Có nên nhảy việc vì lương? Câu trả lời khiến bạn bất ngờ

Theo dõi work247 tại
Hoàng Thanh Vân tác giả work247.vn Tác giả: Hoàng Thanh Vân

Ngày đăng: 20-05-2024

Nhảy việc trong thời đại hiện nay quả thực đang là xu hướng rất phổ biến đối với rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ hiện nay. Vậy thì tại sao hiện tượng nhảy việc lại diễn ra nhiều đến vậy và bạn có nên nhảy việc vì lương hay không?

Mẫu CV xin việc

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Có nên nhảy việc vì lương không?

Bạn có nên nhảy việc vì lương hay là không?
Bạn có nên nhảy việc vì lương hay là không?

Nếu như các bạn đang có ý định nhảy việc với nhiều lý do khác nhau, trong đó có lý do vì lương lậu thì các bạn nên xem xét giữa các mặt vấn được nêu bật dưới đây để hiểu rõ hơn rằng có nên nhảy việc hay không nhé.

Nếu giả thiết đặt ra cho bạn rằng, bạn nhảy việc thì mức lương của bạn sẽ tăng thì bạn có nhảy việc vì lương hay không? Hiện tượng nhảy việc vì lương dường như đã trở thành trào lưu xuất hiện ở rất nhiều doanh nghiệp hiện nay. Điều đó đã gây ra không ít những hệ lụy không đáng có, khiến cho các doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực tài năng và cũng thúc đẩy thị trường việc làm rơi vào tình trạng ngã giá về mức tiền lương để cạnh tranh thu hút nhân tài.

Có thể bạn muốn biết: Mức lương mong muốn trong đơn xin việc

1.1. Bạn nên nhảy việc vì lương khi nào?

Thực tế trong xã hội hiện nay đang xảy ra tình trạng mức lương của nhân viên có thân niên làm việc lâu năm với một doanh nghiệp lại có mức lương thấp, dù cho họ đã cống hiến sức lực và trí lực cho doanh nghiệp rất lâu, thế như họ lại phải đối diện với tình trạng mức lương thấp dần đi so với những nhân viên mới vào.

Có nên nhảy việc vì lương? Nhảy việc vì lương khi nào?
Có nên nhảy việc vì lương? Nhảy việc vì lương khi nào?

Tại sao lại như vậy? Những nhân viên này trong quá trình làm việc, thời gian tăng lương của họ khá là cách xa nhau, đặc biệt rằng mỗi lần tăng lương thì mức lương đó lại trở nên tăng nhẹ nhàng đến bất ngờ, số tiền tăng lên cũng không đáng bao nhiêu cả, trong khi đó, nếu như họ quyết tâm rời bỏ công việc hiện tại để đầu quân cho doanh nghiệp khác thì chắc chắn những gì họ đang sở hữu lại chính là một trong những ưu điểm tuyệt vời mà các doanh nghiệp đang mơ ước.

Sở hữu kinh nghiệm lâu năm trong nghề, sở hữu bề dày kỹ năng và kiến thức có được trong quá trình làm việc... đó chính là những ưu điểm mà các doanh nghiệp cần, do đó khi ứng tuyển vào các doanh nghiệp khác với phong thái tự tin thì các nhân viên này sẽ được đề xuất mức lương khởi đầu cao, thậm chí là cao hơn mức lương hiện tại mà họ đang sở hữu tại doanh nghiệp, ngay cả khi họ đã được tăng lương rồi.

Nhảy việc vì lương khi mức lương của bạn không tương xứng với năng lực của bạn
Nhảy việc vì lương khi mức lương của bạn không tương xứng với năng lực của bạn

Ngoài ra, khi bạn đã có kinh nghiệm nhiều năm, bạn sẽ có cơ hội để ứng tuyển vào vị trí lãnh đạo, quản lý của một doanh nghiệp khác khi bạn nhảy việc. Các doanh nghiệp khi tuyển dụng sẽ tuyển những vị trí lãnh đạo, nếu bạn cảm thấy mình đủ tự tin về năng lực để đảm nhận vị trí đó với những gì mà bạn đang sở hữu thì bạn hãy nhanh chóng nhảy việc, ngay cả khi công việc hiện tại của bạn vẫn đang giữ bạn ở vị trí nhân viên.

Khi chức danh của bạn được xác lập trong đợt nhảy việc thành công thì bạn cũng sẽ có được mức lương cao hơn, không chỉ là mức lương cơ bản, lương khởi điểm mà còn có cả lương phụ cấp chức vụ và nhiều khoản lương hấp dẫn khác nữa.

Đọc thêm: Đề xuất tăng lương

1.2. Khi nào thì không nên nhảy việc vì lương?

Nhảy việc vì lương là điều mà không ai cấm cản bất cứ cá nhân nào, các nhân viên đều có thể nhảy việc vì lương, bởi suy cho cùng con người làm việc một phần mục đích là để kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình, tuy nhiên vẫn còn những khía cạnh khác ngoài giá trị tiền bạc và những điểm chừa khôn ngoan trong công việc.

Không nên nhảy việc vì lương khi nào?
Không nên nhảy việc vì lương khi nào? 

Có những người nhảy việc và đạt được thành công, nhưng cũng có những người nhảy việc vì không đạt được thành công, thậm chí là còn thất bại hơn cả công việc cũ này nữa. Rất nhiều người còn đắn đo, phân vân chưa dám nhảy việc là bởi vì họ không đủ tự tin và lo sợ sẽ không thể tìm được công việc nào tốt hơn công việc hiện tại.

Ngày nay, cơ hội việc làm có thể gọi là nhiều và cũng có thể là khó khăn, bởi vì xã hội ngày càng phát triển hơn thì đòi hỏi con người càng phải có trình độ nhiều hơn, mức độ cạnh tranh trong các công việc cũng rất cao.

Không ai có thể đảm bảo rằng các bạn sẽ nhận được một công việc tốt hơn và hoàn hảo hơn, cũng như mức lương cao hơn công việc hiện tại khi chuyển việc. Nhảy việc cũng chính là một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với mỗi người, để có thể nhảy việc thành công thì con người còn cần phải chuẩn bị rất kỹ càng về mọi mặt.

Do đó, nếu chỉ dựa vào lương mà các bạn đã vội vã đưa ra quyết định nhảy việc thì quả thực chưa xác đáng, các bạn nên xem xét mối tương quan khác về quá trình nhảy việc, trong đó các yếu tố cũng có tính quyết định cao đến sự nghiệp của bạn đó là môi trường làm việc, những cơ hội để thăng tiến trong công việc, tinh thần làm việc tại các môi trường làm việc của bạn...

Không nên nhảy việc vì lương khi bạn là nhân viên mới
Không nên nhảy việc vì lương khi bạn là nhân viên mới

Ngoài ra, có một điều rất đáng chú ý đó là rất nhiều nhà tuyển dụng dè chừng những người có thói quen nhảy việc, nếu như bạn là người thường xuyên nhảy việc, đặc biệt lại là nhảy việc vì lương thì chắc chắn bạn sẽ bị đánh giá là người không nghiêm túc làm việc, không yêu công việc, thứ bạn quan tâm chỉ là lương mà thôi, không ai đảm bảo được rằng khi bạn vào làm việc tại công ty của họ được thời gian ngắn biết đâu đó ở chỗ khác trả lương cao hơn thì bạn lại nhảy việc tiếp, khiến cho họ mất thời gian và công sức đào tạo, làm xáo trộn kế hoạch hoạt động của họ.

Xem thêm: Việc làm Kế toán

2. Những lời khuyên dành cho bạn khi có ý định nhảy việc

Nhảy việc cũng cần phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau, do đó bạn cần phải chuẩn bị thật tốt và nắm bắt được những thời điểm nào nên nhảy việc và những thời điểm nào không nên nhảy việc.

Sau đây là những lời khuyên bổ ích dành cho các bạn đang có ý định nhảy việc vì lương, mang tới những cơ hội để bạn thành công hơn trong công việc

Những lời khuyên dành cho bạn khi có ý định nhảy việc
Những lời khuyên dành cho bạn khi có ý định nhảy việc

2.1. Hãy chuẩn bị tốt mọi mặt trước khi nhảy việc

Các bạn đừng tưởng rằng trong hồ sơ xin việc của mình xuất hiện một list danh sách nhảy việc dài đằng đẵng là một điều đáng tự hào. Thay vì nhà tuyển dụng nhìn bạn dưới con mắt tài năng, làm nhiều việc, có nhiều kinh nghiệm, tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau thì họ sẽ nghĩ rằng bạn là một người dễ thay đổi, không có chủ kiến, không kiên định trong con đường sự nghiệp của mình.

Nhất là những bạn nào có quá khứ nhảy việc với những công việc ngắn hạn thì đó quả là một điều tai hại mà các nhà tuyển dụng muốn né thật nhanh. Do đó, bạn không nên ghi quá nhiều đầu việc mà bạn đã từng làm với thời gian ngắn hạn, hãy chuẩn bị tốt những công việc mà bạn ấn tượng, có thời gian gắn bó với bạn lâu dài và những lĩnh vực có liên quan tới công việc mà bạn đang ứng tuyển,

Đồng thời, hãy chuẩn bị về mặt kiến thức, những kỹ năng làm việc tại lĩnh vực mà bạn đang ứng tuyển để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn xứng đáng để nhận công việc đó và xứng đáng nhận được mức lương phù hợp mà họ đưa ra hoặc là do chính bạn đề xuất.

Có nên nhảy việc vì lương - Hãy chuẩn bị tốt mọi mặt trước khi nhảy việc
Có nên nhảy việc vì lương - Hãy chuẩn bị tốt mọi mặt trước khi nhảy việc

2.2. Ứng viên mới ra trường nên tránh nhảy việc

Đối với những sinh viên – là những đối tượng bấp bênh và thiếu ổn định nhất, do thiếu về mọi mặt, từ kỹ năng cho tới kinh nghiệm, đặc biệt đây là đối tượng nhiều lý tưởng hão huyền nhất, hay chán khi khó đạt được những lý tưởng to lớn mà họ vẽ ra trước đó.

Nếu họ cứ nhảy việc thường xuyên thì rõ ràng, khi bắt đầu tại một môi trường làm việc mới, gần như họ sẽ phải bắt đầu lại từ đầu, đồng thời họ sẽ phải đối diện với nhiều nguy cơ về tiền lương, thời gian thử việc không ngắn, mức lương họ nhận được không cao và không có kinh nghiệm cụ thể nào cả.

Không chỉ vậy, khi nhảy việc liên tục khi chưa có kinh nghiệm nhiều thì họ sẽ chưa kịp tích lũy kinh nghiệm cho mình thì đã chuyển sang một công việc mới, điều này ảnh hưởng lớn tới cơ hội thăng tiến của họ. Chẳng doanh nghiệp nào tuyển dụng người lãnh đạo thường xuyên nhảy việc mà lại không có kinh nghiệm làm việc cơ bản mà chưa nói gì tới kinh nghiệm lãnh đạo còn rất khó khăn.

Trong khoảng thời gian 5 – 6 năm mà bạn gắn bó với một doanh nghiệp, tất cả mọi thứ của doanh nghiệp, luồng công việc, các bộ phận và văn hóa, quy định... của doanh nghiệp, bạn đã nắm rõ trong tay, việc của bạn là phấn đấu từng ngày để sếp và đồng nghiệp công nhận năng lực của bạn chứ không phải là quãng thời gian bạn lo đi nhảy việc và lo thu xếp học hỏi các công việc mới.

Hãy chắc chắn rằng khi nhảy việc thì bạn đủ tự tin để có dược việc mới
Hãy chắc chắn rằng khi nhảy việc thì bạn đủ tự tin để có dược việc mới

Khi đó, bạn sẽ có cơ hội được thăng tiến lên những vị trí cao trong công ty, mang đến những mức lương hấp dẫn và con đường sự nghiệp tươi mới dành cho bạn.

Như thế, nếu như bạn muốn nhảy việc, bạn hãy đặt ra câu hỏi cho mình rằng mục đích nhảy việc của bạn là gì? Thực sự có nên nhảy việc vì lương hay không? Liệu rằng bạn đã đủ tự tin để có thể nhảy việc hay chưa? Trước khi đưa ra quyết định có nhảy việc hay không thì hãy nên cân nhắc những yếu tố quan trọng quyết định tới sự thành công trong sư nghiệp của bạn.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2291 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT