Các loại mô hình tổ chức công ty phổ biến nhất hiện nay

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Thanh Hằng tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Thanh Hằng

Ngày đăng: 24-05-2024

Mô hình tổ chức công ty hiện nay đang rất phổ biến, việc sử dụng một mô hình tổ chức phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp ổn định để thực thi chiến lượng và duy trì lợi thế cạnh tranh. Bài viết sau đây sẽ đưa ra các mô hình tổ chức công ty phổ biến nhất bạn có thể tham khảo.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Mô hình tổ chức phân quyền

Mô hình tổ chức phân quyền là một trong những mô hình tổ chức đơn giản và có từ lâu đời. Với mô hình này thì cơ cấu hoạt động theo trình tự sau đây.

- Trong công ty chỉ thị sẽ được ban hành từ cấp cao nhất, sau đó truyền đạt xuống các cấp quản lý trung cấp rồi mới đến bộ phận nhân viên.

- Nếu nhân viên có mong muốn đề xuất ý kiến, hay đưa ra những đề xuất gì họ sẽ phải trình lên người quản lý trực tiếp của nhân viên đó, sau khi người quản lý nhân viên đó phê duyệt đề xuất đó sẽ được đưa lên các cấp cao hơn, nó sẽ đi theo bậc thang lên đến quản lý cấp cao để giải quyết và cuối cùng kết quả sẽ được trả lại theo một trình tự ngược lại.

Mô hình tổ chức phân quyền
Mô hình tổ chức phân quyền

Mô hình này là một hình phổ biến từ rất lâu mang xu hướng phân cấp và quan liêu. Sử dụng mô hình này sẽ tạo ra khoảng cách lớn về nhân viên và chủ, nhân viên đi làm vì đồng lương và thường không có sợi dây gắn kết với công ty, mong muốn cống hiến và hết mình với công ty.

Mô hình này trước đây được áp dụng với nhiều công ty ở nhiều lĩnh vực. tuy nhiên mô hình này đã không còn phù hợp ở thời điểm hiện nay mà thay vào đó là những mô hình phù hợp hơn.

Mô hình tổ chức phân quyền là một trong những mô hình có rất nhiều lợi ích và nó phù hợp với nhiều công ty, dưới đây là một vài lợi ích mà mô hình tổ chức phân quyền có được bạn có thể tham khảo.

- Với hình thức tổ chức phân quyền nhân viên sẽ thấy được lộ trình thăng tiến rõ ràng để cố gắng và phấn đấu đạt được những vị trí mà mình mong muốn.

- Mô hình này phân rõ trách nhiệm ở mỗi cấp, thống nhất quyền lợi và trách nhiệm ở mỗi cấp một cách rõ ràng. Như vậy mỗi nhân viên khi đảm nhận một vị trí nào đó trong công ty sẽ biết được quyền hạn và trách nhiệm của mình đến đều để thực thi đúng nghĩa vụ của mình.

- Mô hình tập trung phát triển nhân viên dựa trên năng lực và kỹ năng chuyên môn. Những người có trình độ, có kiến thức và kỹ năng khi hoàn thành tốt công việc ở vị trí của mình thì bạn sẽ có cơ hội thăng tiến.

Mô hình tổ chức phân quyền
Mô hình tổ chức phân quyền

- Mô hình giúp nhà quản lý xác định các nhóm chia sẻ nguồn lực một cách dễ dàng và nó cũng xác định được sự trung lập và chồng chéo trách nhiệm.

Trên đây là những lợi ích của mô hình phần quyền tuy nhiên đây cũng không phải là mô hình hoàn hảo khi có một vài yếu tố gây bất lợi.

- Nhược điểm lớn nhất của mô hình này là không thống nhất mục tiêu chung.

- Vì phân quyền độc lập nên các phòng ban thiếu sự phối kết hợp, các nhà quản lý có xu hướng cạnh tranh với nhau để mang lợi ích về cho phòng của mình mà không quan tâm đến lợi ích chung.

- Tổ chức phản ứng chậm với áp lực môi trường cạnh tranh.

- Khi đưa ra quyết định khả thi, việc xử lý mất rất nhiều thời gian vì phải thông qua nhiều cấp lãnh đạo.

Tuyển dụng: Việc làm Giám đốc điều hành

2. Mô hình tổ chức cấu trúc ma trận

Mô hình tổ chức cấu trúc ma trận là một trong những mô hình phổ biến, mô hình này được vận hành dựa trên hệ thống quyền hạn và hỗ trợ đa chiều. Với mô hình này khi có thông tin cần thông báo, thông tin sẽ luân chuyển theo cả chiều dọc và chiều ngang.

Ban đầu mô hình này phổ biến và được áp dụng nhiều trong ngành hàng không vì do tính chất công việc của ngành hàng không cần phải giải quyết theo cách đặc biệt nên họ sử dụng mô hình này để quá trình xử lý công việc diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng.

Qua thời gian mô hình này được sử dụng ở nhiều công ty do nó có nhiều lợi ích, những công ty lựa chọn mô hình này đòi hỏi phải thực hiện nhiều dự án hay sản xuất nhiều sản phẩm trong cùng một khoảng thời gian.

Mô hình tổ chức cấu trúc ma trận
Mô hình tổ chức cấu trúc ma trận

Mô hình này được coi là một mô hình khó, vì các nguồn lực bị kéo theo nhiều hướng, câu trúc ma trận khá phức tạp, nhưng bù lại hiệu quả nó mang lại thì rất lớn, dưới đây là một số hiệu quả mà bạn nhận được khi áp dụng tốt mô hình này cho doanh nghiệp của mình.

- Khi sử dụng mô hình này nhân viên sẽ được tương tác với nhau và tương tác với quản lý, nâng cao hiệu quả giao tiếp trong công ty. Thông tin được luân chuyển đa chiều, với chiều ngang là đưa những thông tin dự án, chiều dọc là những kỷ luật của dự án.

- Áp dụng mô hình này bạn sẽ rút ngắn được quá trình đưa ra quyết định.

- Tận dụng một cách triệt để các nguồn lực giữa các phòng ban.

Mô hình tổ chức cấu trúc ma trận
Mô hình tổ chức cấu trúc ma trận

Trên đây là một số lợi ích của các công ty áp dụng mô hình tổ chức ma trận. Tuy nhiên sơ đồ cũng có những điểm khó khăn bất lợi sau đây.

- Nhân viên làm việc dưới quyền của nhiều quản lý, điều này khó quản lý nhân sự dẫn đến có nhiều thành viên trong nhóm bỏ bê trách nhiệm.

- Những nhân viên mới sẽ mất nhiều thời gian trong việc làm quen với mô hình.

- Các quản lý khi đưa ra quyết định thường sẽ gây ra xung đột nếu không chung quan điểm.

- Khó có thể đánh giá kết quả hoạt động nhân viên khi họ thực hiện trên nhiều dự án khác nhau. Bên cạnh đó còn một số khó khăn khác mà bạn cần phải cân nhắc khi lựa chọn mô hình này.

Ứng tuyển ngay: Việc làm Quản trị kình doanh

3. Mô hình cấu trúc phẳng

Mô hình cấu trúc phẳng là một mô hình hiện đại, mô hình này để cao tính tự quản lý. Mô hình tổ chức theo mặt phẳng không có chức danh công việc.

Với mô hình này chỉ áp dụng cho những công ty có ít thành viên hoặc những công ty có được sự tạo dựng hợp tác mạnh mẽ giữ các nhân viên. Mô hình này hoạt động thành công khi nhân viên gắn kết chặt chẽ với nhau. Nội bộ chặt chẽ chính là nền tảng thành công của mô hình này. Khi áp dụng mô hình này người dùng sẽ có được những lợi ích sau đây.

Mô hình cấu trúc phẳng
Mô hình cấu trúc phẳng

- Bộ máy tính gọn, mô hình cấu trúc phẳng loại bỏ được những cấp quản lý dư thừa.

- Mức độ giao tiếp của mọi người được tăng lên.

- Áp dụng mô hình này người dùng sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, công ty phải chỉ ít tiền lương hơn cho nhân viên…

Tuy nhiên nó cũng có một số những điểm hạn chế sau đây.

- Khả năng mất kiểm soát cáo.

- Với mô hình này sẽ là rào cản đối với sự tăng trưởng của công ty, gặp khó khăn trong vấn đề phê duyệt bởi không có sự phân định rõ ràng về quên hạn.

- ít cơ hội thăng tiến cho nhân viên và còn một số hạn chế khác.

Tham khảo: Mẫu sơ đồ tổ chức công ty cổ phần – Những thông tin hữu ích

4. Mô hình quản lý phi tập trung

Mô hình cấu trúc phi tập trung là mô hình không cần đến chức danh, cấp bậc và quyền hạn của các cá nhân được phân bổ như nhau. Nhưng khác với mô hình quản lý phi tập trung công việc sẽ được phân công theo vai trò. Mô hình này cũng mang đến rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp.

Mô hình quản lý phi tập trung
Mô hình quản lý phi tập trung

- Thay đổi sức mạnh cơ bản của doanh nghiệp.

- Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp.

- Tạo cho doanh nghiệp quy trình quản lý mới, hợp lý chứng minh năng lực của tổ chức.

- Thực hiện tốt mọi hoạt động: khi có thường xuyên các cuộc họp chiến thuật.

Mô hình quản lý phi tập trung
Mô hình quản lý phi tập trung

Bên cạnh đó cũng có rất nhiều những khó khăn khi áp dụng mô hình này bạn cần phải cân nhắc để lựa chọn mô hình cho phù hợp.

Trên đây là những mô hình tổ chức công ty phổ biến bạn có thể tham khảo, những mô hình này đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Tùy theo định hướng của từng công ty, doanh nghiệp người quản lý sẽ đưa ra những lựa chọn phù hợp.

CV xin việc 

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2539 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT