Giám định là gì và những điều cần biết về giám định

Theo dõi work247 tại
Phạm Hường tác giả work247.vn Tác giả: Phạm Hường

Giám định là một ngành mang tính đặc thù đòi hỏi phải áp dụng khoa học kỹ thuật cao. Dưới nhiều hoàn cảnh và góc nhìn sẽ có những cách hiểu khác nhau về giám định. Vì vậy để biết giám định là gì và thấy được những góc nhìn đa dạng của chúng thì chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Hiểu biết chung về giám định

Giám định hiện nay được xem là ngành kinh doanh bởi tầm quan trọng của dịch vụ giám định không chỉ liên quan đến hàng hóa trong doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp con người, giám định trong nhiều trường hợp còn liên quan đến cả tính mạng con người.

Hiểu biết chung về giám định
Hiểu biết chung về giám định

Trong đó có hai loại hình giám định phổ biến nhất hiện nay là giám định tư pháp và giám định thương mại. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu xem 2 loại hình giám định này được hiểu như thế nào.

Trước hết về giám định tư pháp thì giám định tư pháp là giám định trong tố tụng dân sự. Đây là quá trình người giám định sử dụng các kiến thức, phương pháp khoa học - kỹ thuật, phương tiện nghiệp vụ để đưa ra kết luận chuyên môn về những vấn đề có liên quan đến hoạt động giải quyết các vụ việc dân sự. 

Việc giám định tư pháp được thực hiện theo ý kiến trưng cầu của người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định. Tất cả những bước trong quy trình giám định đều được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.

Còn đối với giám định thương mại thì đây là hoạt động đòi hỏi sự đầu tư lớn về cả cơ sở vật chất và chất lượng nhân sự. 

Giám định là việc kiểm tra một quá trình, sản phẩm, dịch vụ, việc lắp đặt, hoặc thiết kế của chúng để xác định sự phù hợp của các sản phẩm hay dịch vụ này so với những tiêu chí cụ thể hoặc với các yêu cầu chung đã được đặt ra trên cơ sở đánh giá chuyên nghiệp.

Các yêu cầu khắt khe của giám định
Các yêu cầu khắt khe của giám định

Quy trình trong công tác giám định phải đáp ứng rất nhiều những điều kiện khắt khe về trình độ chuyên môn, trang thiết bị phù hợp hay kỹ năng hành nghề của giám định viên và cơ sở giám định.

Nhìn chung cả hai loại hình giám định đều phải đáp ứng những tiêu chuẩn giám định khắt khe, đảm bảo thực hiện đúng quy trình giám định để có thể đưa ra kết luận giám định một cách chính xác và khách quan nhất.

Tin tuyển dụng: Việc làm thẩm định - giám thẩm định - quản lý chất lượng

2. Các loại hình giám định hiện nay

Như đã nói ở trên giám định theo quy định hiện nay bao gồm hai loại hình là giám định tư pháp và giám định thương mại.

2.1. Loại hình giám định tư pháp

Loại hình giám định này là lĩnh vực duy nhất cho đến nay được điều chỉnh bằng luật chuyên ngành.

Loại hình giám định tư pháp
Loại hình giám định tư pháp

Giám định tư pháp chỉ hoạt động trong phạm vi phục vụ cho tố tụng. Hệ thống của tổ chức giám định tư pháp được phân chia thành 2 nhóm:

- Thứ nhất là các tổ chức giám định tư pháp công lập. Các tổ chức này được thiết lập trên 3 lĩnh vực là giám định pháp y, giám định kỹ thuật hình sự và giám định pháp y tâm thần. Đây là những lĩnh vực có số vụ việc lớn nhất, phổ biến nhất trong hoạt động tố tụng. Những lĩnh vực này thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Y tế.

- Thứ hai là nhóm các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc. Người giám định theo vụ việc thuộc các lĩnh vực do bộ và các cơ quan ngang bộ quản lý. Những lĩnh vực được quản lý tại đây có thể kể đến như là: tài chính, văn hóa, xây dựng, thông tin và truyền thông, kế hoạch và đầu tư, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giao thông - vận tải, ngân hàng hay nông nghiệp.

2.2. Loại hình giám định thương mại

Vì loại hình giám định thương mại rất đa dạng với nhiều lĩnh vực khác nhau nên được quy định ở nhiều luật với nội dung. Tùy từng lĩnh vực khác nhau mà phạm vi quy định sẽ khác nhau.

Loại hình giám định thương mại
Loại hình giám định thương mại

Dịch vụ giám định hoạt động thương mại được hiểu là việc một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết nhằm xác định được tình trạng thực tế của hàng hóa, kết quả cung ứng dịch vụ, xem xét sự phù hợp của sản phẩm so với hợp đồng hoặc các tiêu chuẩn đã được công bố áp dụng bằng cách đánh giá kết quả đo, quan trắc, thử nghiệm và một số những nội dung khác. Quá trình này được thực hiện theo yêu cầu của khách hàng.

Về nội dung giám định thì người giám định sẽ tiến hành kiểm tra về các nội dung như giá trị hàng hóa, số lượng, xuất xứ hàng hóa, chất lượng bao bì, tiêu chuẩn vệ sinh, tổn thất, độ an toàn, phòng dịch, kết quả thực hiện dịch vụ, phương pháp cung ứng dịch vụ và một vài những nội dung khác tùy theo yêu cầu của khách hàng.

Để đáp ứng nhu cầu đa dạng trong hoạt động kinh doanh thì những tổ chức giám định thuộc loại hình này đã được hình thành và phát triển từ rất lâu.

Xem thêm: [Nhân viên QA là gì] Kiểm soát chất lượng, tạo sản phẩm tốt nhất

3. Những quy định chung khi giám định

Điều đầu tiên để có thể thực hiện giám định chính là phải có quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu đó cần được ghi rõ:

Những quy định chung khi giám định
Những quy định chung khi giám định

- Tên cơ quan trưng cầu giám định

- Họ và tên của người có thẩm quyền trưng cầu giám định

- Tên của tổ chức hoặc tên người được trưng cầu giám định

- Tên và các đặc điểm của đối tượng cần được giám định

- Những tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh kèm theo (nếu có)

- Nội dung yêu cầu giám định

- Thời gian tiến hành giám định và thời hạn đưa ra kết luận giám định.

Khi đã có quyết định trưng cầu giám định thì việc giám định mới được tiến hành và phải hoàn thành theo đúng thời gian quy định. Việc giám định được tiến hành tại cơ quan giám định với cả 2 loại hình giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án với loại hình giám định tư pháp.

Khi bắt đầu tiến hành giám định những người như người yêu cầu giám định, điều tra viên, kiểm sát viên đều có quyền tham dự nhưng cần phải báo cho người giám định biết trước.

Tiến hành giám định
Tiến hành giám định

Người giám định có quyền được tạo mọi điều kiện cần thiết trong việc tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định. Khi người giám định yêu cầu cung cấp những tài liệu cần thiết, những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định có ảnh hưởng đến việc đưa ra kết luận thì cần được đáp ứng.

Nếu như việc giám định vì bất kỳ lý do gì mà không không thể tiến hành theo đúng thời hạn thì cơ quan giám định hoặc người giám định phải thông báo ngay cho người yêu cầu giám định biết và trình bày rõ lý do.

Sau khi tiến hành giám định, những vấn đề được yêu cầu giám định sẽ được người giám định hoặc hội đồng giám định đưa ra kết luận. Trong bản kết luận phải nêu rõ các phần:

- Phần mở đầu cần ghi được thời gian, địa điểm tiến hành giám định, họ và tên người giám định, trình độ chuyên môn của người giám định, những người cùng tham gia khi tiến hành giám định, những tài liệu được cơ quan trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định cung cấp.

- Phần nội dung ghi rõ những tất cả những gì đã được giám định, các phương pháp được áp dụng khi giải quyết các vấn đề.

- Phần cuối cùng ghi rõ kết luận của bên giám định về vấn đề được yêu cầu. Kết luận giám định được gửi cho người hoặc cơ quan đã trưng cầu giám định trong vòng 24 giờ kể từ khi ra kết luận.

Qua bài viết bạn đã hiểu giám định là gì chưa? Với những chia sẻ của bài viết hy vọng bạn đã biết được các loại hình giám định và những quy định khi thực hiện chúng để phục vụ tốt nhất cho công việc, học tập hay đời sống hàng ngày của bạn.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1725 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT