Công đoàn cơ sở là gì? Giải đáp thắc mắc về công đoàn cơ sở
Theo dõi work247 tạiNếu bạn là một thành viên của bất cứ tổ chức xã hội nào đó thì nhất định phải hiểu công đoàn cơ sở là gì. Hãy theo dõi nội dung bài viết để mở rộng hiểu biết cần thiết về công đoàn cơ sở nhé.
1. Khái niệm công đoàn cơ sở là gì?
Căn cứ vào Luật Công đoàn, có thể hiểu khái niệm công đoàn cơ sở như sau :
Công đoàn cơ sở chính là một tổ chức cơ sở của Công đoàn, ở đó có sự tập hợp của những người đoàn viên trong một số cơ quan, doanh nghiệp hay tổ chức. Công đoàn cơ sở được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận dựa vào quy định đến từ Điệu lệ Công đoàn Việt Nam và pháp luật Việt Nam.
Hiểu sâu hơn về các vấn đề xoay quanh công đoàn cơ sở sẽ mang đến cho chúng ta, những người lao động kiến thức cần thiết, cơ bản để có thể đảm bảo được quyền lợi lao động của chính bản thân mình. Vậy nên đọc tiếp những thông tin bên dưới là điều cần thiết dành cho bạn.
Xem thêm: Tổ chức công đoàn là gì?
2. Quyền và trách nhiệm của công đoàn cơ sở
Để nắm được quyền cũng như trách nhiệm của công đoàn cơ sở trong việc bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động, chúng ta sẽ cần phải căn cứ vào pháp luật. Tại điều 10 của Luật Công đoàn và Nghị định số 43 /2024/NĐ-CP về việc thi hành Điều 10 có nêu rõ như sau:
- Thứ nhất, công đoàn cơ sở sẽ hướng dẫn và tư vấn trực tiếp cho người lao động hiểu và nắm rõ quyền lợi, nghĩa vụ của mình khi kí kết và thực hiện hợp đồng lao động với doanh nghiệp, công ty.
- Thứ hai, công đoàn cơ sở sẽ nắm giữ vai trò của một đơn vị đại diện cho những người lao động. Với vai trò này, công đoàn sẽ trực tiếp đứng ra thương lượng và giám sát đối với việc thực hiện các thỏa ước về lao động tập thể.
- Thứ ba, tham gia vào các đơn vị sử dụng lao động nhằm xây dựng, giám sát các việc liên quan đến lao động như vấn đề thang lương, bảng lương, vấn đề về định mức lao động, quy chế trả lương cho lao động hay nội quy dành cho người lao động.
- Thứ tư, cùng đối thoại với các đơn vị có sử dụng lao động nhằm tiến đến mục tiêu có thể giải quyết tốt nhất các vấn đề về quyền lợi, nghĩa vụ của những người lao động trong doanh nghiệp.
- Thứ năm, Thường xuyên tổ chức các hoạt động tư vấn về pháp luật cho người lao động
- Thứ sáu, tham gia giải quyết tranh chấp lao động với các đơn vị có thẩm quyền giải quyết
- Thứ bảy, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại và giải quyết các trường hợp quyền lợi ích hợp pháp của người lao động không được đảm bảo.
Xem thêm: Hợp đồng không thời hạn là gì?
- Thứ tám, trở thành người đại diện cho tập thể những người lao động để đứng ra khởi kiện nếu người lao động bị xâm phạm lợi ích, quyền lợi hợp pháp. Đồng thời làm đại diện cho người lao động tại Tòa và được người lao động ủy quyền.
- Thứ chín, đại diện tham gia tố tụng đối với những vụ án về lao động, phá sản doanh nghiệp hay vụ án hành chính cho người lao động.
- Thứ mười, là người tổ chức, lãnh đạo hoạt động đình công của người lao động.
Như vậy có thể thấy các công đoàn cơ sở chính là một đại diện vô cùng gần gũi có mặt trong tất cả các vấn đề của người lao động. Họ sẽ luôn đứng ra để đại diện và bảo vệ cho người lao động. Nhưng còn rất nhiều vấn đề mà chính những người được bảo vệ ấy lại không nắm rõ về công đoàn cơ sở. Đó là lý do quan trọng để tất cả chúng ta phải đọc thật kỹ các thông tin bên dưới đây.
Việc làm công chức - viên chức
3. Những điều cần biết về công đoàn cơ sở ở trong các doanh nghiệp
3.1. Thành lập công đoàn cơ sở có bắt buộc hay không?
Tại Điều số 7 đưa ra trong bộ Luật Công đoàn ban hành vào năm 2024 có quy định rõ ràng về hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam. Theo đó, hệ thống Công đoàn sẽ gồm có các tổ chức sau: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các công đoàn ở các cấp. Trong hệ thống này, công đoàn cơ sở được tổ chức trong doanh nghiệp, đơn vị và tổ chức ở toàn bộ các địa điểm, đơn vị có sử dụng người lao động. Vậy liệu điều này có phải là điều bắt buộc hay không ?
Chúng ta hãy cùng căn cứ vào Điều 6 của Luật Công đoàn 2024 để tìm câu trả lời. Tại điều này có nêu rõ, công đoàn cơ sở được lập ra một cách hoàn toàn tự nguyện, Trong các hoạt động của mình, tổ chức doanh nghiệp đều xây dựng công đoàn đi theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Như vậy có nghĩa là việc một doanh nghiệp, công ty có thành lập công đoàn cơ sở hay không là do sự tự nguyện chứ đó không phải là nghĩa vụ cần phải thực hiện.
Xem thêm: Việc làm chuyên viên tư vấn luật
Tuy nhiên việc mỗi một công ty, doanh nghiệp có thể tổ chức thành lập công đoàn cơ sở làm đại diện cho người lao động được xem là điều rất cần thiết và quan trọng lý do xuất phát từ việc chúng ta không thể lấy được tất cả ý kiến của người lao động bất cứ khi nào, nhất là các công ty có nhiều nhân lực.
Khi đó, công đoàn cơ sở chỉ tổng hợp lại các ý kiến và đại diện nêu ra toàn bộ ý kiến của người lao động. Không những thế, công đoàn cơ sở sẽ thay người lao động bảo vệ các quyền lợi, lợi ích chính đáng của người lao động để họ yên tâm làm việc cũng như cống hiến cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Kinh phí công đoàn là gì?
3.2. Những điều kiện thành lập công đoàn cơ sở
Có hai điều kiện tiên quyết để các công đoàn cơ sở được thành lập, căn cứ vào Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ, 2 điều kiện cụ thể bao gồm :
- Phải có ít nhất 5 người đoàn viên công đoàn hoặc là có ít nhất 5 người lao động đâm đơn tự nguyện gia nhập vào Công đoàn Việt Nam.
- Có tư cách pháp nhân.
Ở một vài trường hợp khác, các cơ quan, doanh nghiệp và đơn vị được phép thành lập công đoàn cơ sở ghép với điều kiện như sau :
- Thứ nhất là các doanh nghiệp đó cần phải có đầy đủ tư cách pháp nhân và có dưới 20 đoàn viên hoặc người lao động tự nguyện gia nhập vào công đoàn.
- Thứ hai là những doanh nghiệp có hơn 20 người đoàn viên hoặc người lao động tự nguyên tham gia công đoàn tuy nhiên không có tư cách pháp nhân hoặc là có tư cách pháp nhân nhưng không đầy đủ.
- Thứ ba là các công ty đắp ứng đầy đủ các điều kiện gồm có sự hoạt động của các đoàn viên, những người mang tư cách pháp nhân thế nhưng lại có chung chủ sở hữu hoặc ở họ ở chung trong cùng một ngành nghề và cùng làm trong một lĩnh vực thuộc một địa bàn đó nếu như tự nguyện liên kết thì sẽ thành lập nên công đoàn cơ sở.
Khi công đoàn cơ sở được tổ chức đi vào hoạt động thì đồng nghĩa các đoàn viên/ người lao động sẽ phải thực hiện những nghĩa vụ, trách nhiệm của mình với công đoàn cơ sở. Trong đó có việc đóng phí. Vậy mức đóng phí công đoàn của người lao động như thế nào? Chi phí cần đóng góp có gây ảnh hưởng đến việc người lao động gia nhập công đoàn hay không?
Xem thêm: Việc làm luật pháp lý tại Hà Nội
3.3. Tìm hiểu mức đóng phí công đoàn
3.3.1. Mức phí cần đóng đối với doanh nghiệp
Mặc dù theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp không bị bắt buộc phải đóng phí thành lập công đoàn thế nhưng các doanh nghiệp vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đóng phí công đoàn vào mỗi tháng và đóng cùng với thời điểm mà doanh nghiệp đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Điều này được quy định cụ thể ở Điều số 5 của Nghị định số 191/2024/NĐ-CP. Các doanh nghiệp cần đóng phí công đoàn với mức chi phí bằng 2% ở trong quỹ tiền lương được doanh nghiệp lấy làm căn cứ cho việc đóng Bảo hiểm xã hội đối với người lao động ở tại trong doanh nghiệp. Nếu như doanh nghiệp đóng chậm thời gian quy định hoặc đóng không đúng mức phí, đóng không đầy đủ số người lao động nằm trong diện cần phải đóng thì doanh nghiệp đó sẽ phải bị phạt tiền từ 12 đến 15% tổng số tiền cần đóng phí công đoàn ở chính thời điểm lập biên bản nhưng không quá 75 triệu VNĐ.
Xem thêm: Việc làm chuyên viên pháp lý
3.3.2. Mức chi phí cần phải đóng đối với những người lao động là đoàn viên
Việc đóng đoàn phí cũng chính là một nhiệm vụ quan trọng nhất định phải thực hiện của mỗi người đoàn viên. Nhiệm vụ này được thực hiện đều đặn mỗi tháng và mức chi phí cần đóng góp sẽ là 1% tiền lương, đóng tối đa chỉ bằng 10% so với mức lương cơ sở. Hiện tại thì mức lương cơ sở của mỗi đoàn viên là 1,49 triệu đồng mỗi tháng.
Trong trường hợp việc thanh toán phí không tuân thủ đúng quy định: liên tục trong khoảng thời gian 6 tháng, hoặc nếu có gián đoạn trong việc thanh toán mà không có lý do chính đáng, đều sẽ bị xử lý kỷ luật theo hướng dẫn tại địa chỉ URL: Hướng dẫn số 238/HD – TLĐ.
Xem thêm: Việc làm luật pháp lý tại HCM
3.4. Quyền lợi của người lao động khi gia nhập vào công đoàn
Trong luật Lao động có nêu rõ quan hệ lao động cần phải được xây dựng dựa theo nguyên tắc thiện chí, tự nguyện, bình đẳng và hợp tác tôn trọng lẫn nhau về quyền cũng như các lợi ích hợp pháp thế nhưng có một thực trạng đáng buồn vẫn đang được diễn ra đó chính là người lao động luôn bị coi là bên yếu thế hơn ở trong mối quan hệ này.
Chính vì thế, sự xuất hiện của công đoàn chính là để giúp người lao động có thể được bảo vệ về những quyền – lợi ích hợp pháp, chính dáng của mình khi đã gia nhập vào công đoàn cơ sở.
Xem thêm: Việc làm nhân sự
Những quyền lợi của người đoàn viên công đoàn cũng đã được pháp luật nêu và quy định rõ tại Điều số 18 ngay tại Luật Công đoàn ban hành vào năm 2024, đồng thời cũng được đưa ra trong Nghị định số 43/2024/NĐ – CP. Căn cứ vào hai điều luật này, những đoàn viên/ người lao động tham gia vào công đoàn cơ sở sẽ được thực hiện những quyền lợi sau đây:
- Đoàn viên có thể yêu cầu phía công đoàn đứng ra làm đại diện khi bị xâm phạm vào quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình.
- Được nhận thông tin, được tham gia thảo luận và đề xuất cũng như đưa ra ý kiến biểu quyết công việc trong công đoàn. Không những vậy, đoàn viên còn được thông tin rõ ràng về các chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng, của pháp luật có liên quan đến người lao động, đến công đoàn và đến các quy định của công đoàn.
- Đoàn viên còn được tự do ứng cử, bầu cử và đề cử các cơ quan tham gia làm lãnh đạo công đoàn, được chất vấn đối với cán bộ lãnh đạo của công đoàn. Đồng thời đoàn viên sẽ được đưa ra những kiến nghị để xử lý và kỷ luật những người cán bộ trong công đoàn đã sai phạm quy chế chung.
Không những thế, người đoàn viên còn được công đoàn đưa ra những tư vấn rõ ràng về pháp lý, được nhận những sự trợ giúp pháp lý về lao động, công đoàn.
- Người lao động trong công đoàn cơ sở được nhận sự hướng dẫn giúp đỡ trong vấn đề tìm việc làm, trong quá trình học nghề. Khi có vấn đề cá nhân như ốm đau hay lúc gặp phải hoàn cảnh khó khăn thì người lao động cũng sẽ được thăm hỏi và giúp đỡ từ đoàn thể công đoàn cơ sở. Đó là những chế độ vô cùng nhân văn sẽ khiến cho người lao động luôn cảm thấy ấm áp tình người, cũng là một trong những ý nghĩa vô cùng đẹp mà công đoàn cơ sở mang đến cho người lao động.
- Khi tham gia vào hoạt động công đoàn, người lao động trở thành đoàn viên còn được tham gia vào rất nhiều hoạt động văn hóa và du lịch. Nói về vấn đề này, công đoàn là đơn vị có thể tổ chức tốt nhất cho các thành viên ở trong công đoàn.
- Đề xuất ý kiến với công đoàn và đưa ra những kiến nghị đối với cơ quan, với tổ chức, doanh nghiệp trong việc thực hiện các chính sách và chế độ, thực hiện các chính sách pháp luật đối với người lao động.
Với những chia sẻ trong bài viết này, các bạn có thể hoàn toàn nhận nắm bắt những thông tin quan trọng về công đoàn cơ sở là gì. Đó là việc hết sức cần thiết để các bạn biết rằng bạn luôn được bảo vệ bởi một tổ chức xã hội. Nhưng bạn cũng cần trở thành một thành viên tích cực, luôn thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của bản thân minh, có như vậy mới có thể góp phần xây dựng một tập thể công đoàn đoàn kết và vững mạnh.
2177 0