Marketing myopia là gì? Khái niệm còn mới hay cũ trong marketing
Theo dõi work247 tạiMarketing myopia là gì? Đây là một thuật ngữ không còn xa lạ gì với dân marketing. Đây là cụm từ để dùng miêu tả doanh nghiệp công ty nào đó chỉ quan tâm đến sản phẩm chứ không chú trọng đến giá trị sản phẩm mang lại. Nếu bạn vẫn còn mơ hồ chưa hiểu rõ marketing myopia là gì, đừng lo lắng hôm nay work247.vn sẽ giải đáp cho bạn nhé!
1. Marketing myopia là gì?
1.1. Khái niệm của marketing myopia
Marketing myopia là tên gọi chung của các trường hợp mắc lỗi trong marketing. Khi doanh nghiệp, công ty chỉ tập trung vào hoạt động bán hàng để mang lại lợi nhuận của sản phẩm và dịch vụ mà quên mất đi những lợi ích trải nghiệm mà dịch vụ, sản phẩm đó đem lại cho người tiêu dùng.
1.2. Hậu quả của marketing myopia
Việc marketing myopia của doanh nghiệp dẫn đến hậu quả vô cùng khắc nghiệt đối với bản thân công ty nặng nề hơn có thể dẫn đến tình trạng phá sản. Những tiêu cực của marketing myopia có thể dẫn đến những hậu quả điển hình như sau:
- Vì marketing myopia là cách mà doanh nghiệp chỉ chú trọng đến hoạt động bán hàng đem về lợi nhuận mà lơ là quên đi những lợi ích mà trải nghiệm của sản phẩm dịch vụ đó đem lại. Vậy nên khi không được chú trọng đến chất lượng sẽ khiến trải nghiệm của khách hàng không tốt dẫn đến việc doanh thu giảm sút nghiêm trọng thờ ơ với sản phẩm
- Dù bạn có bỏ ra một khoản tiền khổng lồ để marketing mà không chú trọng quan tâm chất lượng sản phẩm thì khách hàng cũng sẽ không chú ý tới, kéo dài lâu khiến doanh thu mất đi dẫn đến phá sản
- Nếu doanh nghiệp của bạn không quan tâm đến chất lượng đây sẽ là lỗ hổng lớn khiến đối thủ cạnh tranh “lật ngửa ván cờ” chiếm lại những thị phần hay khách hàng trước đây của bạn
- Chất lượng sản phẩm là cốt lõi để khách hàng mua và gắn bó với sản phẩm nếu doanh nghiệp không để ý đến việc này đương nhiên bạn sẽ mất đi khách hàng và thị trường dẫn đến tình trạng công ty vào bờ vực phá sản
Xem thêm: Tiết lộ Marketing du kích là gì và cách làm chiến lược hiệu quả
2. Những cách tránh không mắc phải marketing myopia
- Về bản chất marketing myopia là “chỉ chú trọng vào sản phẩm và dịch vụ” mà bỏ quên đi chất lượng mà xem nhẹ những trải nghiệm của khách hàng. Để không mắc phải marketing myopia doanh nghiệp cần phải chú ý nâng cao chất lượng sản phẩm bằng nhiều cách. Có thể làm một cuộc khảo sát nhỏ để tham khảo về ý kiến chung của các khách hàng từ đó có thể rút ra những kinh nghiệm vào các lần sản xuất sản phẩm.
- Không những vậy doanh nghiệp cũng cần phải có sự chuyển biến về khoa học công nghệ bởi khi áp dụng sự cải tiến của máy móc chất lượng sản phẩm sẽ tốt hơn, mẫu mã đa dạng cho khách hàng lựa chọn phục vụ nhu cầu người mua đem lại lợi nhuận cao.
- Doanh nghiệp hãy tập trung phát triển những tính năng nổi bật cải thiện những tính năng bị khách hàng cho là không phù hợp chỉ có sự tiếp thu như vậy mới có thể giúp doanh nghiệp tồn tại trong “miếng đất” kinh doanh màu mỡ nhưng không kém sự cạnh tranh gay gắt.
- Với những sự nỗ lực của doanh nghiệp khách hàng có thể dễ dàng nhận ra trong từng chi tiết sản phẩm điều này giúp họ tin tưởng vào chất lượng đồng thời thu hút lượt mua không chỉ vì nhu cầu mà còn là tò mò và giúp cho doanh thu cao cho doanh nghiệp.
- Với sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội doanh nghiệp nên triển khai các hoạt động marketing sâu rộng trên các nền tảng như: Tiktok, Instagram,... hoặc thuê những nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng nhất định quảng bá cho sản phẩm của doanh nghiệp. Điều này giúp có nhiều nguồn khách hàng biết đến sản phẩm và kích thích sự tìm hiểu muốn mua hàng của người mua. Đây cũng là một cách rất hữu ích để tránh marketing myopia
3. Doanh nghiệp cần làm gì để thu hút khách hàng
- Chúng ta không phải là người bán sản phẩm. Doanh nghiệp bán những cái khách hàng cần và phục vụ nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng. Đây là slogan cốt lõi để doanh nghiệp có thể tồn tại.
- Vì chúng ta bán cái mà khách hàng cần nên doanh nghiệp không cần chú trọng quá vào sản phẩm mà hãy quan tâm lợi ích mà nó mang lại cho khách. Có thể sản phẩm bên bạn không phải là sản phẩm tốt nhất nhưng nó là sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng cũng như tiện ích nó mang lại cho cuộc sống của người mua.
- Sản phẩm do nhà sản xuất có thể thay đổi nhưng thị hiếu của khách hàng sẽ không thay đổi đặc biệt là những nhu cầu cơ bản: đồ ăn thức uống, quần áo, đồ vệ sinh cá nhân,....
Xem thêm: Marketing tools là gì? Khai thác hiệu quả công cụ Marketing
4. Những ví dụ nổi bật về marketing myopia
4.1. Kodak đánh mất thị phần vào tay Fuji
Kodak - Là một ví dụ điển hình cho marketing myopia. Đây là một hãng sản xuất các cuốn phim cho máy ảnh. Nhưng do thời đại phát triển kỹ thuật phát triển thì không lâu sau đó đã xuất hiện máy chụp hình kỹ thuật số. Nhưng Kodak đã mắc phải một sai lầm nghiêm trọng , thay vì học tập để phát triển các kỹ thuật mới hiện đại để cho ra các sản phẩm phù hợp với thị phần cũng như thị hiếu người tiêu dùng thì Kodak đã tìm cách chỉ trích và bài trừ nó cho rằng không phù hợp.
Chính vì sự lựa chọn sai lầm này của Kodak đã khiến cho thị phần khách hàng giảm sút nghiêm trọng lợi nhuận không đủ để bù vào những khoản lỗ.
4.2. Nokia đánh mất thị phần cho Apple
Một trong những câu chuyện công nghệ nổi tiếng mà không thể không nhắc đến đó là câu chuyện của Nokia - ông lớn tiên phong của công nghệ điện thoại lớn trên thế giới.
Thời kỳ hoàng kim của Nokia vào năm 1992 đã đem lại lợi nhuận khổng lồ cũng như quyền lực cho Nokia trên hầu khắp các thị phần thế giới. Nhưng thật đáng tiếc nếu Nokia biết áp dụng từ thực tế cũng như học hỏi kinh nghiệm thì có lẽ Nokia vẫn sẽ huy hoàng và ở đỉnh cao sự nghiệp.
Đến năm 2007 Apple bắt đầu tung ra chiếc điện thoại thế hệ đầu tiên đồng thời cũng là chiếc điện thoại thông minh đầu tiên trên thế giới. So với chiếc điện thoại cùng thời điện thoại của Apple vô cùng khác biệt gây ra cơn sóng tò mò lớn cho người tiêu dùng bởi màn hình điện thoại không có phím bấm và các thao tác thông qua màn hình cảm ứng. Apple cho rằng thời kỳ hoàng kim của mẫu điện thoại cảm ứng đang đến nhưng Nokia lại khinh thường điều đó và nghĩ rằng không ai vượt mặt được họ và không lâu sau đó Nokia đã dần mất đi thị phần quan trọng của mình trên thế giới.
Cùng với sự cứng đầu không chịu đổi mới thiết kế phát triển khoa học công nghệ là những sự bất đồng ý kiến trong ban lãnh đạo, sự quan liêu, tha hoá của bộ máy quản lý và cái nhìn hạn chế của Nokia trong việc nhìn nhận thị trường đã khiến cho Nokia dần dần thất bại đánh mất thời kỳ phát triển hoàng kim của tập đoàn.
4.3. Sự thất bại của Yahoo
Với sự lên ngôi của những nền tảng mạng xã hội hiện nay như Tiktok, Facebook,.... có lẽ các bạn trẻ đã quên mất rằng vào những năm 9x đã có một nền tảng mạng xã hội làm mưa làm gió như thế đó chính là yahoo. Đây là công ty từng thống trị Internet thời bấy giờ với yahoo search ( công cụ tìm kiếm ), yahoo mail ( thư điện tử ) và yahoo messenger ( trò chuyện ). Nhưng tại thời điểm hiện tại yahoo đã không còn giữ được phong độ như ngày xưa bởi sự phát triển của nhiều nền hữu ích khác. Chỉ vì tầm nhìn ngắn hạn ban lãnh đạo của yahoo đã không nhìn thấy được tiềm năng của ngành công nghiệp tìm kiếm online nên đã từ chối lời mua lại của Google đến 2 lần. Thậm chí yahoo cũng đã từ chối lời mua lại facebook vì không nhìn thấy được sự phát triển tiềm này của mạng xã hội trong khi mạng xã hội yahoo cũng đang thua kém facebook rất nhiều. Vì tầm nhìn thiếu hiểu biết, marketing myopia của ban lãnh đạo đã khiến doanh nghiệp từng hoàng kim như yahoo đã tụt dốc không phanh dần đánh mất thị phần của mình.
Trên đây là những thông tin tổng quan về marketing myopia mà work247.vn mang đến cho bạn đọc. Hy vọng những thông tin hữu ích này giúp cho việc học tập và nghiên cứu của bạn dễ dàng hơn đặc biệt là những bạn đang có định hướng nghiên cứu marketing. Để không bỏ lỡ những bài viết mới nhất mỗi ngày hãy truy cập work247.vn bạn nhé!
432 0