Giải đáp về 7P trong marketing dịch vụ và những lưu ý cần biết
Theo dõi work247 tạiNgày nay có rất nhiều chiến lược marketing được áp dụng mỗi chiến lược lại có ưu và nhược điểm riêng, vậy nên việc áp dụng chiến lược marketing thế nào cho hợp lý là nỗi lo lắng của rất nhiều doanh nghiệp điển hình trong đó là các doanh nghiệp trong khối ngành dịch vụ. Để giải quyết nỗi lo trên, mời bạn tham khảo thông tin 7P trong marketing dịch vụ qua bài viết này để có thêm sự lựa chọn chiến lược hợp lý cho doanh nghiệp mình.
1. Giải đáp khái niệm về 7P trong marketing dịch vụ
Để hiểu rõ hơn về 7P trong marketing dịch vụ, trước hết cần phải giải đáp cụ thể ngành dịch vụ là gì và 7P trong ngành dịch vụ là gì? Dưới đây hãy cùng work247.vn tìm hiểu ngay thôi.
1.1. Ngành dịch vụ là gì?
Trong xã hội ngày nay dịch vụ là một ngành kinh tế đứng trong top đầu của nền kinh tế thế giới và Việt Nam bởi nhu cầu đòi hỏi của con người ngày càng tăng cao và xã hội luôn không ngừng biến đổi.
Dịch vụ hiểu đơn giản là một ngành công nghiệp với đa dạng các lĩnh vực ngành nghề để đáp ứng cho những yêu cầu ngày càng cao của con người.
1.2. 7P trong marketing dịch vụ là gì?
Marketing trong ngành dịch vụ là cách để các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình ra thị trường để cho nhiều người biết tới và thúc đẩy mạnh nguồn doanh thu của doanh nghiệp. Marketing trong ngành dịch vụ hiện đang được áp dụng theo nguyên tắc 7P cụ thể đó là: Sản phẩm, giá, kênh phân phối, truyền thông, con người, quy trình, cơ sở vật chất. Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên tắc này hãy kéo ngay xuống dưới nhé.
Xem thêm: Marketing myopia là gì? Khái niệm còn mới hay cũ trong marketing
2. 7P marketing dịch vụ gồm những yếu tố nào?
Như đã nhắc tới bên trên, nguyên tắc 7P trong marketing dịch vụ có nghĩa là gồm 7 nguyên tắc trên, sau đây sẽ là những thông tin cụ thể về từng nguyên tắc trong chiến lược này.
2.1. Sản phẩm
Đây là nguyên tắc quan trọng đầu tiên trong chiến lược marketing này của ngành dịch vụ, sản phẩm của ngành này không phải thứ mà chúng ta có thể nhìn thấy mà phải cảm nhận thông qua sự trải nghiệm thực tế ví dụ điển hình như các tour du lịch, các dịch vụ bảo hiểm…
Tất cả các sản phẩm trong ngành dịch vụ sẽ được doanh nghiệp nâng cao thông qua những trải nghiệm rồi tới cách bày tỏ quan điểm và thái độ của khách hàng khi sử dụng
Muốn làm marketing thành công cho sản phẩm dịch vụ của mình, doanh nghiệp cần xác định sản phẩm bán có phù hợp với thị trường hay không, phải biết cách phân loại khách hàng và ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu người trải nghiệm.
2.2. Giá cả
Chữ thứ 2 trong 7P đó là cụm từ “ giá cả”, đây là phần được khách hàng quan tâm nhất và cách đề ra giá của dịch vụ không chỉ phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng mà còn phải quan tâm tới doanh thu của doanh nghiệp. Giá cả liên quan tới nhưng chi phí phải bỏ ra để tạo ra dịch vụ, mức giá đưa ra có phù hợp với nhu cầu người dùng, phải làm cách nào để giá của mình cạnh tranh cao hơn được đối thủ, khách hàng có đủ tiền để mua được dịch vụ của doanh nghiệp hay không?
2.3. Kênh phân phối
Tiếp theo trong 7P marketing dịch vụ đó là kênh phân phối hay thường gọi với tên khác là địa điểm, nó khác biệt so với sản phẩm và giá cả bởi người tiêu dùng cho thể trực tiếp đến được. Để marketing qua kênh phân phối hiệu quả doanh nghiệp cần xây dựng hoặc triển khai nhiều địa điểm phân phối để đáp ứng khách hàng mình ở nhiều nơi khác nhau.
Điển hình như Lotteria thay vì chỉ mở 1 cơ sở đồ ăn nhanh thì hiện tại Lotteria đã có hàng trăm địa điểm trải dài từ Nam ra Bắc ở Việt Nam
Để thực hiện chiến lược này thành công doanh nghiệp cần phải xác định khách hàng có nhu cầu tập trung ở những vị trí nào? Truyền thống văn hóa ở đó có phù hợp với dịch vụ mình không? Nên phân phối qua các hình thức nào hợp lý?
2.4. Truyền thông
Đây là hình thức trong 7P marketing dịch vụ giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh số và đạt được ấn tượng thương hiệu trong con mắt của người tiêu dùng.
Hình thức này hiện đang được áp dụng tại các doanh nghiệp qua quảng cáo, truyền miệng, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân
Cách này chúng ta có thể nhận thấy rất rõ qua những video quảng cáo nhãn hiệu trên các phương tiện truyền hình như tivi, youtube, facebook, qua các bài viết giới thiệu dịch vụ trên các trang mạng xã hội, qua các sự kiện, hay chương trình lớn, hoặc hình thức B2B
2.5. Con người
Trong 7P của ngành dịch vụ không thể thiếu yếu tố con người bởi con người là sự quyết định dịch vụ đến trực tiếp khách hàng. Ví dụ đơn giản như các sản phẩm có thể để khách hàng tự xem xét, cần nắm được, nhưng dịch vụ không phải là thứ hữu hình vì thế cần được giới thiệu, tư vấn thì khách hàng mới có thể tin tưởng và trải nghiệm dịch vụ được.
Chính vì thế nên việc nâng cao kiến thức, kỹ năng của các nhân viên trong ngành dịch vụ là rất quan trọng để khách hàng tin tưởng, biết đến và sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Các công ty trong ngành dịch vụ đang không ngừng nâng cao, đào tạo chuyên môn cho đội ngũ nhân viên để dịch vụ của công ty được khách hàng thỏa mãn, tin dùng.
2.6. Quy trình
Các công việc trong ngành dịch vụ luôn cần phải có quy trình cụ thể để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trải nghiệm, các quy trình này cần thực hiện theo đúng quy định của doanh nghiệp đưa ra nhưng không được rườm rà, phức tạp, mất quá nhiều thời gian của khách, phải làm sao để các quy trình này làm hài lòng cho các khách hàng của mình.
2.7. Cơ sở vật chất
Mặc dù không có sản phẩm cụ thể nhưng ngành dịch vụ cũng cần phải quan tâm đến cơ sở vật chất bởi những thứ này sẽ tác động một phần tới sự thỏa mãn của khách hàng khi trải nghiệm dịch vụ của doanh nghiệp.
Ví dụ điển hình như khi mua tour du lịch tại một công ty, khách hàng phải chờ tới lượt để được lấy vé lên xe, việc trang bị thêm chỗ ngồi, điều hòa, nước uống…sẽ giúp khách hàng cảm thấy hài lòng hơn và họ sẵn sàng chờ đợi để đến lượt thay vì bỏ về trong sự tức giận
Xem thêm: Growth Marketing là gì? Kiến thức cơ bản về Growth Marketing mà bạn cần biết
3. Mục tiêu của áp dụng 7P marketing trong ngành dịch vụ
- Giúp doanh nghiệp xây dựng vị thế trong thị trường từ đó thu hút được nhiều khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ của bên mình
- Tạo được sự bền vững trước những thay đổi của hoàn cảnh bởi việc tạo ra lòng tin trong người tiêu dùng sẽ làm cho khách hàng hài lòng và sử dụng dịch vụ lâu dài
- Giúp người tiêu dùng tìm kiếm thông tin dịch vụ nhanh chóng, dễ dàng: qua hình thức truyền thông, người tiêu dùng sẽ nắm được mọi thông tin của dịch vụ dù là trong nước hay trên thế giới để họ có thể tham gia trải nghiệm và sử dụng trực tiếp.
Giúp doanh nghiệp nhận ra nhu cầu thị trường và tổ chức các hoạt động nhằm đáp ứng những nhu cầu của khách hàng mình.
Xem thêm: CPA là gì trong marketing? Tham gia kiếm tiền cùng mô hình CPA
4. Phương pháp áp dụng 7P marketing dịch vụ hiệu quả
Muốn áp dụng thành công phương pháp này bạn cần phải tìm ra câu trả lời của những câu hỏi sau:
- Phương hướng phát triển sản phẩm của bản như thế nào?
- Giá cả đề ra ở mức nào sẽ phù hợp với khách hàng mục tiêu?
- Bạn sẽ đề ra cách nào để quảng cáo sản phẩm với mọi người
- Nhân viên của bạn cần những kỹ năng, yêu cầu nào?
- Cơ sở vật chất bên bạn có đáp ứng sự thỏa mãn của khách hàng không?
- Quy trình bạn đã ra đã thực sự hợp lý, tiết kiệm chưa?
Quả thật với những doanh nghiệp, việc trả lời những câu hỏi trên không dễ dàng nhưng nếu biết cách bám sát thực tế, đổi mới những dịch vụ và các kỹ năng nghiệp vụ, các chương trình quảng cáo, khuyến mại …thì cũng không quá khó khi đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Điều quan trọng của mọi ngành nghề hiện nay là phải “đặt chữ tâm lên trước chữ tín” điều đó mới là cách marketing hiệu quả nhất.
Trong thị trường đầy biến động kinh tế như hiện nay không phải cứ áp dụng chiến lược 7P trong ngành dịch vụ là sẽ thành công mà các doanh nghiệp phải biết cách sử dụng cho hợp lý với thực tế tại doanh nghiệp và nên thường xuyên kiểm tra, giám sát và thay đổi chiến lược để phù hợp với nhu cầu khách hàng mình.
Trên đây work247.vn để cho bạn thêm kiến thức về 7P trong marketing dịch vụ rồi đó. Bạn còn biết những chiến lược marketing nào khác không? Hãy chia sẻ cho mọi người tham khảo với nhé.
402 0