Tìm hiểu về ngành xuất nhập khẩu: SO là viết tắt của từ gì?
Tác giả: Hằng Lê 04-07-2024
Ngành xuất nhập khẩu là ngành được rất nhiều người ưa chuộng để theo đuổi. Tuy nhiên kiến thức về ngành này lại vô cùng rộng, đặc biệt là có rất nhiều thuật ngữ cần tìm hiểu. Vậy hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể hiểu thêm được các kiến thức về ngành xuất nhập khẩu và thuật ngữ SO là viết tắt của từ gì nhé.
1. Giới thiệu khái quát thông tin về ngành xuất nhập khẩu.
Ngành xuất khẩu là hoạt động buôn bán các hàng hoá và dịch vụ dựa trên cơ sở sử dụng tiền tệ để thanh toán. Tiền tệ này có thể hiểu là tiền của một trong hai nước ở trên. Đối với đất nước ta, các loại hàng hoá thường được đem ra xuất khẩu là nông sản. Bên cạnh đó còn xuất khẩu thêm các loại khác như thuỷ sản, quần áo và cả giày dép,... Các mặt hàng khi xuất khẩu cần đảm bảo đáp ứng các tiêu chí của các nước muốn nhập yêu cầu.
Ngành nhập khẩu là một hoạt động kinh doanh giữa nhiều quốc gia. Khi quốc gia này mua hàng hoá và dịch vụ mà mình không có, không tự sản xuất được hoặc còn thiếu từ nước khác thông qua tiền tệ. Trong nước ta, mặt hàng để được nhập khẩu đa phần là những đồ công nghệ như đồng hồ, máy tính, các linh kiện điện tử, xăng dầu, ô tô,...
Tổng kết lại ngành xuất nhập khẩu hay còn được gọi là Import-Export, bao gồm các hoạt động buôn bán. Xuất nhập khẩu giúp cho hàng hoá được lưu thông, thị trường buôn bán được mở rộng. Nhờ vậy cũng tạo ra thêm được nhiều mối quan hệ trong kinh doanh với nhiều đất nước khác, thúc đẩy nền kinh tế trong nước.
Theo luật thương mại thì xuất nhập khẩu chính là hoạt động mua bán hàng hoá của các thương nhân trong nước ta với các thương nhân của nước ngoài bằng các hợp đồng mua bán hàng hoá khác nhau bao gồm cả những hoạt động tạm tái xuất, tạm tái nhập và chuyển khẩu các hàng hoá.
Xuất nhập khẩu được xem là nghiệp vụ thiết yếu trong hoạt động thương mại của các quốc gia trên thế giới. Xuất nhập khẩu còn là mối liên hệ quan trọng giữa nhiều nền kinh tế của các quốc gia khác nhau trên thế giới. Việc đẩy mạnh xuất nhập khẩu còn tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho nhiều người dân, cung cấp thêm các mặt hàng còn thiếu, đẩy mạnh dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện địa hoá và đảm bảo phát triển nền kinh tế một cách ổn định.
Xem thêm: Những mẫu mục tiêu nghề nghiệp xuất nhập khẩu độc đáo, ấn tượng
2. Tìm hiểu thuật ngữ SO là viết tắt của từ gì?
SO là một thuật ngữ được sử dụng trong ngành xuất nhập khẩu, là từ viết tắt của cụm từ Shipping Order, được hiểu là đơn hàng vận chuyển, được sử dụng để xác nhận người vận chuyển đã dặt một vị trí nào đó lên trên con tàu vận chuyển.
SO/Shipping Order sẽ được phát hành từ phía của một công ty vận chuyển nào đó rồi sẽ được đưa đến tay của người giao hàng. Đơn vận chuyển này sẽ giúp người đó có thể xác nhận được nơi dadựt món hàng đó và kiểm tra xem hàng hoá tại nhà ga hay các container hoặc những bến tàu để nhận lượng hàng hoá đã đặt theo quy định.
