Thặng dư vốn là gì? Cách tính thặng dư cho doanh nghiệp
Theo dõi work247 tạiTrong báo cáo tài chính của nhiều công ty thường có phần thặng dư vốn và nó thường chiếm 1 phần lớn trong vốn chủ sở hữu. Vậy Thặng dư vốn là gì? Cách thức sử dụng thặng như thế nào?, hãy cùng Work247.vn khám phá ngay nhé!
1. Thặng dư vốn là gì?
Thặng dư vốn cổ phần là một khái niệm chỉ một khoản chênh lệch về mệnh giá của cổ phiếu so sánh với giá phát hành, phần thặng dư vốn cổ phần còn được gọi với tên khác là thặng dư vốn trong công ty cổ phần, nó được hình thành từ việc phát hành thêm nhiều cổ phần và khoản thặng dư sẽ chuyển sang cổ phần đó, và sau chuyển vào vốn đầu tư trong tương lai của chính chủ sở hữu.
Thặng dư vốn cổ phần (thặng dư vốn) = (giá phát hành – mệnh giá) x số phát hành
Thặng dư vốn cổ phần được hình thành từ việc phát hành thêm cổ phần và khoản thặng dư này sẽ được chuyển thành cổ phần, kết chuyển vào vốn đầu tư của chủ sở hữu trong tương lai. Khoản thặng dư này sẽ không được coi là vốn cổ phần cho tới khi nó được chuyển đổi thành cổ phần và sau đó kết chuyển vào vốn đầu tư của công ty.
Các khoản chênh lệch có xu hướng gia tăng do việc thực hiện mua hoặc bán cổ phiếu quỹ, khoản chênh lệch do phát hành thêm cổ phiếu mới cao hơn so với mệnh giá ban đầu mà được hạch toán trong tài khoản về thặng dư vốn, sẽ không được hạch toán trong thu nhập tài chính trong doanh nghiệp.
Khi giá bán của cổ phiếu quỹ bị nhỏ hơn so với mệnh giá đã mua vào, giá bán cổ phiếu mới phát hành thêm sẽ nhỏ hơn so với mệnh giá, lúc này khoản chênh lệch bị giảm sẽ không cần phải hạch toán trong chi phí, tuy nhiên phải dùng vốn thặng dư để bù đắp mà không phải dùng lợi nhuận trước thuế.
Trong trường hợp nguồn vốn thặng dư mà không đủ sử dụng thì cần dùng lợi nhuận sau thuế cùng các quỹ tài chính trong công ty để bù đắp.
– Vốn điều lệ tại công ty cổ phần được điều chỉnh tăng trong các trường hợp sau:
+ Khi kết chuyển phần nguồn thặng dư vốn nhằm mục đích tăng vốn điều lệ, ngoài ra kết chuyển thặng dư khoản vốn này cần đáp ứng đủ những điều kiện về các khoản chênh lệch tăng từ giá bán thực tế so với giá vốn phải mua vào trong cổ phiếu quỹ. Trong đó, công ty có thể tận dụng toàn bộ khoản chênh lệch nhằm tăng vốn điều lệ.
+ Trường hợp nếu chưa bán hết số cổ phiếu quỹ thì khi đó công ty chỉ được phép sử dụng phần chênh lệch đã gia tăng trong nguồn thặng dư với tổng giá vốn của cổ phiếu chưa bán, từ đó bổ sung tăng khoản vốn điều lệ.
2. Một vài quy định về thặng dư vốn cổ phần trong doanh nghiệp
Việc thặng dư vốn cổ phần là vấn đề thường xuyên xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, Bộ Tài Chính đã quy định rõ ràng về vấn đề này trong “Thông tư 19/2003/TT-BTC về việc hướng dẫn điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ và quản lý cổ phiếu quỹ trong công ty cổ phần”, cụ thể những nội dung sau:
– Về hạch toán:
Khoản tiền chênh lệch thu được từ việc bán cổ phiếu với giá trị cao hơn mệnh giá đã được niêm yết vẫn sẽ được hạch toán trong tài khoản ở phần thặng dư vốn. Tuy nhiên, khoản tiền này lại không được hạch toán vào hoạt động thu nhập của doanh nghiệp.
– Không bị tính thuế:
Khoản thặng dư về vốn cổ phần sẽ không bị tính thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp.
– Chênh lệch giảm:
Trong những hoạt động của doanh nghiệp, sẽ có những tình huống buộc phải bán cổ phiếu mới phát hành với giá trị nhỏ hơn mệnh giá niêm yết ban đầu trên cổ phiếu. Lúc này sẽ xuất hiện khoản chênh lệch giảm trong tổng số nguồn vốn.
Phần chênh lệch này sẽ không cần thiết phải hạch toán trong mục chi phí. Thay vào đó, khoản thặng dư vốn cổ phần của doanh nghiệp sẽ được doanh nghiệp dùng để bù đắp. Tuy nhiên, trong trường hợp khoản thặng dư vốn kia không đủ để bù đắp, bộ phận kế toán doanh nghiệp sẽ phải sử dụng đến khoản lợi nhuận sau thuế (không phải lợi nhuận trước thuế) và số tiền thu được từ các loại Quỹ đóng góp của công ty.
– Điều chỉnh để tăng vốn cổ phần:
Trong một vài trường hợp cụ thể, doanh nghiệp có thể dùng nhiều cách để điều chỉnh tăng vốn hoạt động như:
+ Tăng khoản vốn điều lệ bằng việc kết chuyển khoản thặng dư vốn cổ phần sang. Yêu cầu: doanh nghiệp phải có đủ điều kiện về khoản chênh lệch gia tăng giữa giá bán thực tế so với giá vốn phải mua vào trong cổ phiếu quỹ.
+ Dựa trên số lượng cổ phiếu đã bán ra ngoài thị trường, khi doanh nghiệp kêu gọi vốn bằng việc mua cổ phiếu, sẽ phát hành ra một lượng cổ phiếu nhất định.
Tuy nhiên, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có khả năng bán được hết số lượng cổ phiếu đó cho các nhà đầu tư (đặc biệt đối với các công ty cổ phần còn trẻ, mới thành lập,…). Khi này, doanh nghiệp chỉ được phép tăng vốn điều lệ dựa trên phần chênh lệch giữa giá bán phát hành ngoài thị trường và mệnh giá niêm yết của cổ phiếu trong nguồn vốn thặng dư với tổng giá vốn của lượng cổ phiếu chưa bán.
Trong trường hợp, tổng phần vốn của cổ phiếu quỹ chưa được bán ra ngoài bằng nguồn vốn thặng dư, lúc này doanh nghiệp sẽ không thể điều chỉnh như bình thường để tăng vốn điều lệ từ chính nguồn vốn đó.
3. Cách tính thặng dư vốn cổ phần
Thặng dư vốn cổ phần = ( Giá phát hành cổ phần – Mệnh giá) x SL cổ phần phát hành
Ví dụ: Một công ty cổ phần ABC phát hành 120.000 cổ phiếu, mỗi cổ phiếu có giá 100.000 đồng, dự kiến huy động 12 tỷ. Vì nhu cầu từ thị trường, công ty ABC bán mỗi cổ phiếu giá 160.000 đồng, khi bán hết số cổ phiếu nêu trên thì họ thu được 19,2 tỷ. Do đó, phần thặng dư vốn cổ phẩn của công ty ABC là 7,2 tỷ.
Thặng dư vốn cổ phần được hình thành từ việc phát hành thêm cổ phần và khoản thặng dư này sẽ được chuyển thành cổ phần, kết chuyển vào vồn đầu tư của chủ sở hữu trong tương lai. Theo đó, khoản thặng dư trên sẽ không được xem là vốn cổ phần cho tới khi nó được chuyển đổi thành cổ phần và kết chuyển vào vốn đầu tư của doanh nghiệp.
4. Cách tăng vốn điều lệ từ thặng dư vốn
4.1. Muốn tăng vốn điều lệ thặng dư cổ phần phải làm như thế nào?
Luật doanh nghiệp cho phép mỗi doanh nghiệp có thể bán cổ phần của mình bằng hoặc cao hơn mức mệnh giá cổ phần đã đăng ký. Sau khi doanh nghiệp kết thúc việc chào bán, các cổ đông đã đồng ý mua cổ phần, công ty sẽ tiếp tục tiến hành việc tăng vốn điều lệ của công ty.
Trong trường hợp, công ty bán cổ phần của mình với mệnh giá 15.000 VNĐ/Cổ phần, số tiền đó cao hơn mệnh giá cổ phần là 5.000 VNĐ thì số khoản dư ra được coi là khoản thặng dư vốn của công ty. Những quy định về việc kết chuyển thặng dư vốn công ty cổ phần nhằm mục đích bổ sung tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần được quy định tại khoản 2 phần II mục A.
Vì vậy, tùy thuộc xem công ty bạn chào bản cổ phần của mình cao giá hơn mệnh giá ban đầu nhằm mục đích để xem xét thời hạn và điều kiện có thể làm tăng vốn đối với phần thặng dư vốn này.
4.2. Một số thủ tục cơ bản để tăng vốn điều lệ công ty
Thủ tục gồm có:
- Thông báo về vấn đề thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
- Biên bản họp ĐHĐCĐ về vấn đề tăng vốn điều lệ của công ty;
- Quyết định của HĐQT về vấn đề tăng vốn điều lệ của công ty;
- Danh sách những cổ đông sau khi thay đổi tỷ lệ góp vốn
Nơi nộp: Tại phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư gần nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời gian thực hiện: 03 ngày làm việc tính từ khi nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp GCN ĐKDN mới cho nội dung thay đổi, nếu như Sở không chấp thuận thì ra thông báo và trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp biết rõ và nêu cụ thể lý do.
Hy vọng những thông tin mà Work247.vn chia sẻ đến bạn trong bài viết trên đã phần nào giải đáp thắc mắc cho câu hỏi thặng dư vốn là gì? Và giúp bạn biết thêm về các quy định, và cách tăng vốn điều lệ từ thặng dư vốn. Chúc công việc kinh doanh của bạn luôn hiệu quả và thành công!
395 0