Vị trí RM trong ngân hàng là gì? Tìm hiểu về vị trí RM trong ngân hàng

Tác giả: Phùng Hà

Như chúng ta đã biết thì được làm việc trong ngân hàng luôn là một công việc mơ ước với những mức đãi ngộ vô cùng hợp lý của biết bao người. Hiện nay, có một vị trí đang khá là hot và dành được nhiều sự quan tâm đến từ các bạn trẻ, đó là vị trí RM trong ngân hàng. Vậy thì vị trí RM trong ngân hàng là gì?  Hãy cùng work247.vn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vị trí RM trong ngân hàng hiện nay nhé.

1. Tìm hiểu chung về vị trí RM trong ngân hàng hiện nay

1.1. Khái niệm về vị trí RM trong ngân hàng

RM là viết tắt của cụm từ tiếng anh Relationship Manager, hay còn được hiểu là chuyên viên quan hệ khách hàng của các ngân hàng. Mặc dù thuật ngữ này đã được xuất hiện ở Việt Nam khá sớm, tuy nhiên hiện nay thì hầu hết mọi người vẫn còn khá lạ lẫm và chưa nắm rõ được cụ thể về vị trí công việc này. RM được dùng để chỉ nhân viên làm ở vị trí quản trị quan hệ trong các ngân hàng hiện nay. 

Vị trí RM trong ngân hàng là gì?

Đối với những người làm ở trong doanh nghiệp thì có lẽ sẽ quen hơn về khái niệm của vị trí RM. Đây là một vị trí xuất hiện khá phổ biến ở các doanh nghiệp chuyên hoạt động ở trong lĩnh vực về tài chính như là bảo hiểm, cổ phiếu hay là chứng khoán, … Tuy nhiên thì hầu hết đối với nhiều người khi mà nhắc tới vị trí RM thì họ sẽ nghĩ đến vị trí RM trong lĩnh vực ngân hàng nhiều hơn. 

Tùy thuộc vào mỗi ngân hàng có những dịch vụ khác nhau thì nhiệm vụ của RM sẽ hơi khác nhau một chút. Tuy nhiên về cơ bản thì vị trí của RM trong ngân hàng sẽ là vị trí để giúp cho khách hàng có được những cảm nhận tốt, hay là những sự ấn tượng sâu sắc về dịch vụ ngân hàng, qua đó sẽ giúp các khách hàng đó tăng khả năng lựa chọn dịch vụ của họ và gắn bó dài lâu với ngân hàng ở trong tương lai. Việc này sẽ giúp cho lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng có thể được nâng cao hơn, qua đó hạn chế được tối đa những rủi ro về mặt kinh doanh.

1.2. Phân loại vị trí RM ở trong ngân hàng hiện nay

Vị trí RM trong ngân hàng thông thường sẽ được chia làm 2 loại dựa theo 2 mối quan hệ kinh doanh nổi bật nhất đối với ngân hàng hoặc doanh nghiệp, đó là CRM và BRM.  Đây là 2 dạng quản trị quan hệ với khách hàng mới mục đích đó là tạo điều kiện để hình thành những mối quan hệ cho doanh nghiệp, qua đó sẽ giúp cho doanh nghiệp tối đa hóa được giá trị của mình và đồng thời phát triển danh tiếng trở nên tốt hơn.

1.2.1. Vị trí CRM trong ngân hàng hiện nay

CRM - hay còn được viết đầy đủ theo tiếng anh là Customer Relationship Management. CRM là vị trí mà công việc sẽ chủ yếu hướng tới việc xây dựng văn hóa quan hệ tới các khách hàng không chỉ dựa vào yếu tố giá cả mà còn xây dựng trên cả yếu tố về niềm tin và giá trị, qua đó sẽ tạo ra sự liên hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp với khách hàng, giúp tăng tỉ lệ khách hàng và các đối tác chiến lược quay trở lại. 

Vị trí CRM trong ngân hàng

Đặc biệt là ở trong nhiều trường hợp thì vị trí CRM khi mà tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng hay là các đối tác chiến lược thì sẽ không phải lo sợ khi các đối thủ sử dụng những phương thức cạnh tranh như là hạ giá dịch vụ. Tuy nhiên thì để có thể làm được điều đó thì chuyên viên CRM sẽ cần phải nắm bắt được những xu hướng của ngành và tâm lý của khách hàng, đồng thời phải thông qua những dữ để liệu thiết lập doanh thu cần phải đạt được, qua đó giúp xác định những cơ hội kinh doanh để có kế hoạch thực hiện hợp lý.

1.2.2. Vị trí BRM trong ngân hàng hiện nay

BRM là từ viết tắt của cụm từ tiếng anh Business Relationship Manager. Vị trí BRM thông thường sẽ thực hiện những công việc liên quan đến việc giám sát hay là liên lạc nội bộ của những đơn vị kinh doanh ở trong cùng 1 tập đoàn lớn hoặc với những nhà cung cấp khác. Cụ thể hơn thì một chuyên viên BRM sẽ cần phải thực hiện giám sát việc mua hàng, đồng thời lập ngân sách về chi phí và cung cấp những thông tin có giá trị giữa các đơn vị đang kinh doanh, qua đó giúp những thông tin, tài nguyên sẽ được đảm bảo là khai thác tối đa và đem lại sự hiệu quả tối đa. Bên cạnh đó, vị trí BRM sẽ cần thực hiện song song cùng với việc mang lại những doanh thu, lợi nhuận, hay là những tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đã đề ra.

Vị trí BRM trong ngân hàng

Hiểu theo một cách khác thì vị trí BRM sẽ thực hiện trực tiếp công việc theo dõi dữ liệu có sự liên kết đối với các nhà cung cấp hay là những đối tác khác của doanh nghiệp. Ngoài ra, các chuyên viên BRM cũng sẽ cần phải tìm kiếm những xu hướng, phân tích truyền thông hay là xử lý khủng hoảng cũng như sắp xếp những hợp đồng, đàm phán các giao dịch để điều chỉnh hoạt động của công ty.

 Xem thêm: Bật mí những thông tin chi tiết ngân hàng lưu ký là gì

2. Công việc cơ bản của một RM trong ngân hàng

Như đã nói ở trên, mặc dù còn phải tùy thuộc vào dịch vụ của mỗi ngân hàng, tuy nhiên thì công việc cơ bản của một RM trong ngân hàng thông thường sẽ khá là giống nhau. Trước tiên, một chuyên viên RM trong ngân hàng sẽ phải tạo ra những mối quan hệ bền vững với khách hàng và những đối tác làm ăn chiến lược của ngân hàng, đồng thời qua đó họ sẽ hỗ trợ kiến thiết nhằm xây dựng những mối quan hệ kinh doanh thương mại theo xu hướng mới. 

Công việc của RM trong ngân hàng

Tiếp theo đó, chuyên viên RM sẽ cần phải tìm kiếm những cơ hội để có thể tạo ra doanh thu, bằng cách tìm hiểu tâm lý của khách hàng như là họ muốn mua gì. Đặc biệt hơn nữa, chuyên viên RM sẽ cần phải trang bị những kiến thức và kỹ năng như là chăm nom người mua tốt, qua đó sẽ kiến thiết cho việc xây dựng kế hoạch đơn cử. Tiếp theo, RM sẽ cần phải xác định được những yếu tố quan trọng của ngân hàng tới những đối tác làm ăn chiến lược, bên cạnh đó cũng cần phải kịp thời xử lý những khiếu nại của khách sao cho thật khéo léo, để từ đó sẽ tiếp tục duy trì những mối quan hệ với khách hàng. Ngoài ra, việc tìm kiếm những khách hàng tiềm năng, kiến thiết để xây dựng những quan hệ mới hay là tìm hiểu về những đối thủ cạnh tranh cũng là việc mà chuyên viên RM cần phải thực hiện tốt.

Xem thêm: CEO ngân hàng là làm gì? Những thông tin bạn cần biết 

3. Những yêu cầu về vị trí của chuyên viên RM trong ngân hàng

Qua những mô tả của work247 về công việc của một chuyên viên RM trong ngân hàng ở trên, có thể thấy vị trí này là một vị trí khá vất vả và sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực trong quá trình làm việc. Tuy nhiên thì đây chính là một trong những mắt xích vô cùng quan trọng, góp phần tạo nên sự phát triển, hay là đóng góp vào doanh thu của các ngân hàng. Chính vì điều này, những yêu cầu, hay là tiêu chí tuyển dụng vị trí RM trong các ngân hàng sẽ vô cùng khắt khe và tùy thuộc vào tiêu chí tuyển dụng của mỗi ngân hàng. 

3.1. Yêu cầu về trình độ chuyên môn của các ứng viên RM

Trước tiên, để ứng tuyển vào vị trí RM, ứng viên sẽ cần phải tốt nghiệp các chuyên ngành có liên quan về kinh tế như là quản trị kinh doanh, quan hệ công chúng, ... Đồng thời, ứng viên cũng sẽ cần phải có những kiến thức liên quan đến vị trí ứng tuyển như là quản trị con người, quản trị quan hệ khách hàng, ... Ngoài ra, kinh nghiệm làm việc hay là sự hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực ngân hàng cũng sẽ là một yếu tố đem lại lợi thế riêng. 

Trình độ chuyên môn

3.2. Yêu cầu về những kỹ năng mềm của các ứng viên RM

Bên cạnh đó, các ứng viên của vị trí RM sẽ cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng giải quyết vấn đề, đàm phán, hay là thuyết phục linh hoạt do đặc thù của vị trí này sẽ phải tiếp xúc thường xuyên với khách hàng, đối tác làm ăn của doanh nghiệp. Ngoài ra, những kỹ năng về duy trì các mối quan hệ hay là có sự tư duy chiến lược, kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập cũng là cần thiết đến từ các ứng viên. 

Kỹ năng mềm

Những kỹ năng như là khả năng lãnh đạo, quản lý công việc, quản lý thời gian hay là chịu được áp lực trong công việc, tỉ mỉ, cẩn thận sẽ là một yếu tố mà bạn cần phải rèn luyện thật nhiều để có thể đương đầu với những khó khăn, áp lực đến từ công việc. 

Trên đây là những chia sẻ để giải đáp thắc mắc vị trí RM trong ngân hàng là gì. Hi vọng với những thông tin bổ ích ở trên sẽ giúp bạn có thể nắm rõ hơn về vị trí RM trong ngân hàng, đồng  thời sẽ giúp bạn đưa ra được quyết định đúng đắn nhất cho bản thân.