Hình thức đầu tư BOO là gì- sự kết hợp giữa nhà nước và tư nhân

Theo dõi work247 tại
Trần Hải Minh tác giả work247.vn Tác giả: Trần Hải Minh

Ngày đăng: 30-03-2024

So với các hình thức đầu tư thì BOO là hình thức đầu tư ra đời sau. Tuy nhiên cũng không còn là khái niệm xa lạ nhưng vẫn là miền đất hứa cho các nhà đầu tư. Dưới đây là những hiểu biết hữu ích về hình thức đầu tư BOO.

Việc làm cầu đường

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Khái quát về hình thức đầu tư BOO

1.1. Đầu tư là gì?

Đầu tư được hiểu theo nhiều nghĩa gắn với cả kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, đầu tư được sử dụng nhiều hơn trong lĩnh vực kinh tế. Theo nghĩa rộng, đầu tư là sử dụng các nguổn lực có sẵn để tiến hành các hoạt động nhằm mục đích thu lại kết quả cao hơn các nguồn lực đã bỏ ra, hay còn gọi là tạo lợi nhuận từ nguồn lực ban đầu. Nguồn lực có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động, trí tuệ, máy móc và công nghệ. Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sả vật chất, tài sản trí tuệ và các nguồn lực khác. Theo nghĩa hẹp, đầu tư là hoạt động sử dụng nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lại lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội.

hình thức đầu tư BOO

Các nguồn lực để sử dụng trong đầu tư được sở hữu rõ rầng của cá nhân, tổ chức hoặc thuộc sở hữu của nhà nước. Các chủ thể này chủ động điều hành dự án đầu tư từ khi khởi đầu đến xây dựng và đưa vào vận hành,

Xem thêm: Cách đầu tư bất động sản - Bí quyết vàng cho người mộng giàu

1.2. Hình thức đầu tư BOO

Có nhiều cách để đầu tư như thành lập tổ chức kinh tế, mua cổ phần, đầu tư theo hình thức hợp đồng, đầu tư thông qua mua cổ phiếu, qua quỹ đầu tư chứng khoán,...

Với hình thức đầu tư theo hợp đồng cũng được chia nhỏ hơn như hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT, hợp đồng BOO,…

Vậy hợp đồng BOO là gì và có đặc điểm gì khác so với các hình thức đầu tư hợp đồng khác?

Điểm giống ở các hình thức đầu tư công tư theo hợp đồng là chủ thể ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án; sau khi hoàn thành nhà đầu tư sẽ giao lại cho nhà nước trong thời gian quy định và được hưởng một số quyền.

Hầu hết ở các hình thức đầu tư theo hợp đồng, công trình thuộc quyền sở hữu của nhà nước, các nhà đầu tư sau khi hoàn thành công trình không có quyền sở hữu mà chỉ có quyền với công trình đó, ví dụ như quyền kinh doanh, quyền cung cấp dịch vụ, quyền quản lý. Nhưng đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng BOO, sau khi hoàn thành công trình thì nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án sẽ sở hữu và được quyền kinh doanh công trình trong một thời gian nhất định. Quyền sở hữu là quyền tối cao với tài sản bao gồm: quyền chiếm hữu, quyển sử dụng và quyền định đoạt.

Đối với tài sản của nhà nước, thực chất là tài sản chung không xác định chủ sở hữu cụ thể. Loại tài sản này thuộc sở hữu chung, do dân đóng góp và nhằm phục vụ mục đích công, phục vụ nhân dân. Vì vậy, nhà nước luôn đứng ra đại diện sở hữu nhằm đảm bảo quyền lợi chung của nhân dân, tránh tình trạng tham nhũng, sử dụng tài sản bừa bãi, không đúng mục đích và không vì cộng đồng.

Sau này, các công trình nhà nước được cổ phần hóa, tư nhân hóa thực chất là chuyển quyền quản lý, quyền sử dụng cho chủ thể khác nhằm quản lý tốt hơn, sử dụng tài sản một cách hiệu quả, thu hồi vốn và tạo ra lợi nhuận nhiều hơn từ tài sản cũ cũng như tận dụng phát huy cơ sở vật chất hạ tầng có sẵn. Với hình thức này, tư nhân, nhà đầu tư có quyền quản lý sử dụng nhưng nhà nước vẫn là chủ thể sở hữu.

