Dự án PPP là gì và giải đáp về những điều bạn chưa biết

Theo dõi work247 tại
Trương Ngọc Lâm tác giả work247.vn Tác giả: Trương Ngọc Lâm

Ngày đăng: 08-04-2024

Trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, nhu cầu về vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng ngày càng tăng, trong khi ngân sách của chúng ta thì vẫn chỉ là con số hữu hạn mặc dù đã có khá nhiều bước cải tiến vượt bậc kể từ khi đổi mới. Trước tình hình đó thì việc đi theo một hướng mới là áp dụng mô hình đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP) sẽ là một tác động to lớn, như một đòn bẩy để có thể huy động được nguồn vốn không chỉ ở khu vực cá nhân mà còn cả khu vực nước ngoài cho đầu tư cơ sở hạ tầng trong nước.

Việc làm cầu đường

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Khái quát về mô hình PPP

PPP là từ viết tắt của cụm Public - Private Partner, là việc mà chính phủ và nhà đầu tư cùng nhau phối hợp và thực hiện các dự án dựa trên cách thảo luận và ký kết hợp đồng. Các dự án nhằm phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp những dịch vụ công của PPP là những dự án nhằm thực hiện xây dựng, cải tiến, vận hành, kinh doanh, quản lý cho các công trình hạ tầng, cung cấp những dịch vụ công trên cơ sở mà hợp đồng đã được các bên ký kết.

Khái quát về mô hình PPP

Trong mô hình này, cung cấp dịch vụ cũng như tư nhân sẽ được nhà nước thiết lập với các tiêu chuẩn về bằng cách khuyến khích dựa vào cơ chế thanh toán theo chất lượng của dịch vụ. Đây chính là một hình thức hợp tác để có thể tối ưu hóa hiệu quả của đầu tư, cung cấp những dịch vụ công cộng có chất lượng cao, đồng thời cùng mang lại lợi ích cho cả nhân dân lẫn Nhà nước.

Mô hình PPP đang được Nhà nước áp dụng một cách rộng rãi ở thời điểm hiện nay. Chính phủ sẽ là cơ quan đại diện thiết lập những tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ.

Nhà đầu tư sẽ được chuyển giao quyền lợi từ Nhà nước sau khi trúng thầu, theo những mức độ trách nhiệm khác nhau. Mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho khối tư nhân sẽ là khác nhau dựa vào độ lớn của dự án.

Các doanh nghiệp tư nhân là nguồn tài trợ chính cho nguồn vốn của dự án, Nhà nước tham gia vào với nguồn vốn không quá 30% tổng mức đầu tư của dự án PPP. Bên cạnh đó thì sẽ có những trường hợp ngoại lệ do chính phủ quyết định.

2. Hợp đồng PPP

Có thể trên các trang báo hay những trang thông tin, người ta nhắc khá nhiều đến cụm từ này. Tuy nhiên thì không phải ai cũng có thể hiểu hợp đồng PPP là gì?

Hợp đồng PPP được biết đến là hợp đồng được Nhà nước và các đơn vị doanh nghiệp tư nhân muốn xin đấu thầu đầu tư bằng hình thức đối tác công tư. Đây là loại hợp đồng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và các nhà đầu tư tư nhân thực hiện dự án thông qua thảo luận, đặt các điều khoản và ký kết giữa hai bên. Mục tiêu chính của các dự án này chủ yếu là hướng tới đầu tư xây dựng những cái mới hoặc là cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng cũng như cung cấp dịch vụ công.

Hợp đồng PPP

Một số điểm đặc biệt của hợp đồng PPP:

- Cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân là hai chủ thể ký hợp đồng

- Hợp đồng là sự liên quan tới công trình kết cấu hạ tầng và dịch vụ công

Xem thêm: Các hình thức quản lý dự án được áp dụng phổ biến hiện nay

3. Những hình thức đầu tư của PPP

3.1. Hình thức PPP trên thế giới

5 hình thức PPP phổ biến đang được sử dụng trên thế giới hiện nay như sau:

- Mô hình: nhượng quyền khai thác (Franchise): đây là hình thức mà cấu trúc cơ sở hạ tầng cũng như dịch vụ công cộng sẽ được nhà nước xây dựng, sở hữu. Tư nhân sẽ được giao cho khai thác và công đoạn vận hành để họ có thể thu hồi vốn và lợi nhuận bằng cách đấu giá.

- Mô hình: xây dựng, vận hành, chuyển giao BoT (Build – Trade – Transfer):

Đây là hình thức khi công ty đấu thầu sẽ bỏ vốn ra để xây dựng khi trúng dự án, đồng thời cũng là chủ thể tài trợ và vận hành công trình. Chính phủ sẽ luôn cố gắng tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể thực hiện được các dự án khác nhau như việc xây dựng dự án trạm thu phí bot để có thể thu hồi vốn và lợi nhuận. Sau khi hết thời gian thực hiện dự án đã trúng thầu thì doanh nghiệp sẽ chuyển giao công trình này cho Nhà nước vận hành và quản lý.

- Mô hình: thiết kế, xây dựng, tài trợ và vận hành DBFO (tiếng Anh: Design – Build – Finance – Operate):

Ở hình thức này, các doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp đứng ra xây dựng, tài trợ cũng như vận hành công trình. Tuy nhiên, bản quyền công trình vẫn thuộc về quyền sở hữu của Nhà nước.

- Mô hình: xây dựng chuyển giao vận hành (Build – Transfer – Operate):

Nhà nước sẽ nhận được quyền sở hữu và vận hành ngay sau khi các doanh nghiệp trúng thầu đã xây dựng xong. Nhưng Chính phủ vẫn ưu tiên cho các doanh nghiệp này thực hiện các dự án khác để có thể thu hồi vốn và đầu tư. Bên cạnh đó thì chính phủ vẫn giữ quyền khai thác cho doanh nghiệp.

- Mô hình: xây dựng, sở hữu, vận hành (Build – Own – Operate):

Với hình thức này việc xây dựng công trình, sở hữu cũng như vận hành công trình sẽ do các công ty được thực hiện dự án đứng ra xây dựng.

3.2. Những hình thức PPP tại Việt Nam

Những hình thức PPP tại Việt Nam

Theo quyết định số 71/2024/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam sẽ thực hiện thí điểm theo mô hình công – tư.

- Đối với mục nguyên tắc                 

Trước hết, khi các doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án Nhà nước sẽ phải huy động vốn theo nguyên tắc “không để dẫn đến việc công nợ”. Để tham gia các dự án cũng như hợp đồng PPP thì các doanh nghiệp cần phải được phép hưởng vốn vay thương mại mà không có bảo lãnh của Chính phủ với mức tối đa là 70% phần vốn của các khu vực tư nhân.

Đồng thời phải đảm bảo 30% (ngưỡng tối thiểu) phần vốn của doanh nghiệp tư nhân tham gia so với mức vốn chủ sở hữu của nhà nước đầu tư trong dự án PPP.

Thứ hai là nguồn vốn của các doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước sẽ được đầu tư vào các dự án này. Đồng thời, các doanh nghiệp này cần phải có sự cạnh tranh dựa trên sự công bằng, minh bạch để có thể mang lại hiệu quả trong quá trình làm việc và mang kinh tế được nâng cao. Bên cạnh đó thì cách thức tiến hành dự án PPP cũng cần phải thực sự phù hợp với pháp luật của Nhà nước Việt Nam, với phong tục tập quán Việt Nam đồng thời của cả các thông lệ quốc tế có liên quan.

- Đối với lĩnh vực thí điểm đầu tư của Việt Nam theo hình thức PPP

Việt Nam hiện nay đã áp dụng hình thức PPP cho các lĩnh vực sau:

+ Giao thông đô thị

+ Đường bộ, hầm đường bộ, cầu đường bộ, bến phà đường bộ

+ Cảng hàng không, cảng sông, cảng biển

+ Đường sắt, hầm đường sắt, cầu đường sắt

+ Nhà máy điện, bệnh viện y tế

+ Hệ thống cung cấp nước sạch

+ Nhà máy xử lý chất thải bảo vệ môi trường

+ Dự án phát triển kết cấu hạ tầng và cung cấp dịch vụ công

3.3. Các hình thức PPP đang được thực hiện tại nước ta

Hai hình thức đang được ứng dụng phổ biến tại nước ta hiện nay là BOT và BOO
- Mô hình xây dựng, vận hành, chuyển giao BoT (Build – Trade – Transfer):

Đây là hình thức khi công ty đấu thầu sẽ bỏ vốn ra để xây dựng khi trúng dự án, đồng thời cũng là chủ thể tài trợ và vận hành công trình. Chính phủ sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện các dự án khác nhau như việc xây dựng dự án trạm thu phí bot để có thể thu hồi vốn và lợi nhuận. Sau khi hết thời gian thực hiện dự án đã trúng thầu thì doanh nghiệp sẽ chuyển giao công trình này cho Nhà nước vận hành và quản lý.

- Mô hình xây dựng, sở hữu, vận hành (Build – Own – Operate):

Với hình thức này các công ty được thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng công trình, sở hữu cũng như vận hành công trình.

Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết mô tả công việc quản lý dự án có gì đặc biệt?

3.4. Những quy định khác

Trong quyết định cũng có quy định rõ những quy định cụ thể về tiêu chí lựa chọn dự án, chi phí chuẩn bị đầu tư, thành lập tổ công tác liên ngành,...

Thực tiễn khi đưa PPP vào hoạt động tại Việt Nam

Giai đoạn 1994 – 2024 đã có 32 dự án đã được thực hiện theo mô hình PPP với tổng mức cam kết là 6,7 tỷ đô la. Trong đó thì hai mô hình BOT và BOO là chủ yếu. Viễn thông và điện là hai lĩnh vực đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất. Từ năm 1990 đến nay đã có khoảng 26 dự án thực hiện với hình thức BOT với tổng mức đầu tư là 128 nghìn tỷ đồng (Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới).

Năm 2024, tổng số dự án được đầu tư trực tiếp tại nước ngoài là 969 dự án, trong đó theo mô hình BOT, BT,BTO có 6 dự án chiếm 1% trên tổng số dự án mới cấp. Tuy nhiên, số lượng dự án cấp mới chiếm 55% so với số dự án như theo hình thức BOT, BTO, BT là 11 dự án, có thể nói là chiếm tỷ trọng cao nhất trong số tất cả các hình thức đầu tư. (Theo thống kê của Cục đầu tư nước ngoài Bộ kế hoạch và đầu tư)

Tổng số dự án PPP được đề xuất hiện nay là 186 dự án, gồm 165 dự án đề xuất từ UBND tỉnh/thành phố, 21 dự án đề xuất từ các bộ ngành. Trong đó lĩnh vực giao thông chiếm 30%, môi trường chiếm 25%, dịch vụ thương mại là 25%, năng lượng – y tế - nông nghiệp chiếm 20%, các lĩnh vực khác 5%.

Tuy nhiên, bên cạnh việc PPP là một đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế thì vẫn có tồn tại những khó khăn và thách thức:

- Hiện tại, khung mô hình PPP còn chưa thực sự hoàn thiện, chưa có dự luật về PPP, bên cạnh đó các văn bản hướng dẫn vẫn chưa đầy đủ.

- Cán bộ trực tiếp tham gia thực hiện dự án chưa được đào tạo bài bản về lĩnh vực PPP và cũng như kinh nghiệm về mô hình đầu tư này.

- Khả năng hỗ trợ của các nhà tài trợ, tổ chức tài chính và những nhà đầu tư nước ngoài đối với các dự án PPP tại Việt Nam bị hạn chế trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

- Do nguồn vốn đầu tư công bị hạn chế, gặp phải nhiều khó khăn trong phân bổ nguồn vốn nhà nước vào các dự án PPP.

Trên đây là những chia sẻ về PPP là gì. Mong rằng sau bài viết này, bạn đã có cái nhìn khách quan PPP – một trong những yếu tố quan trọng về việc thúc đẩy kinh tế của đất nước. Với tương lai của thế hệ trẻ như chúng mình, chúng ta hãy cần cố gắng để góp phần làm cho Viêt Nam ngày càng tốt đẹp hơn nhé. Chúc các bạn thành công.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem6247 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT