Site engineer là gì? Những điều cơ bản cần biết về site engineer.
Tác giả: Nguyễn Minh Tâm 04-07-2024
Ngày nay, trào lưu sử dụng từ tiếng anh để gọi tên nghề nghiệp thể hiện sự Tây hóa và giúp không làm giảm ý nghĩa và tính chất của công việc hơn khi dùng tiếng việt. Nhất là đối với các ngành nghề hot thì việc sử dụng tiếng anh nghe có vẻ hợp thời đại hơn. Một trong những ngành nghề mà chúng tôi nhắc đến ở đây chính là site engineer. Vậy nó là công việc gì và cụ thể về công việc đó như nào sẽ được tìm hiểu ngay sau đây.
1. Site engineer là viết tắt của từ gì? Những điều cơ bản về site engineer.
Kỹ thuật công trường là những người đóng vai trò quan trọng trong ngành kỹ thuật liên quan đến việc khảo sát và thiết lập các mức độ của địa điểm để cho phép sử dụng hiệu quả, chính xác các thiết kế tòa nhà.
Là một kỹ sư công trường, việc cần phải làm đầu tiên là cho các dự án xây dựng sẽ là kỹ thuật, tổ chức và giám sát. Bạn sẽ thiết lập và xác định vị trí lắp đặt cơ sở hạ tầng, cả trên và dưới mặt đất, đồng thời sẽ áp dụng các thiết kế và kế hoạch để đánh dấu địa điểm.
Site engineer cũng sẽ chia sẻ trách nhiệm về an ninh, sức khỏe và an toàn của công nhân cũng như việc tổ chức và giám sát vật chất và nhân lực. Các dự án thường có quy mô lớn và liên doanh với nước ngoài có thể bao gồm các dự án về dân dụng, đường bộ, đường sắt hoặc các dự án về cơ sở hạ tầng. Làm việc với tư cách là một phần của nhóm quản lý công nhân, kỹ sư. Bạn cũng sẽ phải làm việc với các bên liên quan như: kiến trúc sư, quản lý xây dựng, kỹ sư, người lập kế hoạch, nhà thầu phụ, người giám sát và người khảo sát dự án.
2. Những công việc cần làm của site engineer?
2.1. Công việc chính cần làm trong ngày của site engineer.
Đối với một site engineer công việc cần làm của họ cũng có rất nhiều đầu việc khác nhau và đòi hỏi phải có kỹ năng quản lý công việc tốt để hoàn thành nhiệm vụ. Họ là người đóng vai trò cố vấn kỹ thuật chính trên các công trường cho nhà thầu phụ, thợ thủ công, công nhân và người điều hành trực tiếp tại công trường.
Lên kế hoạch thiết lập, cấp và khảo sát địa điểm trước khi thực thi dự án. Kiểm tra kế hoạch, bản vẽ và số lượng về độ chính xác của tính toán trên bản vẽ. Kỹ sư công trình cũng cần phải đảm bảo được các vấn đề về vật liệu sử dụng và công việc được thực hiện sao cho phù hợp với các thông số kỹ thuật đã định từ trước.
Giám sát, quản lý và giải thích các tài liệu thiết kế, ký kết hợp đồng do khách hàng và kiến trúc sư cung cấp. Bên cạnh đó kỹ sư công trình cũng chính là người giám sát việc lựa chọn và trưng dụng vật liệu làm sao để đảm bảo được về vật liệu tốt và an toàn.
Họ cũng là người đưa ra quyết định về vật liệu giá cả thị trường đưa ra giải pháp và đề xuất về hiệu quả chi phí dự án dự định. trực tiếp liên lạc với chính quyền địa phương (nếu đã phù hợp với dự án và cho phép thi công công trình) để đảm bảo tuân thủ theo các quy định và pháp luật về xây dựng của địa phương sở tại.
Kỹ sư công trình là người liên hệ với khách hàng và đại diện của họ (kiến trúc sư, nhà khảo sát và kỹ sư) bao gồm việc tham dự các cuộc họp thường xuyên để thông báo cho họ về tiến độ làm việc của công trường.
Thực hiện chỉ huy trưởng công trường hàng ngày, bao gồm việc giám sát và theo dõi lực lượng lao động, nhân công trên địa bàn và công việc của bất cứ nhà thầu phụ nào. Lập kế hoạch chi tiết công việc được giao và tổ chức hiệu quả việc giám sát nhà máy và cơ sở vật chất để đáp ứng kịp thời hạn đã thống nhất.
Đồng thời site engineer cũng giám sát việc kiểm soát chất lượng và sức khỏe cho người lao động trực tiếp trên công trường. Chuẩn bị báo cáo theo yêu cầu, giải quyết mọi khó khăn, vướng mắc về kỹ thuật không mong muốn và các vấn đề phát sinh.
Xem thêm: Làm thế nào để nhận được chứng chỉ chỉ huy trưởng công trình?
2.2. Giờ làm việc của Site engineer.
Tuần làm việc thường từ 35 đến 40 giờ, nhưng có thể bao gồm cả việc bắt đầu sớm hoặc kết thúc muộn. Một số công việc cuối tuần có thể cần thiết để đáp ứng thời hạn.
Làm việc bán thời gian hoặc nghỉ việc có thể có ở một số doanh nghiệp và nhà thầu tùy thuộc vào tính chất của công trình xây dựng.
3. Những yêu cầu của một site engineer giỏi
3.1. Kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm trước khi gia nhập môi trường xây dựng hoặc kỹ thuật là mong muốn và được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Các vị trí về thực tập sinh, khóa học, và các campaign đã từng tham gia chính là những trải nghiệm hữu ích bạn có thể kể đến về kinh nghiệm làm việc của mình.
Bằng cấp chỉ là một phần nhỏ cho việc ứng tuyển vào vị trí kỹ sư công trình mà thôi. Một vị trí có kinh nghiệm làm việc sẽ cung cấp cho bạn sự hiểu biết về ngành nghề, chỉ ra những kỹ năng cần thiết và giúp bạn đánh giá mức độ phù hợp với công việc ứng tuyển.
Tìm hiểu xem công ty hay nhà thầu đó cung cấp các vị trí công việc có phù hợp với kinh nghiệm của bạn hay không. Bạn cũng có thể gặp và nói chuyện trực tiếp, trao đổi với người đại diện tại các buổi diễn thuyết của các nhà thầu lớn, học hỏi kinh nghiệm từ họ nhiều hơn. Tìm kiếm sự giúp đỡ và tư vấn tận tình từ nhà tuyển dụng cũng như khả năng và việc phát triển các mối quan hệ trong ngành.
Thông thường đối với kỹ sư công trình sẽ phải yêu cầu kinh nghiệm từ 3-5 năm thực chiến tại lĩnh vực liên quan.
3.2. Kỹ năng chuyên môn
Các kỹ năng chuyên môn cũng không khác gì các bằng chứng bạn đưa ra trước tòa, các kỹ năng chính là yếu tố để thuyết phục nhà tuyển dụng chọn bạn.
- Để trở thành một kỹ sư công trình giỏi bạn cần có kỹ năng giao tiếp khéo léo cả bằng văn bản viết và bằng cách nói chuyện, khả năng liên hệ về hiệu suất làm việc với các chuyên gia như quản lý xây dựng, khảo sát số lượng, nhà thầu, kiến trúc sư, nhà thiết kế.
- Kỹ năng tổ chức và cách tiếp cận đối với công việc có phương pháp rõ ràng và hiệu quả.
- Kỹ năng phân tích và xử lý giải quyết vấn đề mạnh mẽ
- Độ chính xác và chú ý đến từng chi tiết nhỏ
- Kỹ năng làm việc nhóm tốt và xây dựng đội nhóm hiệu quả
- Kỹ thuật về công nghệ thông tin tốt.
- Kỹ năng quản lý dự án và có kiến thức về thiết kế công trình và những vấn đề liên quan đến luật pháp và sức khỏe của người lao động.
Xem thêm: [Hé lộ] Bản mô tả công việc kỹ sư hiện trường chi tiết đầy đủ nhất
3.3. Bằng cấp, chứng chỉ chuyên ngành
Các nhà tuyển dụng thường yêu cầu bằng cấp hoặc HNC/HND trong ngành kiên quan đến xây dựng và kỹ thuật công trình. Đặc biệt, các chuyên môn sau đây có thể làm tăng thêm cơ hội nghề nghiệp cho bạn: kỹ sư xây dựng, khảo sát xây dựng, công trình dân dụng, nghiên cứu xây dựng và kỹ thuật kết cấu.
Để trở thành thành viên của một cơ quan, doanh nghiệp xây dựng, công trình điều đầu tiên bạn cần có đó là bằng cấp được công nhận và đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp đó.
Các cơ quan có chuyên môn về xây dựng và kỹ thuật đó là Viện Xây dựng công chứng (CIOB), Viện Kỹ sư xây dựng (ICE) và Viện kỹ sư kết cấu (IStructE) đều là những cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực này.
3.4. Ai là người sử dụng lao động nghề site engineer.
Các nhà tuyển dụng chính là những kỹ sư công trình như công ty xây dựng, nhà thầu. Các công ty về xây dựng dân dụng, tổ chức khu vực công như cơ quan giao thông vận tải, các công trình cung cấp nước, khí đốt và điện.
Các chuyên gia tư vấn làm việc chủ yếu trong các dự án của chính phủ và chính quyền địa phương.
Các chuyên gia là các tập đoàn lớn làm việc cho các nhà phát triển và các tập đoàn đa quốc gia.
4. Chế độ đãi ngộ đặc biệt của site engineer.
4.1. Tiền lương
Lương của kỹ sư công trình trung bình ở mức 13,1 triệu/ tháng. Với mức lương thấp nhất là 4 triệu và cao nhất lên đến 45 triệu/ tháng. Nếu xét theo lương cấp bậc thì cấp bậc thấp trung bình là 10,5 triệu/tháng và lương bậc cao là 15,8 triệu/tháng.
4.2. Chế độ thưởng và đãi ngộ khác
Trải nghiệm với công việc kỹ sư công trình bạn sẽ được làm việc tại văn phòng. Giám sát và quản lý, kiểm tra công trình tại địa điểm được thực hiện bên ngoài trong tất cả thời tiết và cơ sở văn phòng cũng không cố định được đặt trong các tòa nhà tạm thời và cơ sở có thể chuyển đổi.
Bạn cũng hoàn toàn có thể làm việc tự do đặc biệt là khi đã có kinh nghiệm và quyền điều hành.
Có nhiều cơ hội để làm việc ở nước ngoài với các chuyên gia kỹ sư có kinh nghiệm.
Xem thêm: Bản mô tả công việc chỉ huy trưởng - Nâng cao tỷ lệ trúng tuyển
5. Cơ hội nghề nghiệp và triển vọng phát triển ngành site engineer.
Nếu bạn biết nắm bắt các cơ hội về sự nghiệp của mình theo chương trình đào tạo sau đại học, bạn sẽ có cơ hội chuyển sang quản lý các dự án của riêng mình hoặc làm trợ lý dự án cho kỹ sư công trình.
Con đường thăng tiến chung của kỹ sư công trình là kỹ sư công trường có tay nghề và kinh nghiệm, kỹ sư cao cấp, quản lý hiện trường, quản lý dự án, quản lý hợp đồng.
Với những kinh nghiệm có được bạn có thể có những cơ hội tốt để làm việc tại nước ngoài vì các công ty xây dựng công trình dân dụng và kết cấu lớn đều hoạt động trên khắp thế giới.
Thế giới đang ngày càng phát triển và mang lại nhu cầu về du lịch cho số lượng lớn dân số đang tăng lên chóng mặt như hiện nay. Các công trình xây dựng bao gồm nhà ở, tòa thương mại và cơ sở giao thông vận tải. Site engineer ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong nên công nghiệp xây dựng nước nhà.