Tuy nhiên với hình thức đầu tư BOO, nhà đầu tư được trao quyền sở hữu trao một thời gian nhất định gần với hình thức tư nhân hóa hoàn toàn. Đây là một sự khác biệt lớn với các hình thức khác. Ưu điểm lớn nhất của hình thức này là cho nhà đầu tư sự chủ động về nhiều mặt cũng như phát huy thế mạnh chuyên môn của mình trong lĩnh vực nhất định. Nhà đầu tư vừa được Nhà nước bảo hộ, tạo điều kiện đầu tư và tiến hành dự án lại có quyền sở hữu tối cao cùng sự chủ động gần như hoàn toàn với dự án của mình.

Đây là chính sách mở cửa và chuyên môn hóa knh tế của nhà nước. Nhà nước không trực tiếp đứng ra quản lý các công ty ngành nghề mà hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năng, có chuyên môn nhằm phát huy một cách hiệu quả nhất với các nguồn lực để tạo ra hiệu quả dự án đem lại lợi ích kinh tế tốt nhất. Điều này giúp sử dụng tối đa nguồn lực chung của nhà nước, của nhân dân.

Xem thêm: Việc làm xây dựng

2. Hợp đồng BOO

Hình thức đầu tư theo hợp đồng BOO là việc đầu tư giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư thông qua hợp đồng BOO.

Hợp đồng BOO được bắt nguồn từ Bild – Own – Operate nghĩa là hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để thực hiện dự án trong lĩnh vực cụ thể được ghi rõ trong hợp đồng.

2.1. Chủ thể của hợp đồng BOO

Chủ thể của hợp đồng BOO là cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các nhà đầu tư. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ký kết và thực hiện đối với dự án thuộc chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình hoặc dự án được Thủ tướng  Chính phủ giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

ký kết hợp đồng BOO

Các nhà đầu tư có đủ năng lực cũng như nguồn lực, đề xuất phương án thực hiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn sẽ là chủ thể còn lại của hợp đồng.

2.2. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể

Quyền và nghĩa vụ luôn đi đôi với nhau, quyền càng lớn thì nghĩ vụ càng nhiều. Quyền của chủ thể này là nghĩa vụ của chủ thể kia và ngược lại.

Nhà đầu tư có trách nhiệm cấp vốn, nhân lực xây dựng, thiết kế công trình xây dựng. Thứ hai là có nghĩa vụ vận hành công trình một cách hiệu quả. Đồng thời, nhà đầu tư cũng có quyền lợi rất lớn là quyền sử hữu tài sản được từ đó chủ động đề xuất phương án thực hiện, chủ động trong công tác xây dựng và hoàn thành. Sau khi công trình hoàn thành, nhà đầu tư được sở hữu công trình và quyền kinh doanh trong thời hạn nhất định.

Đối với nhà nước, nghĩa vụ là cấp phép, hỗ trợ trong việc đảm bảo, chấp thuận việc thực hiện dự án của nhà đầu tư và các điều khoản liên quan đến hình thức đầu tư và hợp đồng đã ký kết nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhà đầu tư có thể xây dựng và phát triển. Với những ưu đãi đưa ra thì nhà nước có quyền lựa chọn nhà đầu tư có phương án tốt nhất, chất lượng dự án đảm bảo nhất với chi phí hợp lý nhằm sử dụng nguồn lực chung một cách hiệu quả.

2.3. Thời hạn hợp đồng

Pháp luật chưa có quy định về thời hạn tiến hành hợp đồng BOO cũng như thời hạn sở hữu công trình của nhà đầu tư. Điều này là do các lĩnh vực có đặc thù riêng, các công trình tùy vào quy mô mô và kết cấu mà có thời gian tiến hành khác nhau và quy mô sử dụng nguồn lực vào dự án cũng khác nhau nên việc đưa ra một quy định về thời gian là vô cùng khó khăn với các nhà làm luật.

