Vai trò của logistic đối với nền kinh tế quan trọng như thế nào?
Tác giả: Trần Hải Minh
Với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế, đòi hỏi nhu cầu trao đổi, giao thương hàng hóa giữa các quốc gia ngày càng khắt khe hơn. Đặc biệt đối với quá trình logistic thì hàng loạt các quy chuẩn được áp dụng khiến cho quy trình có đôi chút rườm rà và phức tạp. Tuy nhiên dù cho có hà khắc như thế nào thì logistic vẫn là một phần không thể tách rơi khỏi xuất nhập khẩu nói riêng và nền kinh tế nói chung. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu về vai trò của logistic đối với nền kinh tế nhé.
1. Vai trò của logistic đối với nền kinh tế
1.1. Bản chất của logistic
Logistic hay còn được gọi với 1 cái tên thuần việt hơn là quá trình hậu cần, đây là quá trình vận hàng, chuyển hàng và lưu hàng hóa xuất nhập khẩu. Chính vì vậy nên logistic là một ngành không hề dễ dàng và bị ràng buộc bởi vô số luật lệ. Tuy nhiên để có thể thành thục một quá trình logistic căn bản thường không quá khó nếu như không gặp phải một số case đặc thù và khá khó để có thể giải quyết.
logistic sẽ bao gồm các quá trình từ khâu chuyển hàng ra ngoài nơi tập kết bãi, tải hàng lên boong tàu, sau đó dỡ hàng tại bãi tới và tiến hành lưu trữ hàng. Tóm lại logistic sẽ thiên về vận chuyển khá nhiều và phụ trách công việc đưa hàng từ nơi xuất khẩu tới nơi nhập khẩu. Trong một vài trường hợp nếu như có sự yêu cầu của khách hàng hoặc trong hợp đồng kí kết giữa khách hàng và bên logistic có thì bên vận chuyển sẽ đảm nhiệm luôn vai trò đóng gói hàng hóa và tìm kiếm khách hàng. Nếu như các bạn đã biết tới đơn vị thứ 3 phụ trách các khâu trung gian trong giao dịch thương mại quốc tế thì đơn vị đó chính là các đơn vị trung chuyển logistic.
1.2. Vai trò của logistic đối với xuất nhập khẩu
Quả thực vai trò của logistic đối với xuất nhập khẩu là vô cùng quan trọng, có thể nói xuất nhập khẩu chính là vỏ và logistic chính là nhân. Không có logistic thì sẽ hoàn toàn không có bất kì hoạt động xuất nhập khẩu, giao thương hàng hóa nào cả. Từ đó sẽ có những tác động vô cùng lớn đối với nền kinh tế hiện hành.
Phần lớn các chi phí phát sinh khi thực hiện xuất nhập khẩu đều thuộc vào khâu logistic, do đó nên có thể khẳng định rằng logistic là khâu quan trọng và tốn chi phí, thời gian nhất chỉ sau khâu sản xuất. Vậy logistic liệu có chỉ gói gọn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hay không chúng ta hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về nó cũng như tác động của nó đối với nền kinh tế ở phần tiếp theo nhé.
2. Logistic tác động gì tới nền kinh tế
2.1. Là quá trình trung chuyển hàng hóa
Logistic có một phạm vi ảnh hưởng rất rộng trên toàn bộ nền kinh tế chứ không chỉ gói gọn trong phạm trù xuất nhập khẩu. Tuy nhiên vai trò và trách nhiệm của logistic đối với công nghiệp hàng hải khá đặc thù và quan trọng nên cũng sẽ có nhiều người lầm tưởng rằng logistic là xuất nhập khẩu và xuất nhập khẩu là logistic.
Nhưng thực chất ở đâu có hàng hóa và cần vận chuyển hàng thì ở đó có logistic, dù là bằng phương tiện nào hay phạm vi trong nước hoặc ngoài nước. Logistic còn được gọi với cái tên khác là huyết mạch lưu thông kinh tế. Chính vì đặc thù vận chuyển hàng hóa, tạo ra dòng lưu chuyển và từ dòng lưu chuyển đó các doanh nghiệp sẽ chuyển hóa nó thành doanh thu và lợi nhuận.
Chính vì vậy nếu như loại bỏ logistic ra khỏi nền kinh tế thì sẽ xảy ra sự đình trệ, hầu hết tất cả các mô hình kinh tế nếu như không có logistic đều sẽ sụp đổ chỉ loại trừ một số nền kinh tế đặc thù, phạm vi nhỏ và tự cung tự cấp. Hiểu được yếu tố này, nên hàng loạt các cơ sở hạ tầng phục vụ cho logistic và di chuyển của con người luôn được chú trọng trong việc nâng cấp, cải thiện và nâng cao.
2.2. Thúc đẩy cung cầu
Tất nhiên với việc có thể vận chuyển hàng hóa đi nhiều nơi sẽ nâng cao thị trường mà sản phẩm tiếp xúc cũng như khả năng mua sắm của nó. Chính vì vậy logistic sẽ kích cầu ở một mức độ nhất định. Và khi cầu được nâng cao thì chắc chắn cung cũng sẽ được cải thiện.
Giải thích dễ hiểu hơn thì chúng ta có thể áp dụng dựa trên những mô hình kinh tế mà logistic không quá phát triển. Khi mà những loại hàng hóa được tạo ra, đặc biệt là những loại hàng hóa có giá trị sử dụng ngắn ngày thì khả năng trao đổi sẽ ít đi. Hay nói cách khác thì hàng hóa có thời hạn càng thấp thì khả năng trao đổi sẽ càng thấp, cho dù giá trị thực của các hàng hóa đó thường khá cao.
Nhưng với logistic thì cho dù thời gian sử dụng của hàng hóa có ngắn ngày thì giá trị trao đổi của nó vẫn tương đương với những mặt hàng thông thường. Ví dụ điển hình đó chính là ngành công nghiệp đồ ăn và dịch vụ chuyển phát đồ ăn tận nhà. Nếu như không nhờ có logistic thì có lẽ một lượng lớn doanh thu đã bị thất thoát do không phải ai cũng có đủ thời gian và công sức để đi tới một địa điểm để thưởng thức đồ ăn cả
2.3. Tác động đến yếu tố kinh tế trực thuộc xuất nhập khẩu
Chính vì là một trong những quá trình của xuất nhập khẩu nên nếu xét trên khía cạnh này thì tác động của logistic với nền kinh tế hoàn toàn trùng khớp với xuất nhập khẩu.
2.3.1. Kích thích sản xuất cạnh tranh
Cũng giống như logistic trong nước, logistic trong xuất nhập khẩu cũng có tác động khá lớn đối với việc kích cung. Mở rộng thị trường đồng nghĩa với việc mở rộng nhu cầu và gia tăng sản xuất. Hàng hóa được xuất đị thường sẽ có giá trị cao hơn nếu như so sánh với việc lưu thông trong nước. Do đó logistic càng mạnh thì sản xuất sẽ càng phát triển.
Tuy nhiên thị trường nước ngoài là các thị trường vô cùng khó tính, chính vì vậy để có thể làm hài lòng những vị khách này. Người, đơn vị, công ty sản xuất các dịch vụ, hàng hóa sẽ cần liên tục nâng cao chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã của các loại hàng hóa. Qua đó dẫn đến thúc đẩy chất lượng được cải thiện tương đối.
Không chỉ các mặt hàng xuất khẩu có những bước tiến về mẫu mã và chất lượng mà kể cả hàng hóa quốc nội cũng sẽ được nâng cao. Lí giải cho điều này chính là nhờ có logistic mà hàng hóa nước ngoài cũng có thể du nhập vào thị trường Việt Nam, hàng hóa nước ngoài thường có đặc điểm là chất lượng tốt cùng với mẫu mã đẹp. Chính vì vậy nên hàng hóa quốc nội sẽ gặp cạnh tranh gay gắt ngay trên chính sân nhà của mình. Người tiêu dùng ngày càng trở nên thông thái và khó tính hơn, chính vì vậy họ sẽ ưu tiên sử dụng hàng hóa có chất lượng tốt mà không kể đó là hàng hóa nước ngoài hay hàng hóa nội bộ
2.3.2. Là nguồn cung ngoại tệ lớn nhất
Hầu hết tất cả các hoạt động của chính phủ đối với quốc tế đều sẽ cần sử dụng tới ngoại tệ, những đồng tiền có khả năng quy chuyển lớn, cụ thể như là đô la mỹ. Chính vì điều này nên cac hoạt động logistic nhằm thu về ngoại tệ là vô cùng cần thiết. Không chỉ có vậy, việc lưu trữ ngoại tệ còn cần để phục vụ thị trường trong nước.
Bên cạnh vàng, thì ngoại tệ chính là một phương tiện tích trữ của người dân. Nếu như thiếu hụt đi logistic sẽ khiến cho nguồn cung ngoại tệ là không đủ. Do đó có thể sẽ phát sinh tâm lí hoài nghi của người dân đối với nền kinh tế quốc gia. Họ sẽ có xu hướng đầu cơ tích trữ sai lầm và cuối cùng là dẫn tới khủng hoảng, suy thoái kinh tế.
Vừa rồi là tất cả các chia sẻ về vai trò của logistic đối với nền kinh tế như thế nào, các tác động và ảnh hưởng của logistic nói chung đối với toàn xã hội. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết tới đây. Hy vọng rằng qua bài viết các bạn đã có những am hiểu chung về logistic qua đó áp dụng những kiến thức này vào trong tương lai.