Triết lý Marketing là gì? Vai trò của triết lý Marketing

Tác giả: Phạm Hường

Marketing chắc chắn là ngành nghề không còn xa lạ với nhiều bạn trẻ ngày nay, ngành này luôn chiếm số lượng thi tuyển cao và đầy cạnh tranh. Tuy nhiên, nhiều bạn chưa thực sự có góc nhìn sâu sắc về Marketing cũng như triết lý Marketing là gì, chính vì vậy chúng tôi sẽ đưa ra các giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây, cùng đón đọc bạn nhé.

1. Tổng quan về triết lý Marketing

Triết lý Marketing được hình thành trong giai đoạn giữa từ những năm 1950. Các tư tưởng chủ đạo trong triết lý Marketing nhanh chóng được chấp thuận, sau đó đã trở thành một trong những nền tảng vững chắc trong các triết lý kinh doanh thời hiện đại.

Theo đó, triết lý Marketing được xác định dựa theo 4 trụ cột chủ yếu chính là thị trường mục tiêu, Marketing phối hợp, xu hướng của khách hàng và khả năng sinh lợi. 

Triết lý Marketing

Theo những nguyên lý trong triết lý Marketing mà chúng ta có thể đưa ra khẳng định về chìa khóa then chốt giúp đạt được các mục tiêu của tổ chức dựa trên việc xác định nhu cầu và mong muốn của thị trường mục tiêu.

Đồng thời, sự tác động của thị trường mục tiêu này đã tạo ra nhiều sự thỏa mãn một cách có hiệu quả và chanh chóng hơn đối với các đối thủ cạnh tranh hiện nay.

Xem thêm: Marketing nội bộ là gì? Vai trò của Marketing nội bộ trong doanh nghiệp 

2. Phân biệt sự khác nhau giữa triết lý bán hàng và triết lý Marketing

2.1. Triết lý bán hàng

Mục tiêu của triết lý bán hàng chủ yếu nhắm vào nhu cầu của người bán và xuất phát từ doanh nghiệp. Do đó mà triết lý bán hàng thông thường sẽ tập trung vào những sản phẩm hiện có nhằm đẩy mạnh bán hàng, vận động các chiến dịch quảng bá sản phẩm để tạo ra lợi nhuận để thúc đẩy doanh số của doanh nghiệp.

2.2. Triết lý Marketing

Mục tiêu của triết lý marketing là điều hướng vào nhu cầu của người mua và xuất phát từ nhu cầu, mong muốn của khách hàng với mục tiêu làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thông qua việc tăng cường hợp tác chiến dịch marketing. Từ đó, phân phối và tiêu dùng sản phẩm một cách hợp lý để đạt được mục tiêu doanh số.

3. Quy trình phát triển triết lý Marketing như thế nào?

Quy trình phát triển triết lý Marketing bao gồm 5 loại đặc biệt quan trọng để có thể dễ dàng tìm ra cách tiếp cận và đạt được hiệu quả chiến dịch marketing. Đặc biệt là không phải tất cả các loại triết lý marketing đều hoạt động cho mọi ngành nghề bởi chúng có sự khác biệt về công năng. 

3.1. Quan niệm chú trọng sản xuất

Đối với nhiều doanh nghiệp áp dụng khái niệm sản xuất thì đều có niềm tin rằng khách hàng mong muốn sở hữu sản phẩm với giá cả vừa phải và dễ chi trả. Tuy nhiên, khái niệm sản xuất phần lớn sẽ dựa theo hình thức tiếp cận mà doanh nghiệp có thể tăng nguồn cung cũng như cắt giảm chi phí sản phẩm.

Quan niệm chú trọng sản xuất

Tuy nhiên, chiến dịch áp dụng các khái niệm sản xuất chỉ có thể hiệu quả khi cầu lớn hơn cung. Nhược điểm lớn nhất của khái niệm này chính là không phải lúc nào khách hàng của bạn cũng chọn mua sản phẩm với giá cả phải chăng và dễ chi trả.

3.2. Quan niệm chú trọng sản phẩm

Phần lớn các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào khái niệm sản phẩm bởi họ đều tin rằng những ưu tiên lớn nhất dành cho khách hàng chính là chất lượng và công năng mà sản phẩm mang lại.

Điều này càng chứng tỏ rằng một khách hàng luôn mong muốn tìm kiếm các giải pháp tốt nhất cho việc cải tiến về sản phẩm hiện có trên thị trường. Bên cạnh đó, đối với quan niệm này, nhiều người sẽ cho rằng khách hàng luôn trung thành nếu họ nhận được nhiều hơn về mong muốn lợi ích mà sản phẩm mang lại hơn.

Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của quan niệm sản phẩm chính là các doanh nghiệp phải phát hiện ra chất lượng vượt trội của một sản phẩm hoàn toàn không khiến nó có thể tự bán được. Mà các sản phẩm sẽ chỉ được bán ra nếu đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của người tiêu dùng.

Quan niệm chú trọng sản phẩm

Ngoài ra, phần lớn người tiêu dùng sẽ không cảm thấy thu hút bởi chất lượng sản phẩm mà chính là sự phong phú về giá cả sản phẩm. Do đó, mỗi sản phẩm mang đầy đủ chất lượng và sở hữu mức giá cao sẽ mang lại sự tiết kiệm về ngân sách của khách hàng.

Xem thêm: Marketing tools là gì? Khai thác hiệu quả công cụ Marketing 

3.3. Quan niệm chú trọng bán hàng

Phần lớn thì các khái niệm về việc chú trọng bán hàng đều có sự liên kết cùng các doanh nghiệp dựa theo định hướng kinh doanh. Tức là doanh nghiệp hoàn toàn có thể tạo ra một sản phẩm nào đó và xuất khẩu cho thị trường mục tiêu của họ mà không cần phải tiến hành xem xét về nhu cầu hoặc mong muốn của khách hàng.

Do đó mà quan niệm về bán hàng có tác dụng nhấn mạnh người tiêu dùng sẽ chỉ đặt mua sản phẩm của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp đó xuất khẩu các sản phẩm này một cách tích cực, hiệu quả nhất.

Quan niệm chú trọng bán hàng

Mặc dù phương pháp này chỉ có thể có hiệu quả trong khoảng thời gian ngắn, tuy nhiên những nỗ lực lặp đi lặp lại về việc có thể bán ra bất cứ thứ gì sẽ không thể được duy trì trong thời gian dài hạn. 

Trong trường hợp, doanh nghiệp có hành động lôi kéo khách hàng sử dụng sản phẩm một lần, nhưng họ sẽ không thể sử dụng được trong các lần tiếp theo. Điều này sẽ chỉ làm hỏng danh tiếng của một doanh nghiệp và doanh nghiệp đó sẽ bị trì trệ đi. 

3.4. Quan niệm chú trọng Marketing

Khi doanh nghiệp đã đặt niềm tin vào quan niệm chú trọng Marketing thì họ sẽ đặt người tiêu dùng ở trung tâm của một tổ chức nào đó với mục tiêu hướng tới khách hàng. 

Khi doanh nghiệp hướng tới thị trường và có nguyện vọng muốn thấu hiểu nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng sau đó sẽ lên kế hoạch chiến lược Marketing phù hợp để chinh phục khách hàng, gia tăng doanh số của doanh nghiệp. 

Thông qua việc chú trọng vào nhu cầu và mong muốn của một thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể cung cấp giá trị tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh khốc liệt. 

Tuy nhiên, mối quan tâm chủ yếu của doanh nghiệp sẽ hướng tới quan niệm chú trọng marketing, cụ thể nếu doanh nghiệp có thể phát triển sản phẩm trong khi khách hàng vẫn muốn có sản phẩm và làm thế nào để doanh nghiệp có thể giữ sự hài lòng của khách hàng một cách ổn định.

Quan niệm chú trọng Marketing

Ngày nay, khi các doanh nghiệp đã quen với việc sử dụng quan niệm chú trọng marketing một cách tích cực hơn ngày xưa mà họ sẽ phân luồng các bộ phận marketing riêng biệt phụ thuộc theo quy mô họ sở hữu với chủ đích là đáp ứng mọi mong muốn của người tiêu dùng. 

Thông thường, các bộ phận phụ trách được hiểu là phòng ban kinh doanh với việc mở rộng  trách nhiệm công việc. Các doanh nghiệp đặt niềm tin chủ yếu vào quan niệm chú trọng marketing và khẳng định rằng họ có thể đạt được thành công khi chinh phục được sự hài lòng của người tiêu dùng. Chính những sự tư duy sẽ mạnh dạn tin tưởng rằng hàng hóa và dịch vụ chỉ được cung cấp khi bất cứ khi nào khách hàng cần hoặc mong muốn sở hữu. 

3.5. Quan niệm chú trọng Marketing xã hội

Mặc dù quan niệm này chỉ mới được hình thành từ những năm 1970 nhưng đã chiếm số lượng rất đông đúc mọi người dành sự quan tâm, chú ý sâu sắc, đặc biệt là những đối tượng trong doanh nghiệp nói chung và những người làm marketing nói riêng. 

Đây là một quan niệm tương đối mới mẻ, trong khi việc áp dụng các khái niệm về tiếp thị xã hội khẳng định mọi nhu cầu và mong muốn của thị trường và tạo ra giá trị tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Do đó mà quan niệm chú trọng marketing xã hội càng nhấn mạnh tầm quan trọng của phúc lợi của người tiêu dùng và xã hội nói chung một cách khoa học và bài bản hơn.

Tuy nhiên, tư duy về quan niệm marketing xã hội đi xa hơn so với quan niệm về marketing. Nếu như doanh nghiệp nào đó tạo ra một chiếc xe và ít sử dụng nhiên liệu hơn nhưng lại xảy ra nhiều ô nhiễm hơn, do đó trường hợp này sẽ chỉ làm người tiêu dùng cảm thấy hài lòng chứ không được xem là phúc lợi xã hội. 

Quan niệm chú trọng Marketing xã hội

Ưu điểm vượt trội nhất trong quan niệm chú trọng marketing xã hội này, các doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi nhuận về doanh số trong thời gian dài và sự ổn định không chỉ từ quan điểm của khách hàng mà còn của xã hội nói chung.

Kết luận, việc lựa chọn 1 triết lý marketing bất kỳ trong hoạt động quản trị marketing sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Điều quan trọng là thực hiện hoạt động triết lý đó phải đem lại cho người tiêu dùng sự thỏa mãn tuyệt đối nhất, góp phần cùng doanh nghiệp đạt được các mục tiêu lớn hơn trong tương lai và không gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của xã hội.

Trên đây là những thông tin cơ bản về triết lý Marketing, hy vọng sau những giải đáp này sẽ giúp bạn đọc có kiến thức sâu rộng hơn về triết lý quảng bá sản phẩm. Đừng quên theo dõi và cập nhật thường xuyên các bài đọc mới nhất của work247.vn bạn nhé.