Agile Marketing là gì? Tìm hiểu về mô hình Agile Marketing
Theo dõi work247 tạiNgày này, cụm từ “Marketing” chắc chắn không còn xa lạ gì đối với chúng ta nữa và có rất nhiều các mô hình, hình thức marketing khác nhau nhưng lại vô cùng hiệu quả, phổ biến, được các doanh nghiệp, công ty sử dụng hiện nay. Tuy nhiên, liệu bạn đã biết Agile Marketing là gì hay chưa? Vậy để tìm hiểu rõ hơn về khái niệm Agile Marketing là gì? Hãy cùng work247.vn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về Agile Marketing nhé.
1. Tổng quan về Agile Marketing
1.1. Tìm hiểu về Agile Marketing là gì?
Như chúng ta đã biết thì vai trò của marketing hiện nay vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh và có rất nhiều các hình thức, mô hình marketing để các doanh nghiệp đó theo đuổi, trong đó cả Agile Marketing. Khái niệm Agile Marketing nghe có vẻ khá mới mẻ và lạ lẫm, tuy nhiên thì đây thực chất lại là một mô hình marketing vô cùng quen thuộc đối với chúng ta.
Agile Marketing xuất phát từ phương pháp luận có tên là Agile, có nghĩa là dùng quản lý team Marketing hiệu quả. Trên thực tế thì trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì mô hình này thường chỉ có từ 5-7 người nhưng khối lượng công việc thì lại vô cùng nhiều như: chạy event, viết content, quản lý các trang mạng xã hội, …
Agile Marketing có thể được hiểu đó là cách các nhóm công việc thành từng vòng nhỏ hơn và thực hiện các công việc đó liên tục, mỗi lần như vậy thì sẽ cố gắng cố gắng hoàn thiện, tối ưu vòng công việc đó tốt hơn lần trước. Phương pháp này sở hữu tính linh hoạt khá cao, đây cũng là đặc trưng lớn nhất của Agile Marketing. Khi áp dụng Agile Marketing vào các team khác nhau thì sẽ đều khiến cho việc vận hành nhanh hơn, trơn tru hơn và đạt hiệu quả tối ưu hơn.
Mặc dù có thể nói Agile là một định nghĩa, khái niệm vô cùng mới lạ ở trong marketing, nhưng thực chất thì Agile đã được sử dụng trong quá trình phát triển các phần mềm giúp cải thiện cách làm truyền thống. Trước khi phương pháp Agile được ra đời thì phương pháp waterfall là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất, tuy nhiên thì waterfall lại cho thấy nó là một phương pháp vô cùng cứng nhắc. Khi dùng mô hình waterfall, nó sẽ đóng khung lại các công việc trong một mốc thời gian vô cùng cứng nhắc, ngược lại đối với mô hình Agile thì nó sẽ luôn hướng tới quy trình “Thử – Sai – Sửa”. Phương pháp này sẽ phù hợp với tất cả các dự án yêu cầu đến sự thay đổi liên tục. Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp Agile sẽ khiến cho sản phẩm cuối cùng sẽ được hoàn thiện một cách hoàn hảo nhất.
1.2. Các nguyên tắc của mô hình Agile Marketing
Do các tính chất về công việc của những hoạt động marketing nên phương pháp Agile trong marketing sẽ có những nguyên tắc riêng nhằm khiến cho việc đạt được mục đích sẽ gần hơn, đó chính là cải thiện tốc độ, tính minh bạch và năng lực thích nghi đối với môi trường. Các nguyên tắc mà mô hình Agile Marketing cần tuân thủ theo đó là:"tương tác với người quan trọng hơn là tương tác với các quy trình, công cụ; việc đáp ứng các sự thay đổi quan trọng hơn là việc bám sát vào các kế hoạch ; thử nghiệm thật nhiều còn hơn là mạo hiểm vào một ván cược; thử nghiệm để lấy các số liệu quan trọng hơn việc bàn bạc, xin ý kiến; nhắm tới khách hàng trung thành quan trọng hơn bao phủ thị trường nhưng kém sự tương tác; minh bạch, gắn kết với nhau quan trọng hơn việc câu nệ hình thức. "
Xem thêm: Hiệu ứng chim mồi là gì? Nghệ thuật bán hàng hiệu quả
2. Những lợi ích của mô hình Agile Marketing
Mô hình Agile Marketing mang lại những lợi ích nhất định cho các doanh nghiệp khi vận hành chúng như :
- Sự minh bạch mà mô hình Agile Marketing đem lại: Khi các doanh nghiệp áp dụng Agile Marketing, toàn bộ mọi người sẽ có thể điều được gì đang diễn ra tại một thời điểm bất kỳ nào đó, sau đó họ có thể xác định dễ dàng các trình tự, thứ tự của công việc ưu tiên.
- Năng suất mà mô hình Agile Marketing đem lại: Với việc áp dụng mô hình Agile Marketing thì một nhóm sẽ có khả năng hoàn thành nhiều công việc hơn trong một khoảng thời gian nhất định.
- Sự linh hoạt của mô hình Agile Marketing đem lại: Sau khi áp dụng mô hình này, khi mà có thông tin mới thu thập được hoặc có ý tưởng vừa xuất hiện thì doanh nghiệp có thể thực hiện được lập tức. Điều này sẽ có nghĩa là sẽ không cần phải đợi hết kế hoạch quý hay năm và khả năng điều chỉnh này cũng sẽ khiến cho các hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp đi đúng hướng.
- Sự rõ ràng mà mô hình Agile Marketing mang lại : Với mô hình Agile Marketing thì các công việc quan trọng sẽ luôn được ưu tiên thực hiện đầu tiên, trái lại đối với các công việc ít quan trọng hơn sẽ được giảm sự ưu tiên đó cũng như là thời gian làm xuống.
- Kết quả mà mô hình Agile Marketing mang lại : Bất kỳ hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm/dịch vụ nào cũng sẽ hướng tới mục tiêu đó là cải thiện chất lượng và tăng lợi nhuận bán hàng. Khái niệm Agile for Marketing sẽ là một cái cách tiếp cận theo kiểu “một người vì mọi người và mọi người vì một người”. Chính vì vậy nên mỗi thành viên trong nhóm sẽ luôn phải thay đổi và thích nghi cách làm việc để kết hợp với nhóm.
Xem thêm: Tháp nhu cầu của Maslow trong marketing ứng dụng như thế nào?
3. Cách thức vận hành mô hình Agile Marketing hiệu quả
3.1. Thành lập Sprint Planning
Sprint Planning là buổi thành lập các chuỗi kế hoạch Sprint sau các buổi họp. Trong buổi Sprint Planning sẽ có sự tham gia của phòng ban lãnh đạo, phòng Sales, phòng Phát triển. Sau khi kết thúc, các phòng ban tham gia thành lập sẽ thống nhất lại với nhau mục tiêu cần đạt, công việc cần làm và phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
Sau đó, công việc mà mọi người sẽ cần thực hiện sau buổi họp đó là lên kế hoạch cho quãng thời gian dự án. Họ sẽ cùng nhau thu thập các thông tin, dữ liệu về số giờ hoàn thành công việc của từng thành viên trong nhóm, sau đó người đứng đầu sẽ phân công các đầu việc cho các thành viên trong nhóm của mình. Trong buổi Sprint Planning, các thành viên nhân sự trong công ty cũng sẽ được tham gia thảo luận. Trong buổi Sprint Planning thì thường họ trình bày về khối lượng công việc mà họ đảm nhận được, điều này cho thấy rằng Agile luôn thúc đẩy tinh thần tự giác trong công việc của các thành viên.
3.2. Thực hiện Sprint Planning bằng các cuộc họp đứng
Bản chất của các buổi Sprint Planning đó là những buổi họp theo dạng đứng và thời gian diễn ra các cuộc họp đó thường chỉ kéo dài tối đa 15 phút. Trong 15 phút này thì các thành niên sẽ phải báo cáo về 3 vấn đề như là cá nhân đã làm được những gì vào ngày hôm trước, ngày hôm nay sẽ dự kiến làm gì tiếp theo và có tồn tại vấn đề gì gây cản trở đến khả năng hoàn thành công việc đang nhận hay không. Dựa vào các vấn đề được báo cáo đó thì người quản lý sẽ có thể nắm bắt được và điều chỉnh các đầu việc theo báo cáo của mỗi thành viên.
3.3. Tổng kết cuộc họp qua Sprint Retrospective
Vào cuối cuộc họp thường sẽ có 2 buổi họp được diễn ra lần lượt. Đầu tiên đó là Sprint Review thường sẽ kéo dài khoảng 2 tiếng với sự tham gia của phòng ban lãnh đạo, phòng Sale và phòng phát triển.
Mục đích của của buổi họp này đó là để tổng kết những kết quả đã đạt được trong buổi Sprint Planning, qua đó cũng xác định những đầu việc còn sót lại, những điều này sẽ được gộp lại và đưa vào Backlog trong các buổi Sprint Planning lần sau.
3.4. Bổ sung người dùng Story
Một đặc điểm khác của mô hình Agile Marketing đo chính là từ góc độ khách hàng trong sản phẩm cuối. Với mục đích đó là hoạt động tiếp thị sẽ đạt được sự hiệu quả cần có dựa theo Insights. Đây được gọi là những "Người dùng Story" và sẽ được bổ sung vào sản phẩm cuối cùng của Sprint.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của work247.vn để giải đáp thắc mắc Agile Marketing là gì. Hi vọng qua những thông tin bổ ích trên, bạn sẽ nắm rõ hơn về định nghĩa của Agile Marketing cũng như là cách thức để vận hành loại mô hình marketing này.
279 0