Năng lực lãnh đạo quản lý là gì và các năng lực cần có ở nhà quản lý

Theo dõi work247 tại
Hà Ngọc Nhi tác giả work247.vn Tác giả: Hà Ngọc Nhi

Vai trò của các nhà lãnh đạo quản lý là rất lớn đối với sự phát triển của các doanh nghiệp. Vậy các nhà lãnh đạo cần có những năng lực gì để phát triển doanh nghiệp? Cùng mình đi tìm hiểu chi tiết xem năng lực lãnh đạo quản lý là gì và các năng lực cần có ở một nhà lãnh đạo quản lý giỏi nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Năng lực lãnh đạo quản lý được hiểu như thế nào?

Năng lực lãnh đạo quản lý là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong việc điều hành các doanh nghiệp và quản lý hệ thống nhân viên. Năng lực lãnh đạo quản lý có thể hiểu một cách đơn giản, dễ hiểu nhất là năng lực lãnh đạo kết hợp với năng lực quản lý trong cùng một chủ thể. Hai yếu tố đó tác động, hỗ trợ lẫn nhau trong việc tạo ra sự phát triển cho một công ty, doanh nghiệp.

Năng lực lãnh đạo quản lý là gì?
Năng lực lãnh đạo quản lý là gì?

Năng lực lãnh đạo, quản lý không phải là những kỹ năng có thể học trên sách vở mà nó được hình thành từ các công việc thực tế, từ việc trải nghiệm trong công việc sau đó tích lũy kinh nghiệm, tích lũy kiến thức và lâu dài nó trở thành một năng lực của các nhà lãnh đạo quản lý.

Năng lực lãnh đạo quản lý đóng một vai trò lớn trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Một nhà lãnh đạo có năng lực quản lý lãnh đạo tốt mới tạo ra được một môi trường làm việc tốt, tạo động lực cho nhân viên làm việc và cống hiến. Bên cạnh đó, đưa ra được các phương hướng giúp thúc đẩy cả tập thể cùng phát triển, tăng năng suất và hiệu quả trong công việc.

2. Những năng lực quản lý nào cần thiết đối với người lãnh đạo giỏi?

2.1. Tầm nhìn xa

Một người lãnh đạo khác với những nhân viên khác ở chỗ 1 nhân viên chỉ cần lo về công việc của một mình họ còn một nhà lãnh đạo sẽ phải quan tâm đến công việc của tất cả công ty, của mọi công nhân viên trong công ty. Chính vì vậy, người lãnh đạo phải luôn có khả năng nhìn xa, hoạch định công việc tốt để đưa ra những phương án, cách thức làm việc hiệu quả nhất cho mọi nhân viên, cho mọi bộ phận trong công ty.

Nhà lãnh đạo quản lý phải có tầm nhìn xa
Nhà lãnh đạo quản lý phải có tầm nhìn xa

Nhà lãnh đạo khác với nhân viên ở chỗ anh ta luôn phải định hướng công việc và đề phòng mọi rủi ro có thể xảy ra trong công việc để có thể đưa ra các phương án hữu hiệu nhất, đáp ứng được mọi vấn đề và không gây ảnh hưởng tới công việc, không gây ảnh hưởng tới cả một tập thế.

2.2. Khả năng lên kế hoạch

Người lãnh đạo phải là người luôn chuẩn bị các bước đi cho mỗi doanh nghiệp, công ty. Với khối lượng công việc vô cùng nhiều của các nhà lãnh đạo, đòi hỏi anh ta phải luôn sắp xếp và lên kế hoạch cho mọi công việc để không xảy ra việc thiếu xót cũng như các lỗi sai trong từng công việc. Lãnh đạo phải là người biết bao quát mọi công việc trong doanh nghiệp mới có thể lên kế hoạch chính xác nhất.

Một kế hoạch tốt là một kế hoạch phải luôn chính xác và chi tiết nhất để mang lại hiệu quả cao trong việc điều hướng, chỉ đạo công việc cho cả tập thể. Mỗi bản kế hoạch phải phù hợp với thực tế doanh nghiệp và thực tế năng lực của các nhân viên trong doanh nghiệp. Chỉ như vậy mới phát huy được hết giá trị của các bản kế hoạch.

Các năng lực cần có của nhà lãnh đạo quản lý
Các năng lực cần có của nhà lãnh đạo quản lý

2.3. Biết sử dụng nhân lực

Dù người lãnh đạo có chuyên môn và tài giỏi tới đâu cũng không thể tự mình làm tất cả các công việc trong một doanh nghiệp được. Vì vậy năng lực quan trọng của một nhà lãnh đạo giỏi là phải biết sử dụng và phân công nguồn nhân lực của doanh nghiệp hiệu quả nhất. Một nhà lãnh đạo biết “cách dùng người” là nhà lãnh đạo có khả năng nhìn nhận, đánh giá cấp dưới và phân công họ vào những công việc phù hợp nhất.

Nếu kỹ năng này của nhà lãnh đạo tốt, phân công được đúng người, đúng trách nhiệm thì sẽ tạo ra hiệu quả cao trong công việc, giảm bớt được các gánh nặng cho chính bản thân nhà lãnh đạo. Ví dụ như những người có khả năng ăn nói và kỹ năng tư vấn tốt thì nên để họ phụ trách về kinh doanh, những người cẩn thận, tỉ mỉ thì nên để họ lo những công việc liên quan đến giấy tờ, số liệu,…

2.4. Kỹ năng giao tiếp

Với một nhà lãnh đạo chắc hẳn sẽ hiểu được vai trò của các mối quan hệ có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển của doanh nghiệp. Và yếu tố quan trọng nhất trong việc tạo ra các mối quan hệ chính là kỹ năng giao tiếp tốt. Hơn nữa một nhà lãnh đạo sẽ phải luôn tham gia các cuộc họp và phát biểu trước toàn bộ nhân viên, vì vậy kỹ năng giao tiếp là điều không thể thiếu. Người lãnh đạo phải thành thạo giao tiếp bằng cả văn nói và văn viết mới có thể truyền đạt các phương hướng, định hướng công việc một cách dễ hiểu và thuyết phục cấp dưới nhất.

Nhà lãnh đạo quản lý phải có kỹ năng giao tiếp tốt
Nhà lãnh đạo quản lý phải có kỹ năng giao tiếp tốt

2.5. Biết chấp nhận mọi rủi ro

Thương trường cũng như chiến trường, đôi khi cũng cần phải có sự hy sinh mới có thể chạm đến vinh quang. Một người lãnh đạo giỏi phải là những người không sợ thất bại, đôi khi là chấp nhận mạo hiểm để giành lấy những thành tựu đáng kể cho cả tập thể.

Tuy nhiên, trọng trách của một nhà lãnh đạo cũng vô cùng lớn, đôi khi chỉ một sự thất bại sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến cả một tập thể. Vì vậy mỗi kế hoạch mạo hiểm đều cần phải có một sự tính toán kỹ lưỡng, đề phòng mọi phương án có thể xảy ra. Mọi sự chuẩn bị kĩ lưỡng của nhà lãnh đạo sẽ có thể làm giảm đi rủi ro và nâng cao hơn mức độ thành công của mỗi kế hoạch.

3. Nâng cao nâng lực quản lý bằng cách nào?

Cách nâng cao năng lực của nhà quản lý hiệu quả nhất
Cách nâng cao năng lực của nhà quản lý hiệu quả nhất

Năng lực của một nhà lãnh đạo không được viết ra trên sách vở, chỉ cần học là sẽ biết, năng lực của nhà lãnh đạo cũng không phải những nghiệp vụ, được người khác cầm tay chỉ lối. Năng lực thực sự của một nhà lãnh đạo là nhờ vào sự học hỏi, tích lũy, trau dồi, tích góp sau cả quãng thời gian làm việc và cống hiến. Để có thể phát triển và nâng cao năng lực của một lãnh đạo cần chú ý đến những điểm sau:

- Tăng sự gắn kết với nhân viên là yếu tố đầu tiên giúp các nhà lãnh đạo nâng cao được năng lực quản lý của mình. Trong công việc bạn có thể là người quả quyết khi đưa ra quyết định nhưng cũng cần là một người cởi mở và gắn kết với tập thể thì mới có thể tạo ra được tiếng nói của mình và từ đó mới nhận được sự đồng lòng, cống hiến hết sức của các nhân viên cấp dưới.

- Nâng cao kiến thức về công nghệ kỹ thuật hiện đại để áp dụng hiệu quả vào công việc điều hành, quản lý doanh nghiệp. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ như hiện nay, cũng đặt ra cho các nhà quản lý phải ngừng đổi mới, tư duy linh hoạt, thích ứng kịp thời để đưa doanh nghiệp ngày một phát triển hơn.

Làm thế nào để nâng cao năng lực cho nhà lãnh đạo quản lý?
Làm thế nào để nâng cao năng lực cho nhà lãnh đạo quản lý?

- Người lãnh đạo quản lý giỏi nào cũng cần phải không ngừng học hỏi và nạp thêm các tri thức. Các nhà lãnh đạo nên thường xuyên tham gia các khóa học về đào tạo chuyên môn, nâng cao các kỹ năng mềm, khả năng ngoại ngữ để phục vụ hiệu quả cho công việc.

- Nhà lãnh đạo cũng cần phải tích lũy thêm kinh nghiệm từ chính các công việc, lĩnh vực hiện tại để đưa ra các bài học cho bản thân, biết rút ra kinh nghiệm từ những sai lầm và tập trung phát huy, đẩy mạnh những kết quả, thành tựu đã đạt được trong công việc.

Hy vọng các thông trên đây đã giúp bạn hiểu được nâng lực lãnh đạo quản lý là gì và các năng lực cần có của một nhà lãnh đạo quản lý nhé.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem11120 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT