Các công việc liên quan đến Giáo dục có cơ hội việc làm cao

Theo dõi work247 tại
Trần Hải Minh tác giả work247.vn Tác giả: Trần Hải Minh

Giáo dục đào tạo là một nghề cao quý trong những nghề cao quý, nó đào tạo ra những con người tài giỏi ở các lĩnh vực khác. Do đó, những người làm trong nghề này được gọi với hai tiếng thân thương thầy, cô- người luôn được các học sinh và phụ huynh kính mến, tôn trọng.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Giáo dục cũng giống như một trận bóng đá vậy, chúng ta có thể chọn làm cầu thủ đá trên sân hoặc là người huấn luyện viên ngoài cabin để điều phối người, xem xét các chiến thuật phù hợp với từng  người, từng đối tượng và đối thủ khác nhau. Người làm trong lĩnh vực giáo dục có thể là những người trực tiếp giảng dạy hoặc là người tư vấn để người kia có thể có những hướng đi đúng đắn cho việc học tập. Sau đây là 8 lĩnh vực kinh doanh việc làm liên quan tới giáo dục: 

1. Giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non là cấp nhỏ nhất trong giáo dục. Có hai loại hình giáo dục mầm non là mầm non tư thục và mầm non công lập. 

Ngày nay, bình đẳng giới càng được áp dụng rộng rãi, các bà mẹ không còn ở nhà chăm con suốt ngày làm nội trợ nữa, mà họ cũng tham gia vào quá trình làm việc, tạo ra kinh tế cho gia đình. Do đó, nhu cầu về trông trẻ ngày càng được nâng cao. 

Giáo dục mầm non
Giáo dục mầm non

Nếu như trước kia chỉ có sự xuất hiện của các trường mầm non công lập thì bây giờ trường tư thục xuất hiện càng nhiều. Với trường công lập, trẻ bắt đầu đi học thường ở độ tuổi là 3 tuổi thì trường tư thục đáp ứng được nhu cầu trông những trẻ nhỏ hơn, thời gian kết thúc lớp học muộn hơn. Có những trường tư thục chỉ là một lớp học nhỏ trên dưới 10 học sinh để tiện cho việc chăm sóc kỹ càng cho từng bé. Các gia đình hiện nay có rất nhiều sự lựa chọn, họ có thể chọn gần nhà, gần công sở để không tốn nhiều thời gian đưa đón.

Do đó, công việc giáo dục mầm non rất rộng mở, được nhiều người lựa chọn. Sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng mầm non có thể làm việc trong các trường mầm non hoặc cũng có thể tự mở lớp học để dạy trẻ. 

2. Giáo dục tiểu học

Giáo dục tiểu học hay cấp 1 trong giáo dục đào tạo. 

Giáo dục tiểu học
Giáo dục tiểu học

Ưu điểm của công việc giáo dục tiểu học là những kiến thức ở cấp này thường không quá nặng, thường chỉ dừng ở mức cơ bản. Nên giáo viên tiểu học sẽ thường được phụ trách một lớp học và dạy nhiều môn cùng lúc. Giáo viên tiểu học cũng không tốn nhiều tâm sức cho việc quản lý lớp học vì học sinh ở độ tuổi này thường rất nghe lời. 

Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên mà học sinh được cầm bút, tiếp cận với chữ cái nên các giáo viên, đặc biệt là giáo viên lớp 1 sẽ cần phải dành nhiều thời gian, công sức, tỉ mỉ quan tâm tới từng nét chữ của các em. Các em còn nhỏ nên còn khá hiếu động, nghịch ngợm nên cũng không tránh khỏi những câu chuyện “vặt” đòi hỏi giáo viên phải xử lý khôn khéo, phù hợp. Bởi độ tuổi này, những điều tác động ở môi trường sống sẽ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển, tâm sinh lý của trẻ. 

Xem thêm: Tư vấn việc làm ngành giáo dục đào tạo

3. Giáo dục trung học

Giáo dục trung học bao gồm trung học cơ sở và trung học phổ thông, được tính từ lớp 6 đến lớp 12- được coi là phổ cập giáo dục hiện nay. Kiến thức ở hai cấp học này đã bắt đầu chuyên sâu hơn, nặng hơn hẳn so với cấp tiểu học. 

Giáo dục trung học
Giáo dục trung học

Chính vì thế, các giáo viên trung học thường chỉ yêu cầu dạy chuyên một vài môn học ở một bài khối lớp khác nhau. Mục đích của việc phân chia như thế cũng để cho chất lượng bài giảng được nâng cao, các giáo viên có thể tập trung vào môn học mình giỏi để dạy tốt hơn. Đồng thời, cũng để nhà trường có thể đánh giá được thành tích của các lớp học khác nhau. 

Ở cấp trung học, các học sinh đang trong giai đoạn phát triển tâm sinh lý tuổi dậy thì nên sẽ có phần ngỗ nghịch, bốc đồng đòi hỏi các giáo viên phải có những cách xử lý “nạt mềm buộc chặt” để các em có thể chăm chỉ hơn, tiến bộ hơn. 

Xem thêm: Tra cứu lương ngành giáo dục đào tạo hiện nay

4. Giáo dục cao đẳng, đại học

Giáo dục cao đẳng, đại học hay các cấp cao hơn, người dạy học sẽ được gọi bằng cái tên giảng viên. Thường các giảng viên sẽ phụ trách một vài môn học trong chuyên ngành duy nhất và chỉ chuyên dạy môn học đó. 

Giáo dục đại học
Giáo dục đại học

Giảng viên sẽ được phân công dạy từng lớp tín chỉ khác nhau, trong suốt kỳ học sẽ thực hiện giảng dạy, kiểm tra, đánh giá sinh viên. Thường thì các giảng viên sẽ chỉ phụ trách lớp học đó trong một kỳ học và không có mối liên hệ nào khác.

Giảng viên thường sẽ có mức lương cao hơn các cấp học khác, các giảng viên đại học thường có kiến thức chuyên môn vô cùng thâm sâu trong môn học để có thể giải đáp được các thắc mắc của sinh viên. 

5. Giáo dục chuyên biệt

Giáo dục chuyên biệt là chỉ các trường học nội trú, bán trú, các trường dành cho trẻ em nghèo, trẻ em mồ côi, khuyết tật, không nơi nương tựa,... 

Mỗi trường, mỗi lớp học sẽ có những hình thức, phương pháp dạy học khác nhau để phù hợp với điều kiện, các tiếp cận môn học của học sinh. 

Ví dụ với những trẻ em có khuyết tật về mắt thì sẽ dạy bằng chữ nổi; những lớp học tình thường có đầy đủ những lứa tuổi khác nhau chung một lớp học, giáo viên sẽ phải xem xét về hiểu biết của từng em để có bài giảng phù hợp,...

Giáo viên ở những trường học như thế này sẽ phải vất vả hơn rất nhiều so với các đồng nghiệp khác. Khó khăn về môi trường làm việc, khó khăn về khả năng tiếp nhận kiến thức ở các em, khó khăn trong phương pháp giảng dạy,... Hẳn phải có một tình yêu to lớn, sự bao dung cuộc đời mới có thể làm được những công việc như vậy. 

Xem thêm: Ngành Giáo dục đặc biệt ra làm gì và những ẩn số chưa được bật mí!

6. Giáo dục nghệ thuật

Ngày nay, đời sống ngày càng nâng cao, con người quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe, những nhu cầu vui chơi giải trí nên giáo dục nghệ thuật ngày càng lên ngôi: lớp học múa, nhảy, học hát, diễn xuất, aerobic, võ, đàn,... Vô vàn các lớp học liên quan đến nghệ thuật. 

Giáo dục nghệ thuật
Giáo dục nghệ thuật

Nếu như trước kia người ta chỉ quan trọng học vấn và những ngành nghề liên quan đến học vấn, còn nghệ thuật chỉ là gia vị trong cuộc sống, không được coi là ngành nghề có tương lai thì bây giờ nghệ thuật được nhiều người theo đuổi là lựa chọn. 

Giáo viên trong giáo dục nghệ thuật chưa có nhiều, nguồn lực cho nghề này còn khá khan hiếm. Do đó, mức lương của người làm việc trong lĩnh vực này khá cao. 

7. Tư vấn giáo dục

Ngoài việc giảng dạy thì tư vấn cũng là lĩnh vực kinh doanh trong giáo dục đào tạo, nhất là các trung tâm tư vấn du học nước ngoài. 

Các trung tâm sẽ thực hiện tư vấn thể theo nguyện vọng của người đăng ký, họ cũng đồng thời hỗ trợ những kỹ năng giao tiếp cơ bản, giấy tờ để người học viên có thể sang được đất nước muốn du học. 

Tư vấn giáo dục du học ngày càng được mở rộng để học viên có nhiều sự lựa chọn hơn, nhưng nhiều nhất vẫn là Hàn Quốc và Nhật Bản.

8. Trung tâm giáo dục lĩnh vực cụ thể

Trung tâm tiếng anh
Trung tâm tiếng anh

Để đáp ứng nhu cầu học tập chuyên sâu những kiến thức trên trường lớp không có hoặc không đáp ứng được đầy đủ, các trung tâm giáo dục được mở ra ngày càng nhiều. 

Chúng ta thường được biết đến là các trung tâm chuyên dạy ngoại ngữ, mức thu nhập của người làm việc trong các trung tâm này thường khá cao. Nhà tuyển dụng cũng không quá quan trọng tới trình độ học vấn phải thế này thế kia mà yêu cầu rất cao về trình độ ngoại ngữ phải thật thông thạo. 

Ngoài ra, với mỗi ngành nghề lại có những trung tâm đào tạo chuyên sâu khác nhau, ví dụ như marketing thì có trung tâm đào tạo digital, lái xe thì có trung tâm đào tạo lái xe, IT thì có trung tâm đào tạo các kỹ thuật IT,... Các trung tâm này thường sẽ cấp chứng chỉ cho học viên, cam kết đào tạo ra nguồn nhân lực tốt cho thị trường. 

Mong rằng qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm kiến thức về các công việc liên quan đến giáo dục. Chúc các bạn - những người giáo trong tương lai sẽ có được công việc trong lĩnh vực phù hợp.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2188 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT