Booker là gì? Tất tần tật thông tin về nghề booker dành cho bạn

Theo dõi work247 tại
Trần Ngọc Chân tác giả work247.vn Tác giả: Trần Ngọc Chân

Booker là gì? Nhắc tới booker thì có lẽ sẽ nhiều người không biết đến công việc này. Tuy nhiên, khi nhắc tới việc bán vé máy bay thì lại không hề khó hiểu hay xa lạ. Là một việc làm dịch vụ, nghề booker được biết đến là việc làm vừa vui nhưng cũng không kém những nỗi buồn. Cùng tìm hiểu rõ hơn về booker là gì và các thông tin chi tiết xoay quanh việc làm này nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Tuyển dụng việc làm

1. Giải mã booker là gì chi tiết cho bạn

Booker, hiểu một cách đơn giản nhất thì đây là thuật ngữ chỉ những người thực hiện việc làm tư vấn, đặt vé và bán máy bay cho khách hàng. Ở nước ngoài, từ ngữ để chỉ nghề này có mức độ phổ biến hơn đó chính là RTA, viết tắt của cụm từ “Reservation and Ticketing Agent”. Tuy nhiên, riêng với Việt Nam thì “booker” lại có phần thông dụng và được sử dụng nhiều hơn.

Booker là gì?
Booker là gì?

Với sự phát triển của công nghệ, việc khách hàng tự đặt vé và thanh toán vé máy bay là điều rất dễ dàng. Tuy nhiên, những booker vẫn đóng vai trò quan trọng đằng sau sự tiện lợi của các app hay ứng dụng công nghệ đó trong việc mua và đặt vé máy bay trực tuyến. Họ sẽ là những người kịp thời đưa ra những lời tư vấn hay cung cấp các giải pháp hữu ích nhất cho khách hàng với các sự cố bất ngờ trong quá trình đặt vé máy bay cũng như trong hành trình bay của mình.

Nghề booker tưởng chừng như đơn giản và dễ dàng, cũng không quá khó khăn gì mấy. Thế nhưng, chỉ khi thực sự dấn thân vào cái nghề này thì bạn mới có thể thấu hiểu được hết cái việc làm booker này. 

Xem thêm: Việc làm bán hàng online

2. Những công việc cụ thể của booker là gì?

Booker, một cách thuần túy thì đây là một việc làm bàn giấy. Tất nhiên, với bản chất là thuộc ngành dịch vụ thì bạn cũng sẽ không có khái niệm làm việc 8 tiếng/ ngày như các việc làm văn phòng thông thường. các công việc của một booker có thể kể đến như:

Công việc của booker
Công việc của booker

- Tiếp nhận điện thoại của khách hàng gọi đến và tiếp nhận vấn đề của khách hàng.

- Thực hiện việc trả lời điện thoại, trả lời email khách hàng về vấn đề, thắc mắc mà họ gặp phải.

- Trực tiếp làm việc làm nhân viên tư vấn khách hàng tại văn phòng về việc đặt vé máy bay trực tiếp tại phòng vé hoặc thông qua các phương tiện liên hệ khác nhau.

- Chịu trách nhiệm xử lý vé máy bay mới và các vấn đề liên quan tới vé máy bay.

- Làm việc với các hãng hàng không về việc điều chỉnh giờ bay, ghế ngồi, hành trình di chuyển theo yêu cầu của khách hàng.

Về cơ bản thì đó là những công việc chính của booker. Tưởng chừng như dễ dàng và không quá vất vả, lại có sự lặp đi lặp lại. Thế nhưng, mỗi một ngày làm việc thì booker lại có thể gặp rất nhiều vấn đề, trường hợp khác nhau liên quan tới khách hàng và hãng hàng không. Điều này yêu cầu họ phải xử lý để đảm bảo sự hài lòng ở khách.

Xem thêm: [Bật mí] Cách chăm sóc khách hàng “siêu đỉnh” trong kinh doanh

Làm việc với khách hàng
Làm việc với khách hàng

Chính vì thế mà công việc của booker cũng không hề đơn giản như trong suy nghĩ của nhiều người. Việc thường xuyên gặp những bất ngờ trong công việc khiến họ phải hoạt động và đưa ra cách xử lý sao cho phù hợp cũng như thỏa đáng nhất.

3. Những điều được và mất ở việc làm booker

3.1. Những điều bạn sẽ gặp khi lựa chọn nghề booker

Việc làm nào cũng vậy, có cái thuận lợi thì cũng sẽ có khó khăn. Booker trong mắt nhiều người thì nhàn lắm, dễ dàng lắm, lúc mới vào cũng không thấy khó khăn hay thách thức gì mấy. Thế nhưng gắn bó với nó rồi mới thấy được nhiều điều hơn nữa.

Làm nghề booker, bạn chẳng đơn giản là sáng dậy đi làm thì đúng 8 giờ có mặt hay 6 giờ là đi về. Thời gian làm việc của bạn sẽ phải linh động một cách hoàn toàn. Việc 1, 2 giờ sáng phải thức dậy để đặt vé hay xử lý các tình huống như máy bay delay hay vé bị nhầm lẫn là điều hoàn toàn bình thường với booker.

Câu chuyện nghề booker
Câu chuyện nghề booker

Thực tế thì hầu hết các khách hàng đều không hiểu rõ ràng và cụ thể về các luật hay quy định của hàng không. Do vậy, khi có vấn đề xảy ra thì booker là người đầu tiên chịu trận vì khách hàng thường có tâm lý rằng, mua vé máy bay ở đâu thì người đó sẽ phải chịu trách nhiệm. Vì thế mà việc bị mắng, bị phàn nàn với booker là câu chuyện thường như ở huyện.

Lựa chọn booker, tâm trí của bạn sẽ phải quay vòng vòng giữa khách hàng và hãng hàng không. Tiếp nhận yêu cầu của khách, làm việc với hãng, rồi lại phải giải thích với khách. Cứ quay đi quay lại như vậy, đóng vai trò trung gian, làm người ở giữa thực sự không đơn giản một chút nào. 

Tay thì vẫn cứ thoăn thoắt đánh máy, trả lời email, tìm kiếm thông tin. Miệng vẫn hoạt động liên hồi để hỗ trợ, giải thích, thuyết phục khách hàng. Nếu chỉ làm việc 8 tiếng/ ngày thì với booker thực sự là không đủ. 

CV online đơn giản

3.2. Nhưng cũng có rất nhiều điều mang lại từ booker

Mặc dù vất vả và cũng khá áp lực, thế nhưng, booker vẫn mang lại rất nhiều điều cho những người lựa chọn nó. Việc làm này giúp bạn có thể rèn luyện được sự bình tĩnh cho mình trước mọi vấn đề, tình huống bất ngờ xảy ra. Thêm vào đó là bạn có thể tự tin đối mặt và giao tiếp với những người khác một cách tốt hơn.

Những điều nhận được
Những điều nhận được

Không những vậy, booker còn giúp bạn rèn luyện được khả năng lắng nghe cho mình. Khách hàng sẽ luôn tìm đến với booker để chia sẻ về những vấn đề mà họ gặp phải trong hành trình của mình. Việc thường xuyên lắng nghe một cách trọn vẹn sẽ giúp bạn trở nên sâu sắc hơn trong cuộc sống. Và đây cũng là niềm vui của booker khi khách hàng tìm đến bạn và bạn lắng nghe họ như những người bạn tâm giao.

Là một việc làm, thế nên, mức lương của booker được đánh giá là khá ổn định và hấp dẫn. Trung bình, mức lương cứng của việc làm này sẽ dao động từ 8 triệu - 10 triệu đồng/ tháng. Chưa kể đến hoa hồng hay phần trăm mà booker có thể nhận được thì việc làm booker thực sự là việc làm có mức thu nhập tiềm năng.

Xem thêm: Việc làm dịch vụ

4. Hội tụ những tố chất nào để trở thành một booker?

Bạn sẽ cần phải có những điểm mạnh gì phù hợp để có thể trở thành booker? Hay nói cách khác, nghề booker yêu cầu điều gì ở ứng viên?

Để có thể trở thành một booker thì các bạn sẽ cần thỏa mãn những yêu cầu sau:

Tố chất trở thành booker
Tố chất trở thành booker

- Là công việc bàn giấy, do vậy, bằng cấp sẽ không quá quan trọng với booker, bạn chỉ cần tốt nghiệp trung cấp trở lên cũng có thể làm được công việc này. Tuy nhiên, sẽ được ưu tiên hơn nếu như học các chuyên ngành về quản trị du lịch, lữ hành, hàng không hay khách sạn,...

- Các kỹ năng cần có của booker bao gồm:

+ Kỹ năng giao tiếp và trình bày, giải thích các vấn đề một cách dễ hiểu và chính xác.

+ Khả năng nắm bắt được tâm lý khách hàng và giải quyết vấn đề hiệu quả.

+ Kỹ năng tin học văn phòng cơ bản, sự thành thạo các ứng dụng công nghệ về đặt vé máy bay.

+ Có kỹ năng về quản lý, bao gồm quản lý thông tin khách hàng, quản lý dữ liệu,...

- Các tố chất nên có của một booker

Giao tiếp tốt
Giao tiếp tốt

+ Có thể chịu được môi trường làm việc có áp lực cao, phải làm việc trực tiếp với khách hàng nên việc gặp nhiều áp lực là hoàn toàn dễ hiểu.

+ Có sự bình tĩnh, ổn định trong quá trình làm việc.

+ Có sự trách nhiệm đối với công việc của mình, chăm chỉ, trung thực.

+ Có sự linh hoạt trong việc đưa ra các quyết định hay xử lý vấn đề.

Đó là những điều mà bạn sẽ cần có khi lựa chọn nghề booker. Thực tế thì chẳng ai mới vào nghề đã có thể làm tốt tất cả được. Sẽ là cả một chặng đường dài với sự cố gắng và phấn đấu từ chính bạn với nghề nghiệp, công việc của bản thân.

Trên đây chính là các thông tin về booker là gì. Hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích cho các bạn trong hành trang định hướng nghề nghiệp cho mình.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2380 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT