Marketing thời trang là gì? Hiểu rõ tiềm năng của tiếp thị quảng cáo

Theo dõi work247 tại
Trần Hải Minh tác giả work247.vn Tác giả: Trần Hải Minh

Ngành công nghiệp thời trang ngày càng phải chịu sức ép khắc nghiệt của thị trường khi hàng loạt các nhãn hiệu mới ra sức chạy đua nhằm thu hút sự chú ý và tin tưởng của người tiêu dùng. Nhiệm vụ của những người làm marketing thời trang vì thế mà càng tỏ rõ sức ảnh hưởng của mình khi chịu trách nhiệm bao phủ thông tin về nhãn hiệu. Vậy công việc chi tiết của người làm marketing thời trang là gì? Phải làm sao để có thể xây dựng chiến lược marketing thời trang hiệu quả?

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Marketing thời trang là gì?

1.1. Hoạt động marketing trong ngành thời trang

Marketing có thể hiểu nôm na là tiếp thị và quảng cáo. Tuy nhiên marketing thời trang không chỉ đơn giản có mỗi một nhiệm vụ như vậy. Nói chính xác hơn, tiếp thị và quảng cáo chỉ là một bước trong quá trình marketing thời trang, tuy nhiên bước tiếp thị được đánh giá là vô cùng quan trọng, vậy nên người ta thường nhầm lẫn rằng đội ngũ marketing chỉ có mỗi một nhiệm vụ là tiếp thị sản phẩm.

Marketing không chỉ là rao bán hàng
Marketing không chỉ là rao bán hàng

Trên thực tế, marketing là tổng hợp các bước giúp thương hiệu tạo dựng và duy trì kết nối tới khách hàng thông qua sản phẩm hoặc các yếu tố liên kết có liên quan tới danh tiếng thương hiệu. Marketing thời trang gồm nhiều bước, bắt đầu từ khi người làm marketing nghiên cứu thị trường và nhu cầu của khách hàng, xu hướng thời trang cho tới khi sản phẩm đã tới tận tay người sử dụng, trải qua quá trình trải nghiệm và nhận về phản hồi, đánh giá của người tiêu dùng.

1.2. Tại sao ngành thời trang lại cần marketing đến vậy?

Như work247 đã chia sẻ, thời trang là một ngành chịu áp lực cạnh tranh rất lớn vì vậy mỗi nhãn hiệu đều cần xây dựng danh tiếng, tình yêu đối với thương hiệu chứ không chỉ dừng lại ở việc truyền cảm hứng mua sắm cho khách hàng rồi thôi. Khi đó, khách hàng có thể mua hàng của bạn một lần nhưng sẽ không cảm nhận được tình cảm gắn kết với thương hiệu và khó có thể trở lại vào những lần sau.

Nghiên cứu marketing thời trang nhằm tăng doanh số
Nghiên cứu marketing thời trang nhằm tăng doanh số

Khi nhắc tới ngành thời trang, nhiều người chỉ nghĩ tới việc thiết kế trang phục, làm sao để tạo ra những bộ quần áo, váy vóc đẹp nhất mà không mảy may nghĩ tới việc làm cách nào để có thể bán được những sản phẩm đó. Thử nghĩ mà xem, dù bạn có bộ đầm đẹp nhất trên đời mà không biết cách làm cho mọi người biết tới bộ đầm đó, chắc chắn sẽ không ai tới trả tiền cho thương hiệu của bạn cả.

Nhiệm vụ quan trọng nhất của người làm marketing vẫn là thúc đẩy doanh số. Do đó, các chiến lược marketing cần được xây dựng khéo léo, sáng tạo, sao cho xuất hiện thật nổi bật giữa nhan nhản những nhãn hiệu khác trên thị trường. Bởi vậy người ta nói tiềm năng của nhãn hiệu không chỉ phụ thuộc vào tay của người cầm kéo mà còn vào tay của người cầm chuột, cầm bàn phím.

Xem thêm: Marketing communication là gì? Những kiến thức thú vị về Marcom 

2. Chiến lược marketing thời trang hiện đại

2.1. Kinh doanh thời trang hiệu quả với chiến lược 4Ps

4Ps là một chiến lược marketing quen thuộc được sử dụng nhiều bởi các marketer, đặc biệt là trong lĩnh vực thời trang. 4P chính là 4 yếu tố cơ bản được các chuyên gia marketing phân tích và tổng hợp, bao gồm Product: sản phẩm; Price: giá thành; Place: địa điểm phân phối và Promotion: truyền thông tiếp thị.

Theo các chuyên gia marketing, đây chính là 4 yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới quyết định mua hàng của người tiêu dùng, 4 yếu tố nòng cốt các marketer cần chú ý khi xây dựng chiến lược marketing và cũng là 4 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của công ty.

Chiến lược 4Ps trong marketing
Chiến lược 4Ps trong marketing

2.1.1. Sản phẩm (Product)

Yếu tố đầu tiên và cũng chính là yếu tố cốt lõi cho toàn bộ hoạt động marketing chính là sản phẩm mà cụ thể ở đây là mặt hàng thời trang, bao gồm trang phục quần áo, giày dép và các loại phụ kiện. Nhắc tới sản phẩm thời trang, người ta có thể hình dung tới hàng trăm, hàng nghìn loại sản phẩm khác nhau, bất kể chất lượng, nhãn hiệu sản phẩm. Do đó, người làm marketing trước tiên cần phải hiểu mình đang bán gì?

Không những phải hiểu về sản phẩm của mình, người làm marketing còn phải hiểu mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm đó. Bạn càng có khả năng đáp ứng nhu cầu của họ, “gãi đúng chỗ ngứa” thì khách hàng càng hài lòng, tăng khả năng quay trở lại vào lần sau.

2.1.2. Giá thành (Price)

Giá thành có thể nói là yếu tố quyết định tới hành vi mua hàng của người dùng. Giá cả không chỉ thể hiện chất lượng sản phẩm, nó còn có những tác động nhất định tới tâm lý và hành vi mua của người tiêu dùng. Nếu giá sản phẩm quá thấp, người tiêu dùng sẽ xuất hiện thái độ hoài nghi đối với chất lượng sản phẩm cũng như với thương hiệu.

Nghiên cứu nhằm đưa ra giá thành phù hợp
Nghiên cứu nhằm đưa ra giá thành phù hợp

Ngược lại, nếu giá thành bị đẩy lên quá cao, người tiêu dùng sẽ đắn đo hơn trong việc mua hàng, họ sẽ mua ít hơn hoặc mua với số lượng nhỏ giọt. Do đó, đơn vị kinh doanh cần cân đối giá thành hợp lý nhằm đưa ra mức giá phù hợp.

2.1.3. Địa điểm phân phối (Place)

Địa điểm bán hàng không chỉ được hiểu là nơi bạn sẽ trưng bày mặt hàng đó, Place còn thể hiện cách bạn phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Sản phẩm của bạn sẽ được bán ở đâu? Địa điểm đó có ảnh hưởng gì tới hành vi mua của khách hàng không? Ví dụ: người bán đồ ăn vặt không thể bày sạp hàng ngay gần nhà vệ sinh công cộng vì không gian tạo nên cảm giác không sạch sẽ, không an toàn. Các bạn cũng nên xem xét hình thức phân phối qua bên trung gian, phân phối trực tuyến hoặc xuất khẩu…

2.1.4. Truyền thông tiếp thị (Promotion)

Yếu tố cuối cùng chính là phương thức giúp người tiêu dùng biết tới sản phẩm của doanh nghiệp. Đây là yếu tố cốt lõi giúp đẩy mạnh doanh thu của nhãn hàng. Có tới hàng trăm cách tiếp thị sản phẩm khác nhau như sử dụng truyền thông xã hội, truyền thông đại chúng, tổ chức sự kiện hay in tờ rơi… Mỗi một cách tiếp thị lại có công dụng và mục đích khác nhau, người làm marketing cần phụ thuộc vào quy mô, ngân sách doanh nghiệp cũng như thị hiếu của khách hàng mục tiêu để lựa chọn phương thức phù hợp.

Xem thêm: Marketing truyền thống là gì? Có những loại công cụ nào chủ yếu? 

2.2. Một số phương pháp tiếp thị gia tăng doanh số sản phẩm thời trang 

Các phương pháp marketing thời trang luôn được vận dụng rất linh hoạt bởi các nhãn hàng, tuy nhiên chúng ta có thể kể tới một vài cách nổi bật như email marketing, sử dụng người có tầm ảnh hưởng, bài đăng truyền thông xã hội, TVC/iTVC… Trong số đó, phương pháp thông dụng nhất chính là sử dụng người có tầm ảnh hưởng.

Người có tầm ảnh hưởng là xu hướng tiếp thị của thời đại mới
Người có tầm ảnh hưởng là xu hướng tiếp thị của thời đại mới 

Trong thời đại số, thật dễ dàng trở thành người truyền cảm hứng trên mạng xã hội. Chỉ cần sở hữu từ 1.000 tới 10.000 followers là bạn đã dễ dàng trở thành các micro influencers rồi. Những người truyền cảm hứng này hoạt động như một chiếc loa phát thanh, đưa thông tin sản phẩm đến với người tiêu dùng. Micro influencers thường là những người đã được khách hàng quan tâm, theo dõi và yêu mến trong một thời gian dài nên họ cũng nghiễm nhiên nảy sinh tình cảm tích cực dành cho sản phẩm và thương hiệu được quảng bá.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới hoạt động marketing trong ngành thời trang. Hy vọng nội dung bài viết đã giúp bạn hiểu được marketing thời trang là gì cũng như các cách xây dựng chiến lược marketing thời trang hiệu quả, góp phần thúc đẩy doanh thu nhãn hiệu.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem242 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT