Stylist là gì? Vài nét tổng quan về công việc stylist hiện nay

Theo dõi work247 tại
Trương Ngọc Lâm tác giả work247.vn Tác giả: Trương Ngọc Lâm

Ngày đăng: 28-05-2024

Stylist là một công việc vô cùng hấp dẫn hiện nay. Rất nhiều bạn trẻ đang có nhu cầu tìm hiểu về công việc này. Hãy cùng khám phá vài nét tổng quan về nghề stylist trong bài viết dưới đây nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Tuyển dụng việc làm

1. Giải thích khái niệm stylist

Để có thể hiểu rõ khái niệm stylist, chúng ta hãy dịch nghĩa của từ style. Trong tiếng Anh, style mang nghĩa là kiểu cách, phong cách, hoặc cũng có thể sử dụng để chỉ gu thời trang, gu ăn mặc của một ai đó. Rộng hơn, style mang nghĩa là một lối sống, lối ăn mặc nào đó. 

Như vậy, chúng ta có thể hiểu stylist là một người có phong cách thời trang nổi bật, người tạo mẫu thời trang hoặc bất kỳ điều gì liên quan đến thời trang như nhà tạo mẫu tóc, người có tầm ảnh hưởng hoặc tạo ra các xu thế thời trang mới. Một người với vai trò cố vấn về trang phục cho các ngôi sao giải trí, cũng có thể coi là một stylist. 

Tìm hiểu về nghề stylist
Stylist là người có tầm ảnh hưởng

Xem thêm: Việc làm stylist

2. Vai trò của một stylist

Như đã nêu trên, một người làm công việc stylist có thể làm tư vấn về phong cách thời trang cho những ngôi sao nổi tiếng. Bản thân họ cũng là người nắm bắt các xu thế thời trang mới, suy rộng ra, một stylist thực thụ là người có khả năng định hướng xu thế thời trang của công chúng, là người đi đầu trong các xu thế mới. 

Có thể thấy, stylist là một công việc đòi hỏi sự sáng tạo cao. Thu nhập của một cá nhân tham gia vào công việc này cũng có thể được xem như "khủng" không kém phần so với các ngôi sao. Bản thân họ cũng chính là những ngôi sao mỗi khi xuất hiện trước công chúng. 

Tìm hiểu về nghề stylist
Vai trò của stylist

Cv online

3. Những yếu tố cần có để trở thành stylist chuyên nghiệp

Để trở thành một stylist chuyên nghiệp cần rất nhiều yếu tố. Một vài những yếu tố cơ bản được nêu dưới đây sẽ là một kênh tham khảo hữu ích cho bạn. Ngoài ra bạn có thể tự bổ sung cho mình những điều bạn cho là phù hợp. Tất cả các khuôn mẫu, mặc dù là cần thiết nhưng đôi khi lại  trở nên thừa thãi bởi một người làm nghề stylist cần có sự sáng tạo rất cao, phá vỡ mọi nguyên tắc giới hạn có sẵn

3.1. Luôn cập nhật, đón đầu các xu hướng thời trang mới nhất

Trước hết cần hiểu xu hướng thời trang nghĩa là gì. Xu hướng hay còn được gọi bằng tiếng anh là “trend” thường được dùng với những người có đam mê về thời trang hay sử dụng. Nó thường được dùng để chỉ một xu thế về cách ăn mặc của công chúng. Xu hướng thời trang thường xuất hiện trong một khoảng thời gian nhất định rồi sau đó thoái trào. Có thể ví xu hướng thời trang như một cơn sốt vậy. Chẳng hạn ở năm 2024 hiện tại, xu hướng thời trang của công chúng đang chuộng như trang phục cut-out, suit oversized, họa tiết checker print, họa tiết hoa to bản sặc sỡ,... 

Các xu hướng thời trang luôn cập nhật và thay đổi mỗi ngày. Với một stylist, đi tắt đón đầu là điều không thể thiếu. Bạn sẽ được đánh giá cao không chỉ với khả năng cập nhật nhanh, mà còn hơn thế rất nhiều nếu bạn có thể tự tạo ra một xu hướng mới, định hướng được công chúng. 

3.2. Học hỏi những điều mới mẻ trong quá trình làm việc

Dù mới vào nghề hay đã làm nghề lâu năm, tinh thần tiếp thu học hỏi những điều mới mẻ là vô cùng cần thiết với một stylist. Thời trang là một ngành không ngừng vận động thay đổi. Sẽ luôn có những điều mới để ban có thể tiếp thu, học hỏi. Đôi khi thời trang vận động theo xu hướng quay trở về quá khứ một chút. Chẳng hạn một số xu hướng đã lỗi thời từ lâu nhưng sau đó lại qua trở lại một thời gian. Vậy nên bên cạnh việc học hỏi những thứ mới mẻ, việc củng cố lại những gì đã biết cũng thật sư quan trọng và cần thiết. 

Xem thêm: Bật mí cách viết cv xin việc ngành mỹ phẩm thời trang nghệ thuật

3.3. Xây dựng được nhiều mối quan hệ vững chắc với những người có tầm ảnh hưởng

Khi mới bước chân vào nghề, kinh nghiệm cũng như kỹ năng và các mối quan hệ của bạn đều đang ở mức thấp. Đừng quá vội vàng. Hãy từng bước tich lúy các mối quan hệ cho mình từ những mối làm ăn nhỏ ban đầu. Dần dần bạn sẽ có một mạng lưới các mối quan hệ có khả năng giúp ích rất nhiều cho bạn trong suốt sự nghiệp sau này. Thời đại bùng nổ về thông tin như hiện nay là một cơ hội sáng giá cho bạn trong việc gây dựng các mối quan hệ, bởi khoảng cách giao tiếp giữa mọi người đã trở nên gần gũi hơn. 

Tìm hiểu về nghề stylist
Hãy từng bước xây dựng mối quan hệ với stylist có tầm ảnh hưởng

3.4. Chủ động tìm kiếm cơ hội cho mình

Đây là một nghề đòi hỏi sự sáng tạo và vô cùng năng động. Vậy nên hãy chủ động xông pha ở mọi nơi, tận dụng triệt để những mối quan hệ mà bạn có, chủ động làm quen, tạo dựng mối quan hệ mới với những đối tác mới. Hãy bắt đầu từ những công việc nhỏ nhất chẳng hạn như bán hàng cho một shop thời trang. Sau đó bạn hãy tận dụng các mối quan hệ mà mình gây dựng được để tìm kiếm những cơ hội mới. Có thể là một thợ chụp ảnh, hoặc tư vấn trang phục cho một ai đó. 

3.5. Không ngừng trau dồi kiến thức nền của bản thân

Stylist là một công việc đòi hỏi rất nhiều sự sáng tạo. Thế nhưng sự sáng tạo chỉ có thể có  được với những ai có kiến thức nền vững chắc. Nếu không tất cả sản phẩm của bạn sẽ trở nên vô cùng lố bịch, gây ác cảm cho công chúng, dần dần bạn sẽ bị tẩy chay. Vậy nên hãy luôn luôn trau dồi và học hỏi, củng cố vững chắc cho mình những kiến thức nền. Điều này cũng giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn, được mọi người tôn trọng. 

Tìm hiểu về nghề stylist
Stylist là công việc cần nhiều sự sáng tạo

Xem thêm: Việc làm stylist ở hà nội

4. Một số stylist nổi tiếng tại Việt Nam và trên thế giới

4.1. Các stylist nổi tiếng tại Việt Nam 

Việt Nam là một thị trường tiềm năng của thời trang tuy nhiên chưa phát triển mạnh. Stylist tại Việt Nam chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thời trang và nhiếp ảnh. Dù có rất nhiều người tài năng nhưng chúng ta vẫn thật sự đang cần một người có đủ khả năng tạo xu thế hay điều hành buổi diễn nghệ thuật lớn. 

Một số cái tên có thể kể đến như: Đỗ Long, Đăng Tuấn, Nguyễn Hoàng Anh, Nguyễn Thiện Khiêm, Ruby Võ, Tân Đà Lạt. Rất nhiều những ngôi sao giải trí lớn của Việt Nam đang hợp tác với các stylist này chẳng hạn như: Ngọc Trinh, Vân Trang, Bảo Trân, Diễm My 9x, Thanh Hằng...

Tìm hiểu về nghề stylist
Stylist Thanh Hằng

 

4.2. Các stylist nổi tiếng trên thế giới 

Những cái tên stylist đình đám trên thế giới có thể kể đến như Kate Young, Julia von Boehm, Petra Flannery, Rachel Zoe,...

Xem thêm: Cách viết Mục tiêu nghề nghiệp ngành mỹ phẩm thời trang ấn tượng

5. Một số công việc của stylist

Stylist thương mại (Commercial Stylist): đây là những người làm việc cho các đài truyền hình lớn, thường hay xuất hiện trước công chúng. Công việc của họ khá vất vả nhưng mức thu nhập cũng thuộc hàng top của những người làm nghề stylist. Đây cũng có thể coi là những ngôi sao, bởi họ được nhiều người biết đến và hâm mộ, đồng thời cũng đóng vai trò là người đi tắt đón đầu, tạo ra các xu hướng thời trang mới cho công chúng. 

Stylist cá nhân (Personal Stylist): đây là người có nhiệm vụ giải đáp, tư vấn định thời trang cho các cá nhân có nhu cầu. Personal Stylist cần có nhiều kiến thức chuyên môn để có thể phục vụ cho bất kỳ đối tượng khách hàng nào. 

Fashion Stylist: hay còn gọi là nhà thiết kế thời trang. Họ có nhiệm vụ lên ý tưởng theo yêu cầu của khách hàng và tư vấn cho khách hàng những mẫu thời trang phù hợp nhất. Đây là những người có mối quan hệ rộng với các cơ quan truyền thông, đặc biệt là với báo chí. Họ cũng có nhiều mối quan hệ với các nhiếp ảnh gia, chuyên gia trang điểm hàng đầu. 

Tìm hiểu về nghề stylist
Fashion Stylist

Vừa rồi là một số những nét tổng quan về nghề stylist. Chắc hẳn qua những điều vừa xem, các bạn hẳn đã phần nào có cái nhìn đầy đủ cho mình về công việc này rồi. Nếu bạn đang ước mơ trở thành một stylist chuyên nghiệp trong tương lai, hãy không ngừng cố gắng và học hỏi nhé! Chúc bạn thành công! 

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem3285 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT