Relationship manager là gì? Các công việc của một người RM

Tác giả: Trần Hải Minh

Thị trường ngày càng bão hòa đòi hỏi các doanh nghiệp phải giữ được mối quan hệ tốt đẹp với các đối tượng công chúng xung quanh. Đó chính là lý do chúng ta cần tới vị trí relationship manager để tìm kiếm, duy trì và phát triển các mối quan hệ có liên quan tới lợi ích doanh nghiệp.

Tìm việc làm online

1. Khái niệm về relationship manager

Relationship manager (được viết tắt là RM) dùng để chỉ vị trí quản lý mối quan hệ. Người này có vai trò tìm kiếm, duy trì và phát triển các mối quan hệ của công ty với các đối tượng công chúng có liên quan trực tiếp tới lợi ích doanh nghiệp hoặc gián tiếp liên quan tới doanh nghiệp, có sự ảnh hưởng nhất định với thành công của doanh nghiệp. Khi bạn làm nhân viên quan hệ công chúng, sau một khoảng thời gian tích lũy, trau dồi kinh nghiệm nhất định bạn sẽ là một quản lý PR trong các doanh nghiệp.

Relationship manager là ai?

Các mối quan hệ có thể kể đến như: khách hàng, đối tác, nhà đầu tư, nhân viên, công chúng, chính quyền, các bên truyền thông,... 

Quan hệ công chúng (PR) giúp các doanh nghiệp có thể xây dựng được danh tiếng, trong các hoạt động kinh doanh sẽ được thuận lợi hơn, trong trường hợp gặp phải các vấn đề không hay cũng có thể dễ dàng được giải quyết. 

Ngành quan hệ công chúng (PR)

Những năm gần đây, ngành này trở thành ngành hot đối với các bạn trẻ. Có một số trường đại học đã mở riêng một chuyên ngành để đào tạo quan hệ công chúng. Trong đó có Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, nhưng về cơ bản hai ngôi trường này đào tạo sinh viên thiên về quan hệ công chúng trong báo chí. 

Năm 2018 là năm đầu tiên, trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) tuyển sinh ngành quan hệ công chúng. Nhưng khác biệt với hai trường đại học kia, NEU sẽ đào tạo sinh viên quan hệ công chúng trong các doanh nghiệp chứ không phải bảo chí. Trong khi đó, nhu cầu PR của các doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng khi các hoạt động quảng cáo kém hiệu quả đối với các khách hàng. Với sự khác biệt đó, chỉ trong những năm đầu xét tuyển, PR đã trở thành một ngành khá hot trong trường, với điểm chuẩn cao ngất ngưởng. 

Xem thêm: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp quan hệ đối ngoại tạo ấn tượng

2. Các công việc của một người relationship manager

“Nhất quan hệ, nhì tiền tệ” thật chẳng sai chút nào trong trường hợp này. Thành công của một doanh nghiệp đôi khi cũng nhờ vào phần lớn các mối quan hệ tốt, luôn được tạo điều kiện để phát triển. Vậy công việc của một người relationship manager là gì? 

- Quản lý mối quan hệ với các đối tác (Partnership): 

Đối tác giúp chúng ta cung cấp các dịch vụ về nguyên vật liệu, vận chuyển, địa điểm,.... Họ có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự hoạt động bình thường của doanh nghiệp trong thời gian dài. Chuyên viên quản lý mối quan hệ cần thường xuyên gặp gỡ, đàm phán với các đối tác để họ có thể hợp tác lâu dài với doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hợp tác với chi phí hợp lý, đồng thời giúp đỡ doanh nghiệp trong những thời điểm kinh tế khó khăn. 

Quản lý mối quan hệ với đối tác

Xem thêm: Việc làm quan hệ đối ngoại

- Quản lý mối quan hệ với các nhà đầu tư (Investor): 

Quan hệ với các nhà đầu tư là mối quan hệ win- win. Không phải doanh nghiệp nào cũng có sẵn nguồn vốn để xoay vòng kinh doanh mà đòi hỏi phải có các nhà đầu tư. Họ góp vốn với doanh nghiệp và hưởng lợi từ việc kinh doanh theo phần trăm được quy ước trong bản hợp đồng. 

Việc tạo mối quan hệ tốt với các nhà đầu tư giúp cho những đối tượng đó họ có thể dễ hơn trong việc bỏ ra một số tiền lớn để đầu tư vào doanh nghiệp. Trong khi đó, không phải lúc nào các doanh nghiệp cũng hoạt động bình thường và sinh lợi nhuận được, vậy nên khi gặp các trường hợp như thế, các doanh nghiệp không có mối quan hệ tốt với nhà đầu tư sẽ có thể dẫn đến phá sản khi các nhà đầu tư đồng loạt rút vốn. 

Người relationship manager sẽ đảm nhiệm trách nhiệm lớn trong việc tìm kiếm và duy trì mối quan hệ với các nhà đầu tư của mình. 

Quản lý mối quan hệ với các nhà đầu tư

Cv xin việc mẫu

- Quản lý mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng (CRM): 

Trong các doanh nghiệp, đây là mối quan hệ được chú trọng nhiều nhất, các doanh nghiệp có thể lập riêng một bộ phận chăm sóc khách hàng riêng để đảm bảo mối quan hệ này. 

Khách hàng là người đem lại nguồn thu cho các doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần đảm bảo sự thỏa mãn, hài lòng với khách hàng để họ góp phần trong sự thành công của doanh nghiệp. 

Quản lý mối quan hệ với khách hàng

Xem thêm: Việc làm truyền thông

- Quản lý mối quan hệ với các bên truyền thông: 

Báo chí chính là người có ảnh hưởng tới suy nghĩ của khách hàng về doanh nghiệp, từ một câu chuyện nhỏ qua ngòi bút của các nhà báo cũng có thể biến thành những làn sóng làm đắm chìm con tàu doanh nghiệp. 

Vì thế, việc có mối quan hệ tốt đẹp với các nhà báo là rất cần thiết. Trong thời điểm doanh nghiệp hoạt động bình thường, các sự kiện, sự thay đổi hay những điều mới lạ, chúng ta sẽ cung cấp thông tin cho báo chí để họ có thể viết bài về chúng ta, tăng độ nhận diện cho thương hiệu, PR cho doanh nghiệp. Thông tin chính là nguồn sống của các cơ quan báo chí. Do đó cung cấp một thông tin hữu ích, đông đảo công chúng quan tâm cũng là một cách tạo mối quan hệ với báo chí. Còn trong những hoàn cảnh doanh nghiệp gặp khó khăn, báo chí sẽ giúp doanh nghiệp gỡ bỏ các bài lùm xùm, tạo ra những bài báo thanh minh tốt để dẹp dư luận. 

Nói đến đây, tôi cũng nhớ đến một số doanh nghiệp phải điêu đứng dẫn đến phá sản khi bị đưa các thông tin sai lệch như xúc xích Vietfoods bị đưa tin sản phẩm có chất không tốt cho sức khỏe tạo nên một làn sóng tẩy chay. Họ không có những biện pháp kịp thời nên dù đã khôi phục được một phần kinh tế nhưng vẫn không lấy lại được sự tin tưởng, đành lòng phải chuyển qua sản xuất, kinh doanh một sản phẩm khác. 

Quản lý mối quan hệ với báo chí truyền thông

- Quản lý mối quan hệ với chính quyền: 

Doanh nghiệp đôi khi cũng có các hoạt động, các chiến dịch truyền thông (treo biển quảng cáo nơi công cộng, hoạt động tổ chức sự kiện, các văn bản chứng từ,...) rất cần tới sự giúp đỡ, cho phép của chính quyền địa phương. 

Việc quan hệ tốt với chính quyền sẽ giúp các doanh nghiệp hoạt động trơn tru hơn trong hoạt động doanh nghiệp mình.

- Quản lý mối quan hệ với công chúng có liên quan:

Nhiều bạn còn đánh đồng giữa công chúng với khách hàng. Công chúng ở đây tôi muốn nói đến những người dân địa phương xung quanh doanh nghiệp, tất cả các công chúng khác, có cả các đối tượng không sử dụng hoặc không có nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. 

Nhiều doanh nghiệp đã bỏ qua xây dựng mối quan hệ với các đối tượng này vì nghĩ họ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp. 

Nhưng công chúng là một nhóm đối tượng có quy mô lớn và đương nhiên bão táp từ phía đối tượng này cũng vô cùng lớn. 

Điều này làm tôi suy nghĩ tới việc quan hệ công chúng của tập đoàn X mà tôi không. Họ muốn xây dựng nhà máy ở gần khu dân cư lấy từ đất canh tác, nhưng việc xây dựng rất nhiều xe hoạt động gây ảnh hưởng tới giao thông tuyến đường và khói bụi cùng với suy nghĩ chất thải của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến đất canh tác khiến nhân dân đồng loạt phản đối, mặc dù doanh nghiệp đã cam kết sửa chữa sau khi xây dựng hoàn thành. 

Vào trận bão gần đó, nhân dân đều bị mất mùa, doanh nghiệp X không hề nhắc đến việc xây dựng nhà máy nhưng đã hỗ trợ cho các gia đình bị ảnh hưởng. Điều này đã gây được lòng tin với người dân, họ trở nên dễ dàng hơn, ưu ái hơn với sự xuất hiện của nhà máy. Nhiều người sẽ nghĩ rằng đây là hành động “đút lót” thiếu đạo đức, người dân cũng dễ dãi. Nhưng bản thân tôi, đã thấy được hoạt động quan hệ công chúng của doanh nghiệp X. Họ đã biết tận dụng cơ hội để bù đắp cho người dân, giúp đỡ cho hoạt động doanh nghiệp. Nếu trước đó họ giúp đỡ cho người dân sẽ bị đánh giá, có khi sẽ bị phản ứng kịch liệt hơn; thì trong hoàn cảnh bão lũ, họ được xuất hiện như một người cứu tinh. 

Xem thêm: CV xin việc quan hệ đối ngoại phải viết như thế nào mới đúng?

Work247.vn mong rằng bài viết này sẽ giải đáp được thắc mắc của các bạn về relationship manager là gì. Nếu bạn đang có suy nghĩ sẽ ngồi vào vị trí này, hãy không ngừng cố gắng, nỗ lực để đạt được mục tiêu bạn nhé.