SO/Shipping Order sẽ bao gồm những thông tin sau: đơn đặt hàng , địa chỉ và tên của người sẽ giao nhận hoặc của người tham gia môi giới, số lượng mặt hàng được mua, số của chuyến tàu rời đi, thời gian khởi hành của chuyến tàu rời đi đó, ngày và địa điểm món hàng được giao nhận và ngày hết hạn để nhận chở món hàng đó, không chỉ vậy mà còn có cả thông tin về loại kiện hàng và cả số kiện hàng cũng được ghi đầy đủ trên đó.
Bên trong đơn đặt hàng vận chuyển cũng sẽ có một khoảng trống để người nhận có thể ký tên xác nhận lên đó và tờ đơn này sẽ được đính kèm với lô hàng trên để người nhận có thể xác minh được những mặt hàng mà mình đã nhận.
Chốt lại rằng, SO/Shipping Order sẽ bao gồm các thông tin cơ bản về vị trí của container chứa món hàng đó, số tàu và thời gian mà chuyến tàu đó rời đi. Những thông tin sẽ được nhà sản xuất chuyển đến cho đơn vị vận chuyển món hàng đó hoặc bên đơn vị giao nhận để có thể đảm bảo uy tín rằng quá trình vận chuyển được diễn ra đúng như yêu cầu của người đã gửi món hàng đó và thông báo khách hàng rằng món hàng đã được giao đến nơi.
Xem thêm: Việc làm xuất nhâp khẩu
3. Một số thủ tục của ngành xuất nhập khẩu.
3.1. Ngành xuất nhập khẩu có những quy trình và chính sách riêng.
Ngành nghề nào cũng sẽ có những quy trình và yêu cầu riêng của ngành nghề đó. Và nhiệm vụ của một người nhân viên trong ngành nghề đó là phải đảm bảo mọi thứ diễn ra đúng theo quy trình.
Nhân viên làm trong ngành xuất nhập khẩu phải nắm rõ được các chính sách của từng mặt hàng, dịch vụ của tổ chức mà mình đang hoạt động. Mặt hàng nào được phép đem ra xuất khẩu, mặt hàng nào được phép nhập về? Các điều kiện có liên quan như hạn ngạch hoặc giấy phép,... để xuất nhập khẩu các mặt hàng đó cũng cần phải được nắm rõ từng chút. Khi muốn thực hiện một công cuộc xuất nhập khẩu mặt hàng nào đó thì cần xin giấy phép từ cơ quan, bộ ngành quản lý nào?
3.2. Cách thức thực hiện giao nhận vận tải.
Về cách thức giao nhận vận tải sẽ được chia thành giao nhận vận tải nội địa và giao nhận vận tải quốc tế.
- Đối với nội địa thì người thực hiện cần phải hiểu rõ mục đích, cách thức vận hành và các hình thức phương tiện cùng với những loại chi phí ảnh hưởng. Nhân sự tham gia xuất nhập khẩu còn cần phải tìm hiểu các danh mục của cảng biển, cảng sông ở địa hình đất nước mình.
- Đối với quốc tế: Người thực hiện cần phải hiểu rõ các loại phương tiện tham gia vận tải, nắm rõ các loại phí và phụ phí có liên quan. Hiểu biết về danh sách các sân bay, cảng biển chính ở các nước có liên kết cùng hình thức vận tải quốc tế. Bên cạnh đó còn phải chú ý cả những chứng từ để vận tải quốc tế như SI, booking, BL, AWB,...
Xem thêm: Parcel là gì - Những thông tin quan trọng về khái niệm này
3.3. Hiểu biết về thanh toán ngoài nước.
Cần phải hiểu rõ và có kiến thức về việc thanh toán nước ngoài khi muốn tham gia xuất nhập khẩu. Các hình thức hay công cụ để thực hiện thanh toán nước ngoài, những lợi ích và rủi ro của nó là điều cần phải nắm rõ vô cùng.
Có một số hình thức thanh toán quốc tế được sử dụng nhiều có thể kể đến như: L/C được gọi là Letter of Credit, T/T được gọi là Telegraphic transfer, Collection hay còn được gọi tắt CAD,...
3.4. Thông thạo về các hợp đồng, giao dịch và đàm phán
Hợp đồng là loại giấy tờ bao gồm các nội dung về điều khoản, hình thức và những lưu ý khi muốn ký kết hợp đồng. Đây là tài liệu mà người thực hiện xuất nhập khẩu cần nắm rõ, kiểm tra cẩn thận trước khi đặt bút ký.
Không chỉ vậy mà người tham gia cũng cần phải biết xây dựng, hoạch định được các giải pháp kinh doanh, chi phí cho các hàng xuất nhập và các lô hàng để đàm phán được giá tốt nhất.
3.5. Thành thạo được các thủ tục hải quan.
Các thủ tục về hải quan sẽ bao gồm các chính sách về hải quan, pháp luật cùng với các thông tư, nghị định, những quyết định được đề ra và cả các hình thức xử phạt hành chính nếu như có sai sót,...
Tìm hiểu thêm cả về các cách áp mã hàng hoá hay còn gọi là HS code, cac cách tính thuế xuất nhập khẩu cùng trị giá của hải quan. Nắm vững được những điều luật tại khu vực thông quan tại các chi cục, cửa khẩu và sân bay. Nắm rõ được các điều kiện và nguyên lý về kế toán trong công việc quyết toán, hoàn thuế, VAT, VNK,...
3.6. Hiểu rõ về các loại chứng từ xuất nhập khẩu.
Chứng từ xuất nhập khẩu là loại tài liệu vô cùng quan trọng, đây là giấy tờ có giá trị trước pháp luật. Chính vì vậy người thực hiện xuất nhập khẩu phải biết cách hoàn thiện các chứng từ xuất nhập khẩu thanh toán tuỳ vào từng phương thức thanh toán khác nhau, biết cách xin giấy phép của các chuyên ngành, đề ra hợp quy định, kiểm duyệt được chất lượng, đảm bảo an toàn,...
4. Muốn làm nhân viên xuất nhập khẩu cần có những kỹ năng gì?
Đầu tiên muốn làm nhân viên xuất nhập khẩu thì bạn phải trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức về ngành xuất nhập khẩu. Đấy là một yếu tố quan trọng để bạn có thể tồn tại và phát triển được trong ngành này.
Xuất nhập khẩu tức là bạn phải thường xuyên giao tiếp, tiếp xúc với người nước ngoài và các loại tài liệu, giấy tờ có tiếng nước ngoài. Chính vì vậy việc thành thạo ngoại ngữ, có thể đọc hiểu và nghe nói tốt thì bạn mới có thể làm việc thuận lợi được trong ngành này.
Bên cạnh đó bạn cũng cần phải có kỹ năng tìm kiếm các thông tin trên mạng. Đây là một yêu cầu bắt buộc đối với vị trí Sales quốc tế. Phải biết sử dụng thuần thục các trang thương mại điện tử, các thông tin liên quan việc chào bán, PR và marketing trên mạng và các nhãn hiệu liên quan ngành xuất nhập khẩu và tìm kiếm được nhiều các nhà cung cấp cho hàng nhập khẩu.
Đó là về những kỹ năng chuyên môn, còn để có thể thăng tiến và làm việc được trong ngành này thì bạn cũng cần sở hữu các kỹ năng mềm khác như kỹ năng giao tiếp tốt với khách hàng, đối tác; kỹ năng thuyết trình, thuyết phục tốt; có khả năng xử lý vấn đề nhanh nhạy; cảm nhận khách hàng tốt; có thể nhanh chóng chốt đơn với khách hàng; biết cách quản lý thời gian và sắp xếp công việc kịp tiến độ; biết cách quản lý và làm việc nhóm tốt vì bạn không thể làm công việc này một mình mà cần phải có một đội ngũ đi cùng.
Các kỹ năng về tin học văn phòng Microsoft office cũng cần được thành thục để bạn có thể theo dõi được các đơn hàng và báo cáo một cách nhanh chóng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về ngành xuất nhập khẩu và đồng thời cũng giải thích về thuật ngữ SO là viết tắt của từ gì? Hy vọng qua đây đã có thể giúp bạn nắm bắt thêm được thông tin về ngành xuất nhập khẩu và có thể tìm được cho mình vị trí công việc phù hợp trong ngành này.