Tuy nhiên trong từng hợp đồng cụ thể, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư có thể giám định, tính toán thời gian phù hợp để đưa vào hợp đồng nhằm xác định thời hạn tiến hành phù hợp tránh việc kéo dài gây lãng phí và nhanh chóng đưa công trình vào sử dụng phục vụ đời sống đem lại hiệu quả tốt nhất.

2.4. Rủi ro

Rủi ro trong hợp đồng BOO hầu như thuộc về nhà đầu tư. Bởi lẽ trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà nước đã trao cho nhà đầu tư quyền sở hữu cũng như sự chủ động với dự án. Nhà đầu tư có quyền quyết định hoàn toàn với các vấn đề phát sinh từ dự án nên việc chịu trách nhiệm với các quyết định ấy là điều dễ hiểu.

Xem thêm: Việc làm cầu đường tại Hồ Chí Minh

3. Thực tiễn đầu tư hình thức hợp đồng BOO

Tuy không giới hạn về lĩnh vực của hợp đồng BOO nhưng trên thực tế hình thức đầu tư BOO lại tập trung trong ngành điện, nước, giao thông vận tải. Bởi Việt Nam đang là nước phát triển nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng là vô cùng quan trọng, được nhà nước đẩy mạnh và khuyến khích đầu tư để tạo nền tảng cho kinh tế phát triển. Các lĩnh vực này cũng là điều kiện thiết yếu của sản xuất, kinh doanh và đời sống. Kinh tế ngày càng phát triển, tốc độ thành lập công ty doanh nghiệp của Việt Nam vô cùng nhanh cũng như đời sống nhân dân ngày càng phát triển nên nhu cầu cơ sở vật chất hạ tầng từ các lĩnh vực này ngày càng cao.

Với ngành nước, Công ty CP Đầu tư tài chính Việt Thành Khởi công dự án BOO nhà máy nước Phú Ninh với tổng công suất 300 nghìn mét khối/ngày đêm, qua nhiều giai đoạn đầu tư. Từ 2024-2024 năng lực nhà máy có công suất 100 nghìn mét khối/ngày đêm; giai đoạn 2 (2024-2024) công suất 200 nghìn mét khối/ngày đêm. Đây là công trình đươc tỉnh Quảng Nam mong chờ với hy vọng cung cấp nước sinh hoạt và trồng trọt cho bà con nơi đây, hạn chế tình trạng hạn hán xảy ra hàng năm.

Ngành giao thông vân tải đang được nhà nước chú trọng vì nó thúc đẩy cả kinh tế và xã hội phát triển khiến cho việc đi lại giao thương được thuận lợi. Ngoài việc xây dựng những con đường huyết mạch, đảm bảo đi lại cho người dân thì việc thu phí cũng là một vấn đề sau khi công trình đường xá được hoàn thành. Vì vậy, dự án thu phí tự động không dừng được triển khai với 28 trạm trên toàn quốc thay thế cho các trạm thu phí truyền thống trước đây nhằm đảm bảo cho việc đi lại và tránh ách tắc trên các tuyến đường.

thành tựu từ hình thức đầu tư BOO

Ngoài những thành tựu đạt được thì hình thức đầu tư BOO có một số khó khăn khiến cho hình thức này chưa thật sự phổ biến và phát huy thế mạnh của nó. Do các dự án này lớn trong khi nguồn lực của các nhà tư còn hữu hạn. Đây chính là lí do khiến các nhà đầu tư e dè nhận các dự án BOO.

Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận các dự án từ hình thức BOO đã đem lại những thành tựu tích cực trong thời gian qua. Từ quy định đến thực tiễn là con đường dài, thực tiễn là cơ sở của quy định, quy định để phục vụ thực tiễn. Hình thức đầu BOO là hình thức hợp tác giữa cơ quan nhà nước và nhà đầu tư với sự chủ động của nhà đầu tư được tối ưu.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem3092 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT