Chi phí chung là gì? Gói gọn mọi thông tin cần biết về chi phí chung

Theo dõi work247 tại
Cát Tường tác giả work247.vn Tác giả: Cát Tường

Ngày đăng: 08-04-2024

Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các khoản chi phí luôn là vấn đề được nhắc tới trong suốt quá trình hoạt động bởi họ sẽ phải tính toán chi phí làm sao để tiết kiệm nhất nhưng phải đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Doanh nghiệp có rất nhiều khoản phải chi trong đó các khoản thuộc chi phí chung có nét đặc trưng tuy không liên quan trực tiếp đến quá trình tạo sản phẩm nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến việc tính giá thành sản phẩm. Việc hiểu rõ chi phí chung là gì còn giúp doanh nghiệp đánh giá công suất hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Vậy hãy cùng Work247.vn tìm hiểu chi tiết nhé!

Việc làm kế toán

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Chi phí chung được định nghĩa như thế nào? 

chi phí chung là gì

Trong mỗi doanh nghiệp, bộ phận kế toán hàng ngày phải thực hiện xử lý không biết bao khoản chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong đó các khoản thuộc chi phí chung luôn có mặt trong các nghiệp vụ kế toán. 

Chi phí chung được định nghĩa là các khoản chi phí không liên quan trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm nhưng lại cần thiết phục vụ cho các hoạt động thúc đẩy việc sản xuất và nó cũng nằm trong tiêu chí xem xét để định giá thành sản phẩm. Vậy nên chi phí chung còn được gọi là chi phí gián tiếp tức là không trực tiếp gắn liền với sản phẩm nhưng lại không thể thiếu để tạo ra sản phẩm. Kế toán trong doanh nghiệp phải hiểu rõ được bản chất của các khoản chi phí để phục vụ công việc hạch toán đảm bảo chính xác và phân bổ hợp lý các khoản phí.  

2. Các khoản chi thuộc chi phí chung 

các khoản chi phí chung là gì

Chi phí chung của sản xuất bao gồm nhiều khoản chi phí như: 

- Chi phí nhân viên phân xưởng: Là các khoản chi phí liên quan phải trả cho nhân viên phân xưởng gồm có: chi phí tiền lương, tiền công, các khoản trợ cấp, tiền đóng bảo hiểm cho nhân viên phân xưởng,… Đối tượng của khoản chi phí này là quản đốc phân xưởng, nhân viên kinh tế, thống kê, thủ kho phân xưởng, nhân viên tiếp liệu,… 

- Chi phí vật liệu: Bao gồm các khoản chi mua và sử dụng các loại vật liệu dùng chung cho phân xưởng như chi sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định trong phân xưởng, quản lý, sử dụng các vật liệu dùng cho nhu cầu trong văn phòng, công xưởng,… 

- Chi phí công cụ sản xuất: Bao gồm các khoản chi liên quan đến công cụ, dụng cụ dùng trong sản xuất phân xưởng như dụng cụ cầm tay, dụng cụ hỗ trợ vận hành sản xuất,… 

- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Sau một thời gian hoạt động các máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải trong nhà xưởng sẽ có tình trạng hoạt động không như lúc đầu, chất lượng hoạt động theo thời gian sẽ kém đi và các khoản chi phí khấu hao được sử dụng để bù đắp mức hư hại này. Ví dụ: Nếu một máy in có tuổi thọ sử dụng trong 5 năm, số tiền mà nó có thể được bán sẽ giảm mỗi năm. Do đó trong chi phí sản xuất bao gồm cả chi phí khấu hao

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Tất cả các khoản mua ngoài phục vụ cho hoạt động trong phân xưởng như chi phí điện nước, điện thoại, chi phí sửa chữa tài sản cố định 

- Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm tất cả các khoản chi phí khác không liên quan trực tiếp đến quá trình tạo ra sản phẩm ngoài các khoản phí trên. Đó có thể là khoản chi phí cho hội nghị, chi phí gặp đối tác, khách hàng,… nhằm phục vụ cho công tác phát triển doanh nghiệp

Trong phân xưởng được chia ra thành rất nhiều các bộ phận hoạt động sản xuất riêng. Mỗi bộ phận lại chịu trách nhiệm sản xuất một chi tiết, hay thực hiện một quy trình khác nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng vậy nên khi tổng hợp các khoản chi phí chung, kế toán phải tập hợp theo từng phân xưởng, đội sản xuất, quản lý theo từng yếu tố chi phí. Số liệu sau khi được tính toán xử lý sẽ được lưu lại và dùng để đánh giá hoạt động của phân xưởng đồng thời phản ánh mức độ hiệu quả quản lý của doanh nghiệp. 

Việc làm sản xuất - vận hành sản xuất

3. Mục đích của việc tính toán chi phí chung 

Bộ phận kế toán trong doanh nghiệp làm nhiệm vụ liên quan đến các vấn đề tài chính như thu thập số liệu về chi phí, doanh thu,… rồi tính toán, phân tích để có một dữ liệu thông tin cho doanh nghiệp làm cơ sở để đánh giá hoạt động sản xuất, lên chiến lược kinh doanh phù hợp với năng lực doanh nghiệp. Và để phục vụ cho công tác định giá thành sản phẩm để bù đắp các khoản chi phí đồng thời tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp việc tính toán chi phí chung là không thể thiếu. Tuy nhiên những ứng dụng quan trọng hơn của việc tính toán chi phí chung còn bao gồm: 

lập bảng chi phí chung là gì

3.1. Phân tích điều hòa vốn 

Phân tích điều hòa vốn là phân tích xác định điểm doanh thu của doanh nghiệp tương đương với chi phí cần thiết để nhận doanh thu đó. Các điểm cần tính toán trước tiên là điểm hòa vốn nơi giao giữa đường sản lượng bán ra và giá thành sản phẩm rồi tính toán biên an toàn (điểm mà doanh thu vượt quá điểm hòa vốn). 

3.2. Lập biểu đồ ngừng hoạt động 

Việc xác định hình dạng của đường doanh thu sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá trong tương lai mình có nên tiếp tục kinh doanh hay không. Khi đó chi phí chung có ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh của doanh nghiệp như sau: 

- Một doanh nghiệp không có khả năng tiếp tục chi trả cho các chi phí chung cố định trong ngắn hạn nhưng lại có thể chi trả chi phí hoạt động biến đổi, doanh nghiệp đó vẫn phải tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh 

- Một doanh nghiệp không thể chi trả cho cả chi phí hoạt động lẫn chi phí chung cố định thì tất nhiên doanh nghiệp đó nên ngừng sản xuất. 

Hai điều kiện nêu trên không hoàn toàn đúng để áp dụng cho mọi doanh nghiệp bởi hoạt động kinh doanh còn phụ thuộc cả vào quy mô và dòng tiền ra của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên quy tắc trên lại phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp nhỏ. 

lập dữ liệu chi phí chung là gì

3.3. Lập bảng cân đối kế toán 

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính chi tiết nhất thể hiện sự biến động của tài sản, nợ, chi phí,… trong doanh nghiệp tại một thời điểm được xác định rõ ràng. Chi phí chung được đưa vào bảng cân đối kế toán là các khoản nợ hiện tại vì chúng không phải nguồn thu của doanh nghiệp mà là nguồn chi doanh nghiệp trả trên cơ sở tương đối ngắn hạn/ ngay lập tức. 

Bảng cân đối kế toán tuy không bao gồm chi tiết các thông tin tài chính của doanh nghiệp mà chỉ chi tiết việc luân chuyển dòng tiền qua những con số trong kết cấu tài khoản nhưng vẫn là nguồn thông tin tài chính hữu ích khi kết hợp các tài liệu khác như báo cáo thu nhập, mô tả toàn cảnh vị thế và năng lực tài chính của công ty. 

Việc làm kế toán tại Hà Nội

4. Xác định chính xác chi phí chung trong dự toán xây dựng 

cách xác định chi phí chung là gì

Chi phí xây dựng là các khoản chi phí cho vật liệu, nhân công, máy thi công được xác định trên cơ sở khối lượng các công tác, công việc xây dựng được đo lường, tính toán từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình, giá xây dựng của công trình và cả chi phí chung hay còn được gọi là chi phí gián tiếp và các loại thuế. Chi phí xây dựng được xác định bởi công thức: 

Gxd = T + GT + TL + GTGT

Trong đó, giải thích: 

- Gxd: Chi phí xây dựng 

- T: Chi phí trực tiếp 

- GT: Chi phí gián tiếp 

- TL: Thu nhập chịu thuế tính cước 

- GTGT: Thuế giá trị gia tăng 

Từ đó chi phí gián tiếp (GT) được xác định: GT = Gxd – (T + TL + GTGT) 

5. Điểm khác nhau cơ bản giữa chi phí chung và chi phí hoạt động 

chi phí hoạt động và chi phí chung là gì

- Chi phí tổng cộng không đề cập đến lao động, nguyên liệu hoặc sự sản xuất trực tiếp của sản phẩm; thay vào đó, chúng liên quan đến các hoạt động kinh doanh nói chung. Chi phí hoạt động, bao gồm các chi phí mà doanh nghiệp phải chịu trong quá trình hoạt động, là những khoản chi phí bắt buộc không thể tránh khỏi, vì chúng hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động. 

- Trường hợp xuất hiện: 

+ Chi phí chung được thống kê từ bên trong doanh nghiệp sản xuất thuộc loại chi phí nợ hiện tại trong báo cáo tài chính gồm các khoản chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản, chi phí dịch vụ mua ngoài,…

+ Chi phí hoạt động được tìm thấy trên báo cáo thu nhập và là thành phần của thu nhập hoạt động. Hầu hết các báo cáo thu nhập không bao gồm chi phí lãi vay và thuế thu nhập từ chi phí hoạt động

- Đặc điểm:

+ Chi phí chung có thể biến động và không cố định vì vậy số liệu của loại chi phí này có thể thay đổi theo thời gian. Chẳng hạn chi phí chi trả điện năng có thể thay đổi dựa trên việc sử dụng, số kWh hàng tháng sử dụng trong công xưởng là khác nhau. 

+ Chi phí hoạt động cũng không cố định tuy nhiên thời gian biến động lâu hơn chi phí chung. Thời gian biên động phụ thuộc vào tốc độ phát triển của xã hội chẳng hạn khi lạm phát tăng, giá thành sản phẩm trên thị trường tiêu dùng cũng tăng thì tất nhiên chi phí máy móc, chi phí nhân công cũng tăng

- Ứng dụng

+ Chi phí chung giúp doanh nghiệp phân tích điểm hòa vốn, lập chiến lược kinh doanh phù hợp với năng lực bên trong doanh nghiệp đồng thời lập biểu đồ ngừng hoạt động để ban lãnh đạo doanh nghiệp ra quyết định tiếp tục kinh doanh hay ngừng kinh doanh và cuối cùng là lập báo cáo tài chính 

+ Chi phí hoạt động nếu giảm có thể mang lại cho các công ty một lợi thế cạnh tranh giúp tăng thu nhập và cũng có thể mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư. 

Việc làm kế toán tại Hồ Chí Minh

Trên đây là thông tin Work247.vn cung cấp giúp độc giả hiểu “chi phí chung là gì?”. Hy vọng những chia sẻ trên đây là hữu ích với tất cả mọi độc giả đang cần tìm kiếm thông tin. Và nếu nội dung bài viết này giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng hành trang xin việc làm kế toán, đừng quên ghé tới website Work247.vn để tìm cho mình một công việc kế toán từ vô vàn thông tin tuyển dụng được cập nhật thường xuyên trên trang web. Chúc các bạn mau chóng tìm được việc làm kế toán với sự hỗ trợ của Work247.vn.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1436 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT