình để nó sinh lời mà có thể trở nên giàu có một cách bền vững được. Và ngược lại thì một nhà đầu tư tài ba không thể đầu tư có lợi nhuận mà không biết chút gì về kiến thức kinh doanh phải không nào.

EPS là gì, ý nghĩa của EPS và cách tính EPS cho các nhà đầu tư
EPS là gì, ý nghĩa của EPS và cách tính EPS cho các nhà đầu tư

Chắc hẳn, đối với bất kỳ một nhà đầu tư nào khi đã bước chân vào con đường đầu tư chứng khoán thì không thể không biết đến một số khái niệm như P/E, EPS,.. Với những ai mới bắt đầu những bước chân chập chững của mình trên con đường đầu tư, thì ngay bây giờ, hãy cùng tìm hiểu về khái niệm eps là gì, ý nghĩa và cách tính chỉ số EPS này nhé!

1. Chỉ số EPS là gì? những thông tin chung về EPS

Chỉ số EPS được hiểu một cách ngắn gọn nhất đó chính là lợi nhuận sau thuế của một cổ phiếu của các cổ đông trong doanh nghiệp, chúng có tên viết tắt tiếng Anh là Earning Per Share, hay nói cách khác thì earning per share chính là phần lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu thường được các cổ đông sau khi đã trừ đi cổ tức ưu đãi.

Đây là một chỉ số được các nhà phân tích sử dụng một cách vô cùng rộng rãi như một chỉ báo, một dấu hiệu về khả năng sinh lời của Doanh nghiệp. Với lợi nhuận sau thuế là 4 quý liên tiếp thì nếu nói EPS năm 2024 tức là lợi nhuận sau thuế của một cổ phiếu năm 2024 thì đó chính là lợi nhuận sau thuế của một cổ phiếu năm 2024; nếu nói bình thường là EPS thì ta có thể suy đoán đó chính là EPS 4 quý báo cáo gần nhất.

Chỉ số EPS là gì? những thông tin chung về EPS
Chỉ số EPS là gì? những thông tin chung về EPS

Có hai loại chỉ số EPS, loại thứ nhất đó chính là chỉ số EPS cơ bản, và loại thứ hai đó chính là chỉ số EPS pha loãng, sự khác nhau giữa hai chỉ số này như thế nào, hãy cùng tìm hiểu về phần dưới đây nhé!

- Đối với chỉ số EPS cơ bản: Đây chính là lợi nhuận sau thuế của một cổ phiếu của các cổ đông trong doanh nghiệp, giống như khái niệm đầu tiên mà chúng tôi đưa ra.

- Đối với chỉ số EPS pha loãng - Diluted EPS là chỉ số bổ sung nhằm điều chỉnh rủi ro pha loãng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu do doanh nghiệp đó phát hành trái phiếu chuyển đổi, quyền mua cổ phiếu, ESOP, cổ phiếu ưu đãi,.. Đây là chỉ số có độ chính xác cao hơn chỉ số EPS cơ bản, nó có thể phản ánh được những sự kiện có thể làm thay đổi khối lượng cổ phiếu trong tương lai.

Tin tuyển dụng: Việc làm nhân viên tư vấn chứng khoán

2. Cách tính chỉ số EPS như thế nào?

Để có thể tính toán được chỉ số EPS cơ bản của một doanh nghiệp như thế nào, ta sẽ cần đến một số những thông tin khác như bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh để có thể thu thập được những dữ liệu cần thiết sau đây:

Cách tính chỉ số EPS như thế nào?
Cách tính chỉ số EPS như thế nào?

- Mức lợi nhuận sau thuế;

- Chi trả cổ tức lưu hành nếu có;

- Khối lượng mà cổ phiếu bình quân đang lưu hành trên thị trường.

Về cách tính chỉ số EPS cơ bản, chúng ta có thể tính toán theo công thức sau đây:
 

Cách tính chỉ số EPS cơ bản
Cách tính chỉ số EPS cơ bản

3. Ý nghĩa và cách sử dụng của chỉ số EPS với các nhà đầu tư

3.1. Ý nghĩa của chỉ số EPS

Đối với các nhà đầu tư chứng khoán thì chỉ số EPS có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, đây có thể được xem như là mạng sống kinh doanh trong doanh nghiệp, nơi mà bạn đã rót vốn đầu tư.

Bên cạnh đó, EPS còn đóng một vai trò vô cùng quan trọng để tính toán giá cổ phiếu, cũng như đối với bộ phận cấu tạo nên hệ số P/E.

Ý nghĩa của chỉ số EPS
 Ý nghĩa của chỉ số EPS

Chỉ số EPS có thể nói là một chỉ số phản ánh mức độ kinh doanh của công ty, doanh nghiệp, cho thấy doanh nghiệp đó có đang làm ăn, kinh doanh một cách có hiệu quả không và nhà đầu tư có nên bỏ tiền vào để đầu tư hay không.

Chỉ số EPS càng cao chứng tỏ rằng năng lực kinh doanh của công ty, doanh nghiệp đó càng mạnh và có tiềm năng phát triển cao trong tương lai sau này.

Xem thêm: Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán xương máu của các chuyên gia

3.2. Cách sử dụng chỉ số EPS

Chắc hẳn, có rất nhiều người sẽ thắc mắc rằng EPS được sử dụng như thế nào, ngay bây giờ hãy cùng tìm hiểu về chỉ số EPS được sử dụng như thế nào nhé:

- Sử dụng EPS để xác định chỉ số P/E trong hoạt động định giá:

EPS là một thành phần không thể nào thiếu để có thể xác định được chỉ số P/E trong hoạt động định giá, bởi vì trong chỉ số định giá P/E thì E ở đây chính là viết tắt của EPS.

Cách sử dụng chỉ số EPS
Cách sử dụng chỉ số EPS

Bằng cách chia giá một cổ phần cho EPS của nó thì một nhà đầu tư có thể thấy được giá trị của một cổ phiếu qua các kỳ và từ đó biết được rằng thị trường đã sẵn sàng trả cho cổ phiếu ấy với mức định giá là bao nhiêu.

- Sử dụng EPS để có thể đánh giá chất lượng tăng trưởng qua các thời kỳ:

Để có thể làm được điều này thì trước hết chúng ta cần phải xác định được tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu của nó:

Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu
Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu

Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu có thể được sử dụng để đánh giá thị giá của doanh nghiệp, với tỷ lệ này càng cao thì doanh nghiệp sẽ được đánh giá càng cao, nếu tỷ lệ này càng thấp thì doanh nghiệp đó sẽ không được đánh giá cao trong quá trình đầu tư của nhà đầu tư. 

Tùy theo xu hướng của tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu mà mức tăng trưởng được đánh giá là không ổn định hay bền vững, phi mã hay đang trong quá trình tụt dốc.

Cách sử dụng chỉ số EPS
Cách sử dụng chỉ số EPS

Với những nhà đầu tư, các doanh nghiệp có mức tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu ổn định thì luôn luôn thu hút được sự chú ý của họ.

Có thể nói rằng EPS là một chỉ số vô cùng quan trọng và không thể nào thiếu với các doanh nghiệp, bên cạnh đó, đây cũng là một điều rất đáng để lưu tâm đối với các Investor đã và đang đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Xem thêm: Giải đáp Mortgage Backed Securities là gì? Đầu tư có tốt không?

4. Mức EPS tốt nhất

Cổ phiếu là một giá trị luôn luôn biến đổi từng ngày, từng phút, thậm chí  từng giây, chính vì vậy, các nhà đầu tư cần có sự tính toán một cách kỹ lưỡng, phân tích liên tục với độ chính xác cao.

Vậy thì mức chỉ số EPS an toàn và tốt nhất cho các doanh nghiệp, công ty là bao nhiêu?

Ở đây, câu trả lời tốt nhất đó chính là EPS trên 15% 

Giá trị tốt nhất của EPS theo ROE chính là lớn hơn 15% và bên cạnh đó, giá trị cần phải bền vững liên tục ít nhất là 3 năm và có xu hướng tăng sau thời kỳ đó.

Mức EPS tốt nhất
Mức EPS tốt nhất

Ta có ví dụ như sau: một mệnh giá cổ phiếu có giá trị là 10 nghìn đồng/ cp, thì giá niêm yết trên sàn chứng khoán nào như VNDirect, HNX hay UPCOM thì đều phải có giá là 20 ngàn đồng.

Một Doanh nghiệp được cho là ăn nên làm ra thì hiệu quả của chỉ số EPS này nên là lớn hơn 1,5 nghìn VNĐ, số tiền này phải được duy trì và tăng lên dần dần theo thời gian của nó. Chỉ số EPS tối thiểu mà các doanh nghiệp cần phải có đó chính là chỉ số EPS > 1.000 vnđ để có thể có mặt trên sàn.

Vậy là hôm nay, chúng ta đã được cùng nhau tìm hiểu về EPS là gì, cách tính và ý nghĩa của chỉ số này như thế nào. Hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin thú vị và bổ ích dành cho các nhà đầu tư.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem3222 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT