Tiền sự là gì? Việc trích lục tiền sự, tiền án là như thế nào?
Tác giả: Hằng Lê 29-03-2024
Khi tham gia một phiên tòa, bạn chắc hẳn sẽ được nghe một câu nói được lặp đi lặp lại nhiều lần “Bị cáo là người chưa từng có tiền án, tiền sự, sẽ được Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ án”. Vậy bạn có thắc mắc tiền sự là gì không? Bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc đó.
1. Tiền sự là gì?
Tiền sự là hành vi phạm pháp nhưng chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự đã có trước đó. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào có nêu cụ thể tiền sự là gì. Tiền sự được đặt ra do vi phạm về mặt hành chính – đã được nêu cụ thể trong Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012.
>>> Tìm việc làm ngành luật đảm bảo được môi trường làm việc chuyên nghiệp cũng như mức thu nhập cao phù hợp với bản thân là mong muốn của nhiều bạn sau khi tốt nghiệp ngành học này. Hãy truy cập vào Work247.vn ngay để nhận được những thông tin về việc làm hấp dẫn nhất cho bản thân nhé!
2. Tiền sự và tiền án có gì khác nhau?
Khi nhắc đến tiền sự, ta thường thấy đi cùng với nó là khái niệm “tiền án”. Tiền án là hành vi phạm pháp phải chịu trách nhiệm hình sự đã có trước đó. Cũng như khái niệm “tiền sự”, khái niệm “tiền án” chưa được quy định trực tiếp trong các văn bản pháp luật hiện nay. Đây là hai khái niệm thường đi đôi với nhau, trong các phiên tòa, yếu tố “chưa từng có tiền sự, tiền án” là căn cứ giảm nhẹ mức xử phạt cho các bị cáo. Ngược lại, yếu tố “đã từng có tiền sự, tiền án” lại là căn cứ để tăng nặng mức xử phạt cho các bị cáo.
Mặc dù hai khái niệm này chưa có quy định cụ thể nào, tuy nhiên, cả hai đều từng được đề cập trong Nghị quyết 01-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 18/10/1990 (hiện nay đã hết hiệu lực): “Người đã được xóa án thì không coi là có tiền án. Người đã được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt vi phạm hành chính (tức là đã được coi như chưa bị kỷ luật, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính) thì không coi là có tiền sự.”
Nhìn chung, tiền án và tiền sự đều là hậu quả pháp lý mà một người nào đó bất kì đã vi phạm pháp luật phải gánh chịu.
Vậy cần phải phân biệt giữa tiền sự, tiền án như thế nào?
Trước hết, về mặt khái niệm như đã nêu, tiền sự là hành vi vi phạm về mặt hành chính. Vì vậy, người có tiền sự là người đã chịu các biện pháp kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm, nhưng chưa đến mức phải xử lý hình sự, mọi biện pháp kỉ luật và xử lý hành chính của người này chưa được xóa đi. Còn tiền án là hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm hình sự, nên người có tiền án (hay còn gọi là người có án tích) là người đã bị tòa án ra quyết định kết án và thi hành hình phạt mà chưa được xóa án tích.
Có thể thấy, thông qua phân tích trên thì mức độ chịu trách nhiệm của tiền sự và tiền án là khác nhau, tiền sự là phải chịu trách nhiệm về mặt hành chính còn tiền án phải chịu trách nhiệm hình sự.
Các văn bản điều chỉnh có liên quan đến tiền sự và tiền án lần lượt là Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và Bộ luật Hình sự 2015.
Việc làm luật - pháp lý tại Hà Nội
Ngoài ra, chúng ta cần nắm rõ trường hợp được xóa tiền sự và tiền án, cụ thể như sau:
- Trường hợp được xóa tiền sự nằm trong Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, bao gồm:
+ Thứ nhất là cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
+ Thứ hai là cá nhân bị xử phạt về hành chính, nếu trong thời hạn 2 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc thời hạn 1 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm lần nào thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
- Trường hợp được xóa tiền án thì được quy định trong các điều sau ở Bộ Luật hình sự 2015
+ Điều 70: Đương nhiên được xóa án tích. Trong điều luật này có quy định về các trường hợp đương nhiên được xóa án tích và thời hạn xóa án tích tùy vào mức độ của tội trạng, thời hạn xóa án tích là từ 01 đến 05 năm.
+ Điều 71: Xóa án tích theo quyết định của tòa án, được áp dụng cho tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, tội ác chiến tranh.
+ Điều 72: Quy định về việc xóa án tích trong những trường hợp đặc biệt, điều luật này sẽ được áp dụng cho trường hợp bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt, hoặc đã lập công, có thành tích tốt, được cơ quan, tổ chức, nơi người đó đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó đang cư trú đưa đề nghị lên tòa xóa án tích nếu người bị kết án đã đảm bảo ít nhất một phần ba thời hạn quy định tại khoản 2 của Điều 70 và Điều 71 đã nêu trong Luật Hình sự.
>>> Luật lao động là gì? Hãy truy cập địa chỉ cung cấp thông tin việc tin tổng hợp hàng đầu mang đến nhiều kiến thức hữu ích nhất cho bạn khám phá.
3. Việc trích lục tiền sự, tiền án là như thế nào?
Trích lục tiền sự, tiền án là tra cứu, thu thập thông tin về bị cáo, nhằm làm rõ các yếu tố về nhân thân, tiền án, tiền sự là căn cứ giải quyết vụ án theo đúng quy định pháp luật. Việc trích lục tiền sự, tiền án vừa đảm bảo cho bị cáo được giảm nhẹ hình phạt trong trường hợp vi phạm lần đầu, có lời khai trung thực, có thái độ phối hợp điều tra với các cơ quan chức năng, vừa đảm bảo tòa án sẽ đưa ra những bản án công bằng, nghiêm minh cho những trường hợp đã từng phạm tội nhiều lần. Việc trích lục tiền sự, tiền án cần phải tiến hành cẩn thận, không được bỏ sót bất cứ thông tin nào liên quan đến bị cáo. Có thể nói, đây là một công việc hết sức quan trọng trong quá trình xử lý các vụ án.
Việc làm luật - pháp lý tại Hồ Chí Minh
Bạn có thể tìm hiểu về trích lục tiền sự, tiền án thông qua “Thông tư liên tịch: Quy định về việc phối hợp thông báo, gửi, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội” do Bộ Công an - Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao - Tòa Án Nhân dân Tối cao ban hành ngày 25 tháng 6 ăm 2018. Đây là thông tư được xây dựng trên căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015; Luật lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2011. Thông tư được ban hành nhằm phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Mặc dù trên lý thuyết, việc trích lục tiền sự, tiền án là bắt buộc và cần thiết phải làm, thế nhưng trên thực tế, vẫn có trường hợp công việc này không được tiến hành cẩn thận, chính xác. Trong năm 2017, tại tỉnh Bình Định đã xảy ra một vụ án trộm cắp, đối tượng đã từng bị tuyên án ở một bản án khác, nhưng trong quá trình gây án tại một địa phương khác, việc tìm hiểu trích lục tiền sự, tiền án của đối tượng này không được thực hiện. Chính vì vậy mà đối tượng đã nhận mức án theo hướng giảm nhẹ. Sau khi tuyên án tại Tòa án Nhân dân một huyện tại Bình Định, sai phạm này mới được làm rõ. Có thể thấy, việc trích lục tiền sự, tiền án nếu không được làm đúng sẽ để lại hậu quả rất to lớn vì sẽ để xảy ra khả năng đưa ra bản án sai, không thích đáng đối với người phạm tội ở mức độ rất nghiêm trọng, hoặc đặc biệt nghiêm trọng, hoặc phạm tội nhiều lần. Nếu trong trường hợp người đang bị truy tố trách nhiệm hình sự phạm tội lần đầu, thì việc trích lục tiền sự, tiền án là căn cứ để họ giảm nhẹ hình phạt.
>>> Ăn buffet là gì? Cách ăn buffet đúng cách cũng như những kiến thức liên quan có trên Work247.vn cho bạn chọn lựa
Thông qua bài viết trên đây, bạn có thể nắm rõ tiền sự là gì, phân biệt được tiền sự và tiền án cũng như hiểu biết thêm các điều luật quy định về trích lục tiền sự, tiền án trong quá trình điều tra các vụ án.