Thẻ căn cước công dân là gì? Làm thẻ căn cước ở đâu?

Tác giả: Phạm Hồng Ánh 22-03-2024

Thẻ căn cước công dân là gì? Cách làm thẻ như thế nào? Đây luôn là một câu hỏi được nhiều người quan tâm. Tại Việt Nam những vấn đề liên quan đến thủ tục thì vẫn còn nhiều hạn chế, khá là lằng nhằng và nhiều loại văn bản pháp lý. Vậy nên để rút gọn một số quy trình thì Nhà nước đã cho ra hình thức mới đó chính là Thẻ căn cước công dân. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bạn đặt câu hỏi Thẻ căn cước công dân là gì? Nên làm – đổi thẻ không?, thế nên work247.vn xin được chia sẻ tất tần tật thông tin liên quan đến thẻ căn cước.

1. Thẻ căn cước công dân là gì?

Thẻ căn cước công dân hiểu đơn giản nó như là một thẻ chứng minh nhân dân kiểu mới. Nó khác thẻ chứng minh nhân dân về chất liệu, thẻ chứng minh nhân dân làm bằng giấy còn thẻ căn cước công dân làm bằng nhựa và có phôi giống như thẻ ngân hàng. Nó bền ,đẹp và tiện ích hơn thẻ chứng minh nhân dân. Và nó cũng như thẻ chứng minh nhân dân, nó dùng để thể hiện lai lịch và đặc điểm nhận dạng của một công dân nào đó.

 

Trong tiếng anh ngữ thì thẻ căn cước công dân được viết là “Identity Card” còn được viết tắt là “ID”.

2. Những thông tin được ghi trên thẻ căn cước công dân

Trên lý thuyết là vậy nhưng cũng khó mà tự hình dung ra được trên thẻ căn cước có những thông tin, mục và hình dáng ra sao, sau đây chúng tôi sẽ liệt kê các thông tin cả mặt trước lẫn mặt sau của thẻ như sau:

- Mặt trước của thẻ căn cước công dân gồm các thông tin bằng Tiếng Việt:

  • Ảnh thẻ người được cấp thẻ
  • Dãy số thẻ
  • Họ và tên khai sinh người được cấp thẻ
  • Ngày, tháng, năm sinh người được cấp thẻ
  • Giới tính
  • Quốc tịch
  • Quê quán, nơi thường trú
  • Ngày, tháng, năm hết hạn

- Mặt sau của thẻ căn cước công dân gồm các thông tin:

  • Bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa
  • Vân tay, đặc điểm nhận diện của người được cấp thẻ
  • Ngày, tháng, năm được cấp thẻ
  • Họ tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ
  • Dấu của cơ quan cấp thẻ

Về hình dạng thì bạn cũng có thể dễ dàng thấy được thẻ này được làm bằng nhựa và có thiết kế phôi tương tự như những thẻ ngân hàng, thẻ ATM… Trông khá là bền và đẹp không dễ bị rách, không dễ nhăn như chứng minh thư nhân dân.

Việc làm luật - pháp lý

3. Những điều cần biết về thẻ căn cước công dân

3.1. Điều kiện nhận thẻ căn cước công dân

- Công dân đủ từ 14 tuổi trở lên

- Đăng ký thường trú tại các tỉnh được thực hiện sử dụng thẻ căn cước công dân.

3.2. Thời điểm độ tuổi được tiến hành đổi thẻ căn cước công dân

Các bạn cũng cần lưu ý, Ngày hết hạn cũng được ghi rõ ràng trong thẻ ở mặt trước của thẻ công dân căn cước như đã nói ở trên. Vào cuối giai đoạn này, công dân cần phải có trách nhiệm ra cơ quan chức năng để làm lại thẻ mới.

Đối chiếu với quy định Điều 21 đã được nêu rõ độ tuổi đổi lại thẻ căn cước công dân khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi, 60 tuổi.

Nhưng nếu bạn làm thẻ căn cước vào lúc 39 tuổi thì bạn thuộc vào trưởng hợp cấp thẻ căn cứ trong thời hạn là 2 năm trước độ tuổi quy định là 40 tuổi nên thẻ của bạn không cần phải đổi mà vẫn có giá trị sử dụng đến lần đổi thẻ tiếp theo tức là 60 tuổi.

Xem thêm: Block facebook là gì? Làm sao để sử dụng tính năng này?

3.3. Giải đáp 12 số trong thẻ căn cước công dân

Dãy số thẻ căn cước là có 12 số chứ không giống chứng minh thư chỉ có 9 số, 12 số này đều có những công thức xây dựng đã được tính toán khoa học rất nhiều chứ cũng không phải ngẫu nhiên mà có 12 số. Và công thức đó như sau:

Số thẻ = mã tỉnh thành bạn đăng ký giấy khai sinh ( 3 chữ số) + mã thế kỷ sinh, mã giới tính (1 chữ số ) + mã năm sinh ( 2 chữ số) + 6 chữ số cuối ngẫu nhiên

Để hiểu cũng như biết được kĩ hơn thì các bạn cần hiểu mã tỉnh thành bạn đăng ký giấy khai sinh là 3 chữ số đã được quy định bởi Phụ lục II Của Thông tư 07/2016/TT-BCA ban hành cũng như có hiệu lực từ ngày 01/02/2016 ( ví dụ: mã vùng Hà Nội 001, TP Hồ Chí Minh 079, TP Nam Định 036, Đà Nẵng 048, Hà Nam 035 …..).

Tiếp đến số mã thế kỷ, mã giới tính cũng được quy định và xác định tương ứng theo những gì mà Quy định tại Phụ lục III Thông tư 07/2016/TT-BCA đã quy định:

  • Thế ký 20 ( tính từ năm 1900 – đến năm 1999): Nam là 0, Nữ là 1.
  • Thế kỷ 21 ( năm 2000 – năm 2099): Nam 2, nữ 3
  • Thế kỷ 22 ( năm 2200 – năm 2299): Nam 4, nữ 5
  • …Tương tự như vậy.

Ví dụ: Công dân Nguyễn Văn A giới tính nam và sinh năm 1993, nơi đăng ký kê khai giấy khai sinh tại Đà Nẵng vậy số căn cước công dân của bạn ấy là: 048093xxxxxx

Những con số được xây dựng hoàn toàn hợp logic và dễ hiểu. Vậy nên các bạn cũng có thể dễ dàng biết được 6 số đầu thẻ căn cước của mình.

Mỗi công dân đều được cấp một mã số riêng để định danh cá nhân riêng, không trùng lặp với bất cứ công dân nào khác và dãy số ghi trên thẻ căn cước cũng là số định danh của từng công dân.

Dãy số này sẽ liên kết với cuộc sống của mỗi công dân chúng ta, dù bạn có thay đổi tỉnh, đăng ký thường trú thì bạn sẽ không ảnh hưởng hoặc thay đổi gì giống như là chứng minh thư. Bởi như chứng minh thư thì mỗi tỉnh có một số nhận dạng khác nhau, mặc dù Pháp luật có ngăn cấm nhưng vẫn nhiều người cố tình sử dụng song song hai loại thẻ này.

Việc làm luật - pháp lý tại hồ chí minh

3.4. Địa chỉ làm và đổi thẻ căn cước công dân ở đâu?

- Theo quy định của pháp luật, nơi cấp thẻ căn cước là :

  • Cơ quan quản lý danh tính công dân của Bộ Công an
  • Cơ quan quản lý danh tính công dân của các dịch vụ cảnh sát tỉnh và quản lý tập trung.
  • Cơ quan danh lý danh tính công dân của công an huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị hành chính tương đương.
  • Cơ quan quản lý danh tính của công dân có thẩm quyền phát hành thẻ tại các thành phố, cơ quan, tỉnh hoặc đơn vị hành chính tương đương.
  • Hoặc bạn có thể chọn cách đăng ký online làm thẻ căn cước tại các trang website chính thống của cơ quan có thẩm quyền phát hành thẻ để có thể tiết kiệm được thời gian đi lại cũng như tránh được những sai sót khác.

Trường hợp bạn đang sinh sống tại TP Hồ Chí Minh, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Phòng cảnh sát Quản lý hành chính Công an tp Hồ Chí Minh để làm thủ tục.

Theo Điều 5 của Thông tư 256/2016/TT-BTC được sửa đổi và bổ sung Thông tư 331/2016/TT-BTC, công dân từ 14 tuổi trở lên sẽ được áp dụng làm thủ tục thay đổi hoặc cấp thẻ căn cước công dân đều sẽ bị mất phí. Phí chuyển đổi 30.000đ/ thẻ công dân.

3.5. Thẻ căn cước công dân có thời hạn không

Không giống như chứng minh nhân dân. Thẻ căn cước hoàn toàn không có thời hạn. Theo luật thì thẻ căn cước công dân sẽ được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

3.6. Thẻ căn cước công dân có bắt buộc không

Cho đến hiện tại thì chưa có luật nào bắt buộc phải làm thẻ căn cước mà chỉ khuyến khích nên làm vì nó tiện dụng. Hơn nữa có những nơi còn chưa đủ điều kiện vật chất để làm thẻ căn cước vì vậy không bắt buộc phải làm thẻ căn cước.

3.7. Làm thẻ căn cước công dân mất bao lâu

Tùy theo từng vùng miền sẽ có thời gian làm thẻ căn cước công dân. Thông thường, sẽ mất khoảng từ 15 đến 20 ngày sau khi những thủ tục hoàn tất. 

Việc làm luật - pháp lý tại hà nội

4. Đổi thẻ căn cước công dân hết hạn

Để hoàn thành được những thủ tục cần có khi đổi thẻ căn cước thì các bạn cần thực hiện được 4 bước sau:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ sẵn hồ sơ. Trong bộ hồ sơ làm thẻ bao gồm: Chỉ cần một loại giấy tờ duy nhất đó chính là hộ khẩu đảm bảo điều kiện là quyển sổ phải hợp lệ với 16 trang còn nguyên vẹn, không nhem và rõ ràng chữ viết bên trong.

Và cần mang theo ảnh chân dung của công dân ( có cơ quan chụp tại chỗ ): chụp chính diện, đầu để trần, nhìn rõ được lông mày, hai tai và không đeo kính, áo sơ mi có cổ, lịch sự.

Trong trường hợp đổi thẻ thì cần bản sao văn bản, tài liệu của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi thông tin: Họ tên, nhận dạng, giới tính… trên thông tin trên thẻ Căn cước và thẻ căn cước đã sử dụng.

Đối với những công dân đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì chỉ cần mang theo Giấy chứng minh do Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cấp kèm theo Giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị là được.

- Bước 2: Bạn liên hệ và tới cơ quan chức năng có thẩm quyền để thực hiện những quy trình, thủ tục để tiến hành làm thẻ căn cước công dân. Quy trình thì bạn sẽ nhận được một tờ phiếu và bạn cần điền và cung cấp thông tin dữ liệu cá nhân. Trong lúc này bạn cần điền thật đầy đủ, chính xác mọi thông tin và phải phù hợp với quyển sổ hộ khẩu bạn mang theo

- Bước 3: Sau khi nộp lại tờ phiếu kê khai thông tin cho cơ quan chức năng có thẩm quyền thì bạn cần đóng phí làm thẻ. Tiếp sau đó là bạn sẽ nhận được một tờ phiếu trên đó có ghi rõ thời gian ngày giờ hẹn cụ thể đến nhận thẻ từ cơ quan ban hành thẻ căn cước.

- Bước 4: Theo thời gian hẹn của tờ phiếu trên, bạn sẽ phải trở lại nơi cơ quan chức năng có thẩm quyền ban hành thẻ đó để nhận thẻ căn cước của mình. Tuy nhiên sau khi nhận thẻ bạn cần phải kiểm tra kĩ các thông tin trên thẻ một cách kỹ lưỡng để xem thẻ đã chính xác chưa, nếu chưa hoặc xuất hiện sai sót thì cần có sự điều chỉnh ngay. Và cơ quan ban hành thẻ sẽ lại hẹn bạn lần sau, Còn trường hợp không phát sinh lỗi gì thì chúc mừng bạn đã làm thẻ căn cước thành công.

Xem thêm: Bệnh nghề nghiệp là gì? Có nguy hiểm không và những lưu ý bạn cần nắm rõ

5.  Giá trị của thẻ căn cước công dân là gì?

Mặc dù thẻ mới được phát hành và có hiệu lực đầu năm 2016 đến nay nhưng cũng đã được sử dụng một cách phổ biến và rộng rãi bởi những chức năng tiện lợi cũng như thủ tục làm – đổi thẻ cũng không mấy phức tạp.

Thẻ căn cước công dân có chức năng thay thế được: Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, sổ bảo hiểm y tế, thẻ bảo hiểm y tế…Đặc biệt là thay thế được cả hộ chiếu khi nhập cảnh một số nước ngoài đã có ký kết hoặc thỏa thuận với Nhà nước Việt Nam cho phép công dân sử dụng thẻ căn cước để thay thế.

Và giá trị của thẻ căn cước cũng đã được quy định bởi Luật căn cước và các bạn có thể tham khảo trong Điều 2, Luật căn cước công dân 2014.

Sau khi tổng hợp được một số nội dung chủ yếu mong rằng sẽ giúp ích được bạn trong việc tìm hiểu Thẻ căn cước công dân là gì? Ngoài ra, nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ hay có vấn đề gì cần giải đáp thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi tại website: https://work247.vn/