Quan hệ công chúng là ngành gì? Tố chất cần của người làm nghề PR

Theo dõi work247 tại
Hoàng Châu Lâm tác giả work247.vn Tác giả: Hoàng Châu Lâm

Ngành quan hệ công chúng đang là một trong những ngành nghề hot được nhiều bạn trẻ theo đuổi hiện nay. Vậy ngành quan hệ công chúng là ngành gì? Sau khi học xong thì nó sẽ đem đến cho bạn những cơ hội việc làm nào? Cùng nhau khám phá chuyên ngành này với work247.vn bạn nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Giới thiệu ngành quan hệ công chúng

1.1. Khái niệm về ngành quan hệ công chúng

Giới thiệu ngành quan hệ công chúng
Giới thiệu ngành quan hệ công chúng

Quan hệ công chúng có tên tiếng anh là Public Relations (PR). Công việc bao gồm lên lên kế hoạch kết nối giữa các tổ chức, công ty, doanh nghiệp với khách hàng, các nhà đầu tư… với mục đích chính là phát triển được tên tuổi, thương hiệu, giá trị của sản phẩm trong quá trình phát triển của chúng. Một vấn đề thiết yếu đặt ra, nếu như muốn làm nổi trội một sản phẩm hay một vấn đề nào đấy để tạo nên thương hiệu thì phải có hệ thống những người làm quan hệ công chúng chuyên nghiệp, để có thể quảng bá một cách hiệu quả nhất có thể. Đây là một ngành mà chưa bao giờ hết hot và luôn luôn cần nếu như muốn phát triển thế nên ngành này được rất nhiều bạn trẻ theo đuổi.

Trên thực tế, ngành quan hệ công chúng tại Việt Nam thì mới thực sự nổi trội và quan tâm gần đây. Chính quá trình toàn cầu hóa hội nhập nên đã giúp Việt Nam phát triển nó một cách rõ nét nhất, quan hệ công chúng giúp các doanh nghiệp, tổ chức công ty Việt Nam phát triển, tạo dựng niềm tin với khách hàng… và còn khẳng định vị thế của mình trên thị trường thế giới.

1.2. Các môn học khi học ngành quan hệ công chúng?

Các môn học khi học ngành quan hệ công chúng
Các môn học khi học ngành quan hệ công chúng

Khi nhắc đến quan hệ công chúng thì yếu tố truyền thông luôn là đi đầu, phải hiểu rõ các hình thức truyền thông trên tất cả các mặt  ví dụ như báo chí: báo in, báo truyền hình và đặc biệt là báo mạng - một trong những cách truyền thông đem lại kết quả cao nhất, nắm rõ về các hình thức truyền thông rồi thì theo sau là các bước của quy trình truyền thông. Ngoài ra, còn phải học các kỹ năng như: viết bài, phỏng vấn… để có thể làm nghề một cách bài bản chỉn chu nhất.

Khi học chuyên ngành quan hệ công chúng thông thường bạn sẽ được học các môn như là: Viết bài và biên tập bài, tổ chức sự kiện, kỹ năng giao tiếp, phỏng vấn, PR một thương hiệu, sản xuất chương trình truyền thông và các chương trình…

Xem thêm: Giải đáp thông tin chi tiết về mối quan hệ giữa PR và truyền thông 

2. Học quan hệ công chúng sau ra làm gì?

2.1. Những công việc có được khi theo ngành quan hệ công chúng

Công việc có được khi theo ngành quan hệ công chúng
Công việc có được khi theo ngành quan hệ công chúng

Quan hệ công chúng là một trong số những ngành có nhiều việc làm nhất và cơ hội việc làm cũng rất cao. Khi nắm vững được kiến thức đã học trên sách vở cùng những kiến thức làm thực tế được hướng dẫn trong quá trình học thì bạn có thể là những công việc sau:

- Các công việc trong tòa soạn, đài truyền hình như là quan hệ báo chí, viết bài, phóng viên…

- Tổ chức sự kiện, truyền thông nội bộ… tại các cơ quan, doanh nghiệp

- Làm chuyên viên phân tích, định hướng cho các công ty doanh nghiệp vạch ra chiến lược phát triển cho họ, xây dựng thương hiệu bằng các chiến lược truyền thông… đây là vị trí mà các công ty liên quan về truyền thông rất cần.

- Ngoài ra bạn có thể đi dạy tại các trung tâm, trường học liên quan đến truyền thông PR. Nếu cao hơn bạn có thể làm những chuyên viên cao cấp, người quản lý, người định hướng phát triển… trong lĩnh vực truyền thông và quan hệ công chúng.

2.2. Quan hệ công chúng học ở đâu

Quan hệ công chúng học ở đâu
Quan hệ công chúng học ở đâu

Quan hệ công chúng hiện nay là một trong những chuyên ngành chính của các trường đại học như là: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế - Tài chính HCM, Đại học ngoại ngữ… ngoài ra, nếu như muốn làm về truyền thông và quan hệ công chúng ngoài việc theo học một trong những trường trên bạn có thể đi học tại các trung tâm hoặc và làm tại các công ty với vị trí học việc để tích lũy kinh nghiệm làm nghề. Mức lương của ngành nghề này cũng khá ổn nhưng cũng vất vả không kém, bạn có thể kiếm được khoảng 8 đến 10 triệu nếu như bạn mới ra trường nhưng nắm vững được các kiến thức hoạt động nghề. Lương của bạn sẽ tăng cao hơn tầm 15 triệu thậm chí là 20 triệu nếu như bạn có nhiều năm hoạt động trong nghề tích lũy được nhiều kinh nghiệm… nếu như bạn xuất sắc hơn nữa thì mức lương sẽ không chỉ dừng lại ở đó đâu!  Nhưng để đạt được những điều nói trên thì yếu tố cơ bản hàng đầu bạn cần có là lòng yêu nghề, tâm huyết với nghề. Đặc biệt bản thân bạn phải có các yếu tố dưới đây thì mới có thể làm nghề một cách chuyên nghiệp và chuẩn chỉnh nhất được.

Xem thêm: Bỏ túi mẫu mô tả công việc PR Excutive chính xác và chi tiết!

3. Quan hệ công chúng cần có những yếu tố nào?

Dưới đây là một số những tố chất cần có của một người làm truyền thông và quan hệ công chúng để có thể làm tốt công việc của mình:

Tố chất của người làm nghề PR
Tố chất của người làm nghề PR

- Bạn phải là một người cởi mở, không ngại giao tiếp, có thể xử lý được các tình huống trong cuộc sống, nói chuyện dễ hiểu lôi cuốn được khách hàng, công ty…

- Năng động, sáng tạo, có nhiều ý tưởng hay để góp phần phát triển các dự án truyền thông. 

- Khả năng thuyết trình tốt cộng với có các kiến thức về kỹ thuật thì càng tốt: vì là làm việc theo đội nhóm là chủ yếu nên bạn phải có khả năng này mới có thể truyền đạt tối đa nhất những ý kiến của mình với đồng đội.

- Linh hoạt trong việc xử lý tình huống để tạo ra nhiều cơ hội hơn: có thể nói đây là một ngành “Làm dâu trăm họ” công việc, kế hoạch là mình định ra nhưng vẫn phải theo yêu cầu của khách hàng, nếu họ không ưng thì mình phải làm lại hoặc là phải dùng những lý lẽ thuyết phục nhưng đồng thời cũng phải đúng để thay đổi ý nghĩ của các doanh nghiệp, khách hàng…

- Có khả năng xây dựng, lên kế hoạch, vạch ra những mục tiêu: làm bất cứ việc gì thì bạn cũng phải có một outline trước, để khi bạn bắt tay vào làm chúng thì đỡ bị nhầm lẫn và sẽ bài bản và hiệu quả công việc sẽ tốt hơn rất nhiều, và phải có nhiều kế hoạch để ứng phó kịp thời nếu xảy ra sự cố mình chủ động hơn.

- Khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm tốt: biết liên kết các thành viên lại với nhau. Làm truyền thông thì luôn cần những đội nhóm nên bạn cần phải có kỹ năng này. Khi không có khả năng làm hoặc gặp một vấn đề gì đó phải báo cáo ngay để nhận được sự trợ giúp của đồng đội, tránh làm ảnh hưởng đến công việc chung.

- Khả năng viết tốt: kỹ năng viết có mối quan hệ mật thiết với làm truyền thông, vì không thể bắt tay vào làm một cách tự phát được mà phải có kịch bản rõ ràng, và phải biên tập lại rất nhiều lần để làm sao cho phù hợp nhất.

- Đọc tin tức mỗi ngày trên các nền tảng thông dụng để nắm bắt xu thế. Bởi lẽ truyền thông là ngành luôn  đề xuất ra những thứ đi đầu.

Đọc tin tức mỗi ngày
Đọc tin tức mỗi ngày

- Và một tố chất mà chắc hẳn ngành nào cũng có đó là khả năng chịu áp lực tốt.

 Nếu như bạn đam mê với nghề PR và có trong mình đa số những tố chất trên thì hãy cố gắng lên nhé, sẽ có rất nhiều cơ hội mở ra cho bạn đấy!

Trên đây là bài biết mà work247.vn muốn gửi đến bạn để những bạn chưa biết quan hệ công chúng là ngành gì? hoặc những bạn đang theo học nó có nhiều kiến thức sâu hơn về chuyên ngành này. Hi vọng sau bài viết này bạn sẽ có những định hướng đúng đắn nhất về ngành nghề và công việc của mình và biết đâu ngành quan hệ công chúng lại thực sự phù hợp với bạn thì sao?

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem305 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT