Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm là gì và nó quan trọng như thế nào?
Theo dõi work247 tạiGiáo viên chủ nhiệm là một trong những người có ảnh hưởng lớn trong quá trình đi học của các học sinh. Ngoài dạy cho học sinh những kiến thức cần thiết, giáo viên chủ nhiệm còn phải làm những công tác khác cho lớp cũng như quan tâm và để ý các bạn học sinh. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm thật sự rất quan trọng và không thể thiếu trong công tác giáo dục.
1. Giới thiệu vai trò và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm chắc hẳn không còn xa lạ gì đối với chúng ta, đặc biệt là những bậc phụ huynh và các em học sinh. Công tác chủ nhiệm được diễn ra khi mỗi giáo viên được phân công quản lý một tập thể lớp. Giáo viên ấy sẽ chịu trách nhiệm cho tất cả những hoạt động diễn ra trong lớp học ấy cũng như quan tâm, để ý đến từng bạn học sinh.
1.1. Quản lý lớp học
Nhiệm vụ chính và chiếm nhiều thời gian nhất của giáo viên chủ nhiệm đó chính là quản lý lớp học. Một giáo viên có nhiệm vụ chịu trách nhiệm cho những hành động của tập thể lớp mình quản lý. Nếu như không thể quản lý lớp tốt thì giáo viên chủ nhiệm sẽ bị khiển trách bởi hội đồng nhà trường.
Mỗi một lớp học sẽ được ban giám hiệu phân công một giáo viên chủ nhiệm, người này sẽ là cầu nối giữa các em học sinh cũng như phụ huynh của các em với ban giám hiệu của nhà trường. Nếu như có bất kỳ vấn đề gì thì phụ huynh và các em học sinh có thể trình bày với giáo viên chủ nhiệm. Nếu có thể giải quyết luôn thì giáo viên chủ nhiệm sẽ đứng ra giải quyết, với những vấn đề vượt quá khả năng và quyền hạn thì khi đó giáo viên chủ nhiệm sẽ trình bày lên ban giám hiệu.
Quản lý ở đây bao gồm theo dõi tình trạng chung của lớp, không đề lớp xảy ra những việc vượt qua tầm kiểm soát. Nắm được tổng quan tình hình học sinh, trình bày được lực học cũng như hạnh kiểm của học sinh khi ban giám hiệu yêu cầu. Giáo viên chủ nhiệm không chỉ lên lớp khi có giờ dạy mà có thể ghé qua bất cứ thời điểm nào.
Xem thêm: Tim việc làm giáo viên
1.2. Quan tâm, để ý học sinh
Nhiệm vụ này có liên quan chặt chẽ đến việc quản lý lớp học. Muốn quản lý được lớp học một cách hiệu quả, giáo viên chủ nhiệm cần phải nắm rõ tình hình của các em học sinh. Một lớp học thường sẽ giao động trong khoảng từ 30 đến 40 em học sinh. Những thông tin cơ bản mà giáo viên chủ nhiệm cần biết về các em đó chính là lực học, khả năng học tập và tính cách.
Ngoài ra, đôi khi giáo viên cũng cần phải chú ý hơn đến một số em có gia cảnh đặc biệt đễ có thể xử lý các vấn đề phát sinh sao cho phù hợp. Không phải bất kỳ một học sinh nào cũng sẽ có lực học và tính cách giống nhau. Vì vậy nên việc hiểu những điều ấy sẽ giúp giáo viên đưa ra những phương pháp dạy phù hợp và quan tâm các em theo một cách chính xác nhất.
1.3. Tổ chức các hoạt động trong lớp
Các hoạt động trong lớp bao gồm rất nhiều các công việc nhỏ khác nhau. Ví dụ như giáo viên chủ nhiệm sẽ tiến hành chọn ra lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng để trở thành những cánh tay đắc lực của mình. Ban cán sự lớp này sẽ thay giáo viên chủ nhiệm quan sát và đánh giá các bạn trong lớp, trong tổ.
Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm còn chịu trách nhiệm biến tập thể lớp trở thành một tập thể đoàn kết và vững mạnh. Người giáo viên chủ nhiệm không đơn thuần chỉ là người thầy, mà còn là người mẹ thứ hai với nhiệm vụ giữ gìn và tăng tính đoàn kết cho ngôi nhà thứ 2 này. Các em học sinh cũng luôn luôn vâng lời, đồng thời biết giữ chừng mực và thái độ của mình trước giáo viên chủ nhiệm.
Ngoài các hoạt động kể trên, trong quá trình học tập học sinh còn có các hoạt động khác cần phải tham gia. Đó có thể là các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thi đua giành thành tích tốt… Lúc này, giáo viên chủ nhiệm sẽ khuyến khích, động viên hoặc lên kế hoạch cho học sinh tham gia để đảm bảo thi đua cho lớp.
Xem thêm: Tra cứu lương giáo viên hiện nay
1.4. Dạy học và đánh giá học sinh
Ngoài làm công tác chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm cũng phải dạy học như bao người giáo viên khác. Thường thì giáo viên chủ nhiệm sẽ là những người đảm nhiệm dạy các bộ môn chính trong lớp. Chính vì vậy mà các giáo viên chủ nhiệm cũng cần đảm bảo chất lượng các môn học mình giảng dạy sao cho tốt nhất.
Các nhiệm vụ trong quá trình dạy học sẽ bao gồm soạn giáo án cho môn học đó, giảng dạy và tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng cho học sinh. Cuối mỗi một kỳ học, giáo viên chủ nhiệm cần phải thực hiện đánh giá và nhận xét cho từng em học sinh một. Sau đó, đứng ra tổ chức buổi họp phụ huynh theo yêu cầu từ phía nhà trường để trao đổi cho phụ huynh về học lực và hạnh kiểm của các em. Đồng thời trao đổi với phụ huynh về kế hoạch học tập trong kỳ học và năm học tới.
1.5. Cố vấn học tập
Đây là cách gọi của công tác chủ nhiệm của bậc đại học. Lúc này, khi học sinh đã có đầy đủ khả năng để điều chỉnh hành vi của mình thì giáo viên chủ nhiệm không còn là những người quát mắng hay chỉ bảo các em làm việc nữa. Khi đó, giáo viên trở thành một người cố vấn trong quá trình học tập của các em.
Về mặt bản chất, đây vẫn là công tác chủ nhiệm, nhưng được thay đổi để sao cho phù hợp với lứa tuổi. Thay vì theo dõi sát sao thì cố vấn sẽ hỗ trợ khi sinh viên cần giải quyết các vấn đề liên quan. Cố vấn sẽ đóng vai trò đưa ra cho các em những lời khuyên, hướng đi đúng đắn không chỉ trong việc học mà còn trong những việc khác. Điểm khác biệt là sự lựa chọn đến từ các em, chứ không hề bị ép buộc bởi một ai cả.
Xem thêm: [Tìm hiểu] Quy trình tuyển dụng giáo viên chuẩn nhất hiện nay
2. Quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm được đảm bảo các quyền như các giáo viên khác theo những chính sách và quy định được nhà nước ban hành. Họ được hưởng lương và thêm vào đó là các loại phụ cấp đi kèm, đồng thời được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn. Đặc biệt, giáo viên còn được bảo vệ về mặt thân thể, tâm thần và khỏi những thái độ tiêu cực của xã hội. Chắc chắn bảo đảm các quyền lợi đầy đủ cho người lao động như đã quy định trong văn bản pháp luật.
Bên cạnh những quyền hạn chung của ngành giáo dục dành cho mọi thầy cô giáo thì giáo viên chủ nhiệm cũng có những quyền hạn riêng của mình. Sau đây là một số quyền hạn tiêu biểu mà chúng ta có thể kể đến:
- Tham gia vào các buổi đánh giá, khen thưởng hoặc kỷ luật của học sinh mà mình chủ nhiệm
- Tham gia vào các buổi bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm, công tác chủ nhiệm
- Được đề xuất các phương án quản lý lớp
- Được phép duyệt cho học sinh nghỉ phép trong thời gian ngắn
- Thêm vào đó, nếu như làm giáo viên chủ nhiệm, bạn có thể được xét giảm số giờ lên lớp bởi đã đảm nhiệm công tác chủ nhiệm rồi.
Bài viết này đã cung cấp cho các bạn những thông tin liên quan đến nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm. Mong rằng bạn đã phần nào hiểu thêm về nghề nghiệp cũng như chức vụ này. Nếu như muốn tìm hiểu về các ngành nghề khác thì bạn có thể tham khảo thêm các bài viết tiếp theo của chúng tôi.
4711 0