Thẩm định dự án đầu tư là gì? Các công trình được thẩm định thế nào?
Tác giả: Nguyễn Thanh Hằng
Khi một doanh nghiệp thực hiện đầu tư họ sẽ tiến hành các bước thẩm định để xác định giá trị của một dự án. Vậy thẩm định dự án đầu tư là gì? Việc thẩm định này có ý nghĩa thế nào đối với các doanh nghiệp hiện nay. Cùng work247.vn tìm hiểu để nắm rõ các quy tắc cũng như bản chất của việc thẩm định nhé.
1. Thẩm định dự án đầu tư là gì?
Đầu tiên chúng ta phải hiểu dự án đầu tư là gì? Dự án đầu tư là một tài liệu được lập từ các chủ đầu tư, nó thể hiện đầy đủ các nội dung liên quan đến dự án như quy mô, mức độ hay khả năng hoàn vốn của dự án. Dự án đầu tư là giấy tờ quan trọng nhất, nó thể hiện chính xác các kết quả nghiên cứu về dự án như: kinh tế, kỹ thuật và cả tài chính hay những vấn đề có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc đầu tư.
Thẩm định dự án đầu tư chính là việc nghiên cứu lại các yếu tố chủ quan, khách quan tác động đến các dự án, việc nghiên cứu lại nhằm xác định các thông tin về nội dung, kỹ thuật, vốn đầu tư, các môi trường tự nhiên, môi trường xã hội,… Tất cả những điều này giúp các nhà đầu tư quan sát được dự án một cách dễ dàng hơn.
Quá trình này nhằm xác định và đánh giá toàn bộ nội dung dự án một cách độc lập, cho nhà đầu tư thất được tính thực tế và so sánh điều kiện đầu tư với bản soạn thảo dự án, để từ đó các quyết định đầu tư được đưa ra chính xác hơn.
Xem thêm: Những điều quan trọng bạn cần biết về đầu tư quốc tế là gì
2. Các phương pháp để thẩm định dự án đầu tư là gì?
Để thẩm định một dự án cần có sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau, hãy cùng work247 tìm hiểu các phương pháp đó nhé:
2.1. Phương pháp so sánh các chỉ tiêu của nền kinh tế
Phương pháp so sánh chỉ tiêu của nền kinh tế là phương pháp phổ biến nhất trong thẩm định dự án đầu tư, ở phương pháp này các chỉ tiêu về kinh tế và kỹ thuật được đưa ra và so sánh với nhau thể hiện mức độ xây dựng dự án. Phương pháp này giúp các nhà đầu tư xác định chính xác các chỉ tiêu đặt ra từ trước, một dự án được coi là thành công khi kết quả của dự án sát với nghiên cứu ban đầu. Phương pháp này thực hiện nghiên cứu và so sánh trên các chỉ tiêu sau:
Đầu tiên là tiêu chuẩn về xây dựng: các công trình phải được xây dựng theo tiêu chuẩn và xác định rõ mức chi tiêu tài chính cho công trình xây dựng.
Đúng tiêu chuẩn về công nghệ: các thiết bị, máy móc được trang bị trong dự án phải đạt chuẩn quốc gia/ quốc tế.
Một điều không thể thiết đó là việc dự án phải được thiết kế đúng với nhu cầu thị trường và có các chỉ tiêu tổng hợp như vốn đầu tư hay lãi suất đầu tư.
Ngoài ra các tiêu chuẩn còn có định mức về sản xuất, hay việc tiêu hao năng lượng, nhân công cũng như chi phí quản lý mà dự án sử dụng.
Bên cạnh đó còn có một số chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư, mức độ xoay vòng vốn của dự án, tỷ lệ vốn hoàn lại cho chủ đầu tư là bao lâu, và còn các chỉ tiêu nhỏ lẻ liên quan đến dự án.
Khi sử dụng phương pháp này, nhà đầu tư cần lưu ý các chỉ tiêu tiêu dùng để có thể so sánh một cách trực quan nhất phù hợp với nội dung văn kiện đã ra trước đó.
2.2. Thẩm định theo trình tự
Việc thẩm định diễn ra theo thứ tự từ tổng quan đến chi tiết để các nhà đầu tư xem xét và giải ngân nguồn vốn của mình:
Đầu tiên là thẩm định giá tổng quát: đây là việc xem xét và tổng hợp lại các nội dung trong quá trình đầu tư, kiểm tra xem các vấn đề đưa ra đã hợp lý chưa,… Việc thẩm định tổng quát này giúp cho mọi người có cái nhìn khái quát từ quy mô, đến tầm quan trọng của dự án. Vì giai đoạn này các nhà thẩm định đang đánh giá tổng quát nên có thể chưa tìm được những phát sinh, hoặc có thể bỏ sót một số sửa đổi trong các hạng mục của công trình, chỉ khi đánh giá chi tiết thì mới có thể phát hiện và bổ sung những thiết sót này.
Thẩm định trong việc đánh giá chi tiết: phương pháp thẩm định này được áp dụng sau khi thực hiện đánh giá tổng quát. Nó áp dụng bổ sung những thiết sót mà đánh giá tổng quát không nghiên cứu tới, việc thẩm định này có thể phân tích cả điều kiện pháp lý, tính hình tài chính, giúp mọi người đưa ra quyết định kịp thời để thực hiện sửa đổi. Tuy nhiên có một điểm yếu là phương pháp này có mức độ tập trung khác nhau cho từng công việc nên kết quả thẩm định không thể chính xác 100%.
2.3. Thẩm định qua việc phân tích độ nhạy của dự án
Phương pháp này khá quan trọng vì nó thực hiện nghiên cứu và dự báo các tình huống bất chắc có thể xảy ra, ví dụ như dự án vượt quá chi phí đầu tư hoạch định ban đầu, các chi phí liên quan tăng hay việc gặp rủi ro về giấy tờ cũng như chính phủ có sự thay đổi về các quy định có liên quan.
Các mức độ chênh lệch từ dự án trên giấy tờ ra đến thực tế thường là khoảng 10% -20%, tỷ lệ chênh lệch càng ít, dự án càng có mức đầu tư cao, ít rủi ro đồng nghĩa với việc ít cạnh tranh nhưng nó lại là một tín hiệu tốt bởi dự án sẽ không phát sinh nhiều vấn đề liên quan. Trong trường hợp ngược lại, nếu dự án có mức độ chênh lệch cao cho thấy những tác động của thị trường ảnh hưởng đến dự án một cách sâu sắc. Khi dự án còn đang trên giấy tờ, các chi phí cũng như số vốn, lãi đã được hoạch định sẵn và các nhà đầu tư lấy đó là căn cứ để quyết định việc đầu tư của mình, nhưng nếu nó chênh lệch quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng dự án sẽ gặp rủi ro khi thực hiện quay vòng vốn.
Xem thêm: Giải ngân vốn đầu tư công là gì và các quy định khi giải ngân
3. Mục đích và ý nghĩa của việc thẩm định dự án đầu tư là gì?
Việc thẩm định dự án có nhiều mục đích và ý nghĩa khác nhau phục vụ cho cả việc tham khảo cũng như đầu tư vào thị trường.
Mục đích của việc thẩm định là giúp các dự án nhận được cái nhìn khách quan nhất, đồng thời khi thẩm định thì các nhà quản lý cũng nhận biết được thiết sót của mình trong quá trình xây dựng dự án. Một số mục đích phải kể đến như:
Giúp đỡ các nhà đầu tư để họ tìm được lựa chọn đầu tư thích hợp nhất.
Giúp cho các bên liên quan như nhà nước xem kiểm tra tính quy hoạch của dự án một cách hiệu quả, đúng với phát triển đô thị và đúng với mục tiêu cũng như quy mô mà dự án đã đề ra trước đó.
Giúp cho việc xoay vòng vốn được diễn ra nhanh hơn, đồng thời còn thấy được mặt lợi, hại khi thực hiện dự án.
Ý nghĩa của việc thẩm định cũng là một trong những yếu tố tạo nên quyết định đầu tư:
Nếu đây là một dự án thành công thì nhà quản lý phải nắm rõ được các đặc điểm cảu dự án và đưa lên bàn cân so sánh với dự án khác và đánh giá chúng một cách đúng đắn.
Việc rất có ý nghĩa đối với doanh nghiệp là việc giúp các nhà đầu tư xác định dự án tiềm năng. Đây là một trong những ý nghĩa quan trọng giúp thúc đẩy tỷ lệ đầu tư vào các dự án.
Bài viết trên đã giúp cho mọi người hiểu được thẩm định dự án đầu tư là gì? Các phương pháp thẩm định có vai trò thế nào để nhà đầu tư quyết định giải ngân nguồn vốn cho các dự án. Là một nhà đầu tư thông minh bạn phải hiểu được từng dự án cũng như mức lợi nhuận mà dự án đạt được thực tế đem lại.