Brand equity là gì? Chiến lược xây dựng nền tảng thương hiệu hiệu quả nhất

Theo dõi work247 tại
Bảo Vy tác giả work247.vn Tác giả: Bảo Vy

Lĩnh vực Marketing đã vô cùng quen thuộc với tất cả chúng ta thế nhưng không có nghĩa rằng tất cả mọi thuật ngữ trong Marketing đều được mọi người biết đến phổ biến. Hôm nay work247.vn sẽ đưa bạn khám phá một thuật ngữ mới mang khá nhiều ý nghĩa cũng như có vai trò vô cùng quan trọng trong Marketing. Nào cùng đi tìm hiểu xem Brand Equity là gì nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tổng quan về Brand Equity

1.1. Brand Equity được hiểu là gì?

Brand Equity hay còn tạm dịch là tài sản thương hiệu. Đây là một thuật ngữ được dùng để chỉ giá trị của một thương hiệu hàng hóa dịch vụ. Mà trong đó những giá trị này được định giá bởi nhận thức của khách hàng, cảm quan cũng như trải nghiệm thực tế của họ với sản phẩm hay dịch vụ liên quan tới thương hiệu đó.

Tìm hiểu về khái niệm Brand Equity
Tìm hiểu về khái niệm Brand Equity

Điều này đồng nghĩa với việc giá trị sẽ tỷ lệ thuận với độ nhận diện thương hiệu của khách hàng đối với nhãn hàng đó. Hay nói cách khác, nếu như thương hiệu có độ nhận diện lớn, tức được nhiều người biết đến và tiêu dùng sản phẩm thì sẽ có giá trị thương hiệu dương. Và ngược lại nếu nhãn hàng được ít khách hàng biết đến và quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ, thì đó là thương hiệu có giá trị âm.

1.2. Brand Equity quan trọng thế nào đối với doanh nghiệp

1.2.1. Mức độ uy tín của thương hiệu

Một trong những thành phần cốt lõi tạo nên giá trị thương hiệu là uy tín của thương hiệu đó. Sau một khoảng thời gian tiếp cận những như trải nghiệm hàng hóa và dịch vụ, khách hàng sẽ đưa ra quyết định có nên tiếp tục mua hàng ở đó hay không. Và khi một nhãn hàng càng có nhiều khách hàng quen thuộc thì đồng nghĩa với việc chất lượng của những sản phẩm của thương hiệu đó đã tạo được một độ uy tín nhất định đối với những khách hàng của mình. Chưa kể một thương hiệu uy tín sẽ luôn có thể nâng cao lượng khách hàng tiềm năng của mình một cách thụ động nhờ vào lượng khách hàng cũ khi họ giới thiệu sản phẩm của thương hiệu đó với bạn bè và người quen.

Vai trò của Brand Equity đối với doanh nghiệp
Vai trò của Brand Equity đối với doanh nghiệp

1.2.2. Mức độ nhận diện của thương hiệu

Một yếu tố nữa đóng vai trò không kém phần quan trọng đó là brand awareness hay còn gọi là mức độ nhận diện của khách hàng với thương hiệu. Trên một thị trường rộng lớn với hàng trăm đơn vị cùng phân phối một loại sản phẩm thì nhãn hàng nào càng được nhiều người biết đến sẽ luôn chiếm ưu thế lớn hơn trong doanh số sản phẩm bán ra, bởi tâm lý người tiêu dùng sẽ luôn ưu tiên chọn mua hàng hóa của thương hiệu mà họ đã biết đến trước đó nhiều hơn.

1.2.3. Những đặc trưng của thương hiệu

Đặc trưng thương hiệu hay còn gọi là những điểm đặc biệt nổi bật của nhãn hàng mà không một thương hiệu nào có được. Đây cũng là điểm mà thương hiệu để lại dấu ấn trong lòng khách hàng, chỉ cần nhắc tới thương hiệu này, khách hàng sẽ nhớ ngay tới nó. Đặc trưng thương hiệu có tác dụng giúp cho hình ảnh của nhãn hàng luôn được in đậm trọng nhận thức của người tiêu dùng, điều này giúp độ nhận diện thương hiệu của khách hàng cũng được tăng lên đáng kể.

Những đặc trưng nổi bật của thương hiệu
Những đặc trưng nổi bật của thương hiệu

1.2.4. Giá trị của dịch vụ và sản phẩm

Một trong những yếu tố chính làm nên giá trị thương hiệu đó là chất lượng của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Những giá trị mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàng là minh chứng rõ ràng nhất cho thương hiệu được nhiều khách hàng quan tâm và chọn là nơi mua hàng tin cậy của mình hay không. Không chỉ vậy, bên cạnh chất lượng và những ưu đãi giá cả mà nhãn hàng đưa ra, những yếu tố như chất lượng phục vụ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định đến thái độ của khách hàng và giá trị của thương hiệu.

Xem thêm: Brand Awareness là gì? Nó quan trọng như nào đối với doanh nghiệp 

2. Ý nghĩa của giá trị thương hiệu đối với doanh nghiệp

Brand Equity là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp nâng giá bán sản phẩm hàng hóa của mình lên và năng lợi nhuận. Đối với mỗi một sản phẩm hàng hóa mang nhiều giá trị thương hiệu sẽ luôn được khách hàng đánh giá cao hơn cho dù đó là một sản phẩm phổ thông và được phân phối bởi nhiều nhãn hàng khác.

Khi có giá trị thương hiệu nhất định, doanh nghiệp thậm chí không mất quá nhiều thời gian cũng như công sức cho những chiến dịch tiếp thị quy mô rộng nhưng vẫn chiếm lĩnh được thị trường.

Tại sao doanh nghiệp nên đặt Brand Equity lên hàng đầu
Tại sao doanh nghiệp nên đặt Brand Equity lên hàng đầu

Không chỉ vậy Brand Equity còn giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị đặt hàng trung bình. Đặc biệt, khi thương hiệu đã có uy tín nhất định trên thị trường sẽ càng thúc đẩy khách hàng có động lực tin dùng các sản phẩm cũng như dịch vụ của thương hiệu nhiều hơn.

Một thương hiệu sau quá trình phát triển và đã có cho mình một Brand Equity đủ vững vàng sẽ tiết kiệm được kha khá chi phí quảng cáo. Bởi giá trị của thương hiệu càng lớn sẽ càng giúp uy tín của doanh nghiệp được nâng cao, nhờ đó mà lượng khách hàng cũng như doanh thu cũng tăng. Đồng thời nó cũng đẩy giá trị vòng đời khách hàng của doanh nghiệp lên cao hơn, từ đó tạo nên một khối lượng khách hàng thân thiết ngày càng nhiều. Tất cả những yếu tố này đều là giá trị thương hiệu thúc đẩy giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp lên cao hơn.

Xem thêm: Branding là gì? Liệu Branding tốt có làm nên thương hiệu cho công ty?

3. Phương pháp nâng cao Brand Equity hiệu quả

3.1. Chú trọng vào giá trị cốt lõi của sản phẩm

Luôn ưu tiên tập trung đầu tư và giá trị cốt lõi của mỗi sản phẩm hàng hóa dịch vụ của thương hiệu là việc đầu tiên mà doanh nghiệp hay nhãn hàng đề cao linh hồn của thương hiệu. Nó giúp doanh nghiệp xây dựng những nền tảng vững chắc đầu tiên bên cạnh những yếu tố khác để tạo nên lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

3.2. Luôn theo dõi, sửa đổi và cải thiện

Ngày nay, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng phức tạp và yêu cầu những sản phẩm hàng hóa dịch vụ phải cải thiện không ngừng mới có thể cạnh tranh vững chắc trên thị trường. Chính vì lẽ đó mà việc doanh nghiệp luôn luôn cầu tiến, tích cực sửa đổi và cải thiện sản phẩm của mình sao cho đạt được chất lượng tốt nhất là điều vô cùng cần thiết.

Phương pháp để nâng cao Brand Equity hiệu quả
Phương pháp để nâng cao Brand Equity hiệu quả

3.3. Nắm rõ dịch vụ và thương hiệu

Nhiều doanh nghiệp không hiểu rõ brand equity là gì cũng như những giá trị mà mình cần xây dựng. Điều đó dẫn đến việc chạy theo xu hướng một cách nửa mùa mà xa rời dịch vụ và thương hiệu của mình. Bạn cần hiểu rõ về ý nghĩa then chốt của dịch vụ và thiết lập mục đích cho thương hiệu của mình. Từ đó xác định được tệp khách hàng tiềm năng và có chiến lược một cách hiệu quả. 

3.4. Giữ vững thông điệp nhất quán

Chiến lược cuối cùng mà các doanh nghiệp nên áp dụng là giữ vững thông điệp nhất quán của thương hiệu vè cả hình ảnh lẫn chất lượng. Xây dựng hình ảnh với thiết kế logo, màu sắc, slogan và các thông điệp truyền thông cần xoay quanh giá trị cốt lõi của thương hiệu. Về mặt chất lượng, hãy phát triển nhất quán các kênh tiếp thị và kết nối với nhau để mang lại sự đồng đều trong các lần trải nghiệm của khách hàng. 

Brand equity mang lại hiệu quả nhất định cho doanh nghiệp và tạo ra lợi thế phát triển trên thị trường. Đặc biệt là trong lĩnh vực tiêu dùng, giá trị thương hiệu càng cao thì doanh thu mà doanh nghiệp thu về càng lớn.

Với những thông tin mà work247.vn cung cấp đã giúp bạn đọc hiểu rõ Brand Equity là gì. Đồng thời có những chiến lược xây dựng thương hiệu và định giá thành công cũng như bứt phá doanh thu trong tương lai.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem289 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT