Giám định viên là gì? Tổng quan, đánh giá về nghề giám định

Theo dõi work247 tại
Quỳnh Trang tác giả work247.vn Tác giả: Quỳnh Trang

Ngày đăng: 27-08-2024

Trong một số lĩnh vực khi tham gia vào hoạt động kinh tế cần phải đạt được tiêu chuẩn nhất định để thực hiện. Cần có một tổ chức chuyên trách về lĩnh vực giám sát, theo dõi khách quan, gồm những người làm thẩm định, giám định các vấn đề liên quan. Thử tìm hiểu xem giám định viên là gì, các công việc cần làm như thế nào trong phần tiếp theo của bài viết. Và cho ra nhận xết về việc làm giám định có khó không, điều kiện để trở thành giám định viên có gì đặc biệt.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Giám định viên là gì?

Giám định viên là người có sự hiểu biết, kiến thức sâu rộng trong chuyên ngành giám định mà người đó thực hiện. Giám định viên thực hiện các phương pháp kiểm định chất lượng, khối lượng, có yếu tốt ảnh hưởng lớn đế kết quả cuối cùng.

Giám định viên là gì?
Giám định viên là gì?

Nhân viên chuyên gia giám định hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến xe cơ giới, hàng hải, bảo hiểm, bồi thường... cần giám định. Nhiệm vụ của người giám định là kiểm tra, đánh giá một cách trực tiếp các ảnh hưởng, diễn biến có gì bất thường không, nguyên nhân cụ thể do đâu.

Việc giám định là công việc đánh giá vật thể sau khi một quá trình hoạt động, đánh giá về tổn thất, nguyên nhân sự cố. Khác với việc đánh giá chất lượng trước khi đi vào hoạt động như thẩm định. Công việc của người làm giám định có tính phức tạp, vất vả hơn các nghề quản lý chất lượng khác.

2. Vai trò của giám định viên

- Làm việc trong các lĩnh vực có tính bảo vệ, bảo hiểm, bồi thường, giám định viên cần phải xác định, đánh giá rủi ro tài sản, sức khỏe đã được ký kết hợp đồng từ trước. Trực tiếp giám định, tính toán giá trị, mức độ cho vật thể đó.

- Làm việc với bên thứ ba, đại diện quyền lợi, đòi lại lợi ích về các tổn thất về mảng bảo hiểm có sử dụng. Giám định trong lĩnh vực phát luạt bồi thường cần phải tham gia trực tiếp, đặt các câu hỏi, lời lẽ lý luận để lấy được thông tin hữu ích có liên quan.

Vai trò của giám định viên
Vai trò của giám định viên

- Giám định viên đưa ra ý kiên độc lập mang tính quyết định đến nhu cầu của người bị thiệt hại. Giám định làm việc có tính khách quan, dựa trên các chứng cứ rõ ràng, không bị phụ thuộc vào các yếu tố tình cảm, cá nhân nào.

- Tham mưu, tư vấn đưa ra có ý kiến, giải pháp cho đơn vị quản lý về các hình thức giám định, chỉ đạo công việc có liên quan. Mang đến những nhận định, các thức giảm quyết tương ứng được sự chấp nhận, hài lòng của những thành phần tham gia.

- Người làm giám định sử dụng các kiến thực chuyên ngành, phán đoán, định giá mang tính công minh là người ở giữa, đứng ra giải quyết vấn đề nảy sinh. Giám định viên góp phần cho đại diện về công lý, phương án bồi thường xứng đáng, có căn cứ rõ ràng.

Tin tuyển dụng: Việc làm chuyên viên thẩm định

3. Trách nhiệm của giám định viên

- Luôn phải có mặt tại hiện trường khi xảy ra vấn đề, trực tiếp góp mặt tại tình huống diễn biến phá sinh. Phải làm việc, đến nơi được chỉ thị của đơn vị cơ quan bất cứ lúc nào không có thời gian quy định trước. Giám định viên luôn phải sẵn sàng trong mọi tình huống, kịp thời xuất hiện để đưa ra nhận định hợp lý.

- Giám định viên đưa ra kết luận phải có căn cứ hợp pháp, hợp lý có thể nhìn thấy được từ các phía khác nhau. Phải chịu trách nhiệm với lời nói, hành động của mình, một số đơn vị giám định không đúng sự thật có thể bị xử lý theo quy định của bộ Luật Hình sự.

Trách nhiệm của giám định viên
Trách nhiệm của giám định viên

- Người làm giám định không có quyền tự quyết định vấn đề, việc làm, thoái thác trách nhiệm của mình. Phải có thuộc các diện đặc biệt, theo tiêu chuẩn quy định rõ ràng mới được ủy quyền, giao trách nhiệm cho người làm thay thế.

- Tại mỗi lĩnh vực cụ thể khác, có thể phải thực hiện một số công việc theo chuyên ngành, theo sự chỉ đạo của cấp trên đối với vị trí giám định viên. Công việc của giám định có tính bị động, phụ thuộc vào tình hình diễn ra ở các ngành khác nhau.

4. Điều kiện trở thành giám định viên

- Muốn trở thành giám định viên đầu tiên phải có kiến thức chắc chắn, được đào tạo bài bản từ các trung tâm giáo dục chuyên nghiệp. Tốt nghiệp chuyên ngành có liên quan đến lĩnh vực giám định.

- Có chứng chỉ nghiệp vụ về ngành nghề tham gia giám định, các loại chứng chỉ được cấp do cơ quan chức năng có thẩm quyền, từ các đơn vị uy tín trong và ngoài nước.

Yêu cầu đòi hỏi ở giám định viên
Yêu cầu đòi hỏi ở giám định viên

- Các kiến thức về nghiệp vụ chuyên ngành phải được xác minh, có quy định chặt chẽ với từng ngành. Vốn hiểu biết đa dạng kiến thức từ các trong chuyên ngành tham gia giám định.

- Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực giám định, đã trải qua nhiều năm kinh nghiệm trong việc giám định hoặc hành nghề lâu năm trong vai trò khác có liên quan đến giám định.

- Thành thạo các kỹ năng sử dụng thường xuyên như tin học văn phòng, giao tiếp đối ngoại. Có khả năng đàm phán, thương lượng với khách hàng nổi bật, lời nói mang tính thuyết phục có cơ sở.

Tiêu chuẩn giám định viên một số lĩnh vực pháp lý
Tiêu chuẩn giám định viên một số lĩnh vực pháp lý

- Chịu được áp lực công việc trong ngành giám định, luôn sẵn sàng đi xa trong mọi trường hợp điều kiện xấu, đảm bảo hoàn thành công việc kịp thời.

- Giám định viên những ngành có tính pháp luật, ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe của con người phải có các tiêu chuẩn cụ thể được pháp luật quy định rõ ràng.

Xem thêm: Những điều cần nên biết về giám định y khoa! Người lao động được hưởng lợi ích gì từ việc giám định y khoa

5. Làm giám định viên có khó không?

Trong mỗi lĩnh vực, ngành nghề đều có độ khó riêng và đòi hỏi người làm có những tính chất phù hợp với công việc. Việc làm giám định ở mỗi ngành lại có những quy định khác nhau, môi trường làm việc, đặc điểm lĩnh vực có tính phức tạp khác nhau.

Để trở thành một người làm nghề giám định chuyên nghiệp phải đạt được các tiêu chuẩn nhất định, có nhiều đòi hỏi hơn so với việc làm cùng ngành. Nghề giám định không phải ai cũng thực hiện được, ngoài trình độ chuyên môn còn phải có tố chất thích hợp.

Có thể nói công việc giám định có phần khó khăn và khó đạt được hơn so với các công việc khác, người làm nghề không chỉ cần những tố chất trong giám định mà phải thấu hiểu sau mặt chuyên môn. Có cái nhìn đa chiều, dưới nhiều góc độ mới có thể đưa ra nhận định đánh giá.

Trở thành giám định viên có khó không?
Trở thành giám định viên có khó không?

Yêu cầu về công việc giám định không cố đinh về thời gian, địa điểm hành nghề, lại cần tính chính xác và kịp thời. Giám định viên luôn phải gấp rút di chuyển đến các nơi được yêu cầu, bỏ qua các yếu tố về thời tiết, không gian, địa hình di chuyển.

Trong quá trình di chuyển đến nơi cần làm việc có thể gặp phải các mối nguy hại diễn ra xung quanh. Khi làm việc tại hiện trường thực tế cũng phải mang tính chất lượng, chuyên nghiệp, đảm bảo chiều lòng theo ý khách hàng hoặc phải điều tra bí mật một số trường hợp nhất định.

Làm việc giám định cần hoạt động độc lập, tự khai thác các thành phần diễn ra bên trong sự việc đòi hỏi người làm phải có chính kiến riêng. Những nhiệm vụ và yêu cầu cần phải thực hiện khá phức tạp, dẫn đến số ít người có thể hoạt động trong nghề giám định.

Độ khó của ngành nghề là có, nhưng thực tế vẫn có nhiều người làm được, trong các lĩnh vực theo yêu cầu khác nhau, dễ dàng hơn. Quyền lợi của giám định viên về lương bổng, phúc lợi rất hấp dẫn và có quyền pháp lý, quyền hành riêng trong các trường hợp cụ thể. Lợi ích này khiến cho nhiều người muốn tham gia vào hoạt động và thử sức trong nghề giám định.

Như vậy, giám định viên là người có vai trò ảnh hưởng quan trọng đến nhiều bên tham gia, có nghĩa vụ và trách nhiệm cao trong công việc. Trở thành giám định viên có độ khó cao và nhiều điều kiện tiêu chuẩn đi kèm, quyền lợi được hưởng hấp dẫn, tương xứng với công sức bỏ ra hành nghề giám định.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem3258